Nhện quăng lưới
Theo BBC, nhện quăng lưới dùng tơ làm vũ khí săn mồi. Chúng dễ dàng bao vây con mồi chỉ với một tấm lưới tơ và chuyển động nhanh như chớp. Những nạn nhân kém may mắn của chúng bao gồm bướm đêm, kiến và các loài nhện khác. Nhện săn mồi chuẩn bị bẫy một cách kỹ càng. Nó lưu lại phân của mình trên mặt đất làm điểm đích, dùng chân trước giữ lưới rồi treo mình trên một sợi tơ nằm chờ. Khi thấy con mồi đi ngang qua, nó kéo căng lưới và lao đến với tốc độ rất nhanh. Ngay khi sa lưới, con mồi bị cắn chết và quấn tơ xung quanh, chờ kẻ săn mồi đến thưởng thức. Ảnh: Alamy Stock Photo.
Nhện quăng lưới
Theo BBC, nhện quăng lưới dùng tơ làm vũ khí săn mồi. Chúng dễ dàng bao vây con mồi chỉ với một tấm lưới tơ và chuyển động nhanh như chớp. Những nạn nhân kém may mắn của chúng bao gồm bướm đêm, kiến và các loài nhện khác. Nhện săn mồi chuẩn bị bẫy một cách kỹ càng. Nó lưu lại phân của mình trên mặt đất làm điểm đích, dùng chân trước giữ lưới rồi treo mình trên một sợi tơ nằm chờ. Khi thấy con mồi đi ngang qua, nó kéo căng lưới và lao đến với tốc độ rất nhanh. Ngay khi sa lưới, con mồi bị cắn chết và quấn tơ xung quanh, chờ kẻ săn mồi đến thưởng thức. Ảnh: Alamy Stock Photo.
Cá ếch
Cá ếch là sinh vật có hình dáng kỳ lạ. Chúng dùng vây trên cơ thể làm mồi nhử. Phần phụ này trông giống một búi giun ngọ nguậy có khả năng tự mọc trở lại nếu bị đứt. Một khi phát hiện ra con mồi, nó sẽ cử động phần phụ này để lừa nạn nhân bơi đến gần miệng. Đợi con mồi bơi vào trong vùng kiểm soát, cá ếch sẽ há rộng miệng và hút con mồi. Ảnh: Nigel Bean/naturepl.com.
Cá ếch
Cá ếch là sinh vật có hình dáng kỳ lạ. Chúng dùng vây trên cơ thể làm mồi nhử. Phần phụ này trông giống một búi giun ngọ nguậy có khả năng tự mọc trở lại nếu bị đứt. Một khi phát hiện ra con mồi, nó sẽ cử động phần phụ này để lừa nạn nhân bơi đến gần miệng. Đợi con mồi bơi vào trong vùng kiểm soát, cá ếch sẽ há rộng miệng và hút con mồi. Ảnh: Nigel Bean/naturepl.com.
Đom đóm
Đom đóm sống trong môi trường ẩm tối như hang động và có khả năng tự phát sáng. Ấu trùng đom đóm phát sáng từ các đốt cuối bụng giống những ngọn đuốc nhỏ xíu có tác dụng thôi miên. Khi lao về phía ánh sáng xanh này, côn trùng sẽ bị vướng vào những sợi dây lơ lửng mà đom đóm giăng sẵn. Ngay sau đó, đom đóm kéo dây tơ và nuốt chửng con mồi. Ảnh: Solvin Zankl/naturepl.com.
Đom đóm
Đom đóm sống trong môi trường ẩm tối như hang động và có khả năng tự phát sáng. Ấu trùng đom đóm phát sáng từ các đốt cuối bụng giống những ngọn đuốc nhỏ xíu có tác dụng thôi miên. Khi lao về phía ánh sáng xanh này, côn trùng sẽ bị vướng vào những sợi dây lơ lửng mà đom đóm giăng sẵn. Ngay sau đó, đom đóm kéo dây tơ và nuốt chửng con mồi. Ảnh: Solvin Zankl/naturepl.com.
Tôm đớp mồi
Vũ khí chết người của tôm đớp mồi hay còn gọi là tôm súng lục, là chiếc càng có kích thước lớn có thể gây ra sóng xung kích làm con mồi bất tỉnh. Khi chúng kẹp càng lại, một tia nước bắn ra, kéo theo đó là bong bóng. Khi bong bóng vỡ, người ta thấy một tia sáng lóe lên, gọi là "hiện tượng phát quang của tôm". Thời điểm bong bóng vỡ là lúc áp suất và nhiệt độ bên trong rất lớn. Tiếng đớp mồi đặc trưng của loài giáp xác này cũng xuất phát từ tiếng bong bóng vỡ. Ảnh: Underwater Imaging/Alamy Stock Photo.
Tôm đớp mồi
Vũ khí chết người của tôm đớp mồi hay còn gọi là tôm súng lục, là chiếc càng có kích thước lớn có thể gây ra sóng xung kích làm con mồi bất tỉnh. Khi chúng kẹp càng lại, một tia nước bắn ra, kéo theo đó là bong bóng. Khi bong bóng vỡ, người ta thấy một tia sáng lóe lên, gọi là "hiện tượng phát quang của tôm". Thời điểm bong bóng vỡ là lúc áp suất và nhiệt độ bên trong rất lớn. Tiếng đớp mồi đặc trưng của loài giáp xác này cũng xuất phát từ tiếng bong bóng vỡ. Ảnh: Underwater Imaging/Alamy Stock Photo.
Nhện thòng lọng
Nhện thòng lọng săn mồi bằng những cái bẫy lợi hại trông như thòng lọng tơ. Trong suốt thời gian săn mồi, chúng dùng một chân giữ bẫy và luôn trong tư thế sẵn sàng quăng bẫy. Không chỉ vậy, nhện cái có thể bắt chước tín hiệu mà bướm đêm cái phát ra để thu hút bướm đêm đực. Khi nhện cảm nhận được chuyển động đập cánh của một con bướm đêm đang bay tới, nó sẽ tạo bẫy và sẵn sàng bắt mồi. Ảnh: Wordpress.
Nhện thòng lọng
Nhện thòng lọng săn mồi bằng những cái bẫy lợi hại trông như thòng lọng tơ. Trong suốt thời gian săn mồi, chúng dùng một chân giữ bẫy và luôn trong tư thế sẵn sàng quăng bẫy. Không chỉ vậy, nhện cái có thể bắt chước tín hiệu mà bướm đêm cái phát ra để thu hút bướm đêm đực. Khi nhện cảm nhận được chuyển động đập cánh của một con bướm đêm đang bay tới, nó sẽ tạo bẫy và sẵn sàng bắt mồi. Ảnh: Wordpress.
Sâu nhung
Sâu nhung (onychophora) là sinh vật giống sâu bướm có hình dáng bắt mắt với chiếc áo khoác điểm vẩy mềm mại như nhung. Chúng sống trong rừng ở nam bán cầu và xích đạo. Sâu nhung có họ hàng với động vật chân đốt (ngành động vật bao gồm nhện, giáp xác và côn trùng) nhưng tiến hóa hơn về mặt giải phẫu. Sâu nhung bắt mồi bằng cách tiết ra chất nhờn từ một tuyến nằm hai bên thành bụng ở khoảng cách 30 cm. Sau đó, chúng đớp lấy con mồi đã bị tê liệt, làm mềm bằng nước bọt rồi nuốt chửng. Ảnh: FLPA/Alamy Stock Photo.
Sâu nhung
Sâu nhung (onychophora) là sinh vật giống sâu bướm có hình dáng bắt mắt với chiếc áo khoác điểm vẩy mềm mại như nhung. Chúng sống trong rừng ở nam bán cầu và xích đạo. Sâu nhung có họ hàng với động vật chân đốt (ngành động vật bao gồm nhện, giáp xác và côn trùng) nhưng tiến hóa hơn về mặt giải phẫu. Sâu nhung bắt mồi bằng cách tiết ra chất nhờn từ một tuyến nằm hai bên thành bụng ở khoảng cách 30 cm. Sau đó, chúng đớp lấy con mồi đã bị tê liệt, làm mềm bằng nước bọt rồi nuốt chửng. Ảnh: FLPA/Alamy Stock Photo.
Mèo rừng đốm
Mèo rừng đốm sử dụng khả năng bắt chước để thu hút con mồi là các loài linh trưởng ở rừng Amazon. Năm 2009, một nhóm các nhà nghiên cứu làm việc ở Brazil phát hiện một con mèo rừng đốm phát ra âm thanh giống như tiếng kêu của khỉ tamarin gần bầy linh trưởng. Một vài con trong bầy khỉ tamarin tiến về phía tiếng kêu. Nhưng khi con mèo rừng nhảy xổ ra từ chỗ ẩn nấp, con khỉ đứng gác vội phát ra tiếng kêu báo động giúp bầy khỉ có thời gian tẩu thoát. Theo các nhà nghiên cứu, chiến thuật của mèo rừng dù không thành công nhưng rất hiệu quả trong việc thu hút con mồi. Ảnh: Carver Mostardi/Alamy Stock Photo.
Mèo rừng đốm
Mèo rừng đốm sử dụng khả năng bắt chước để thu hút con mồi là các loài linh trưởng ở rừng Amazon. Năm 2009, một nhóm các nhà nghiên cứu làm việc ở Brazil phát hiện một con mèo rừng đốm phát ra âm thanh giống như tiếng kêu của khỉ tamarin gần bầy linh trưởng. Một vài con trong bầy khỉ tamarin tiến về phía tiếng kêu. Nhưng khi con mèo rừng nhảy xổ ra từ chỗ ẩn nấp, con khỉ đứng gác vội phát ra tiếng kêu báo động giúp bầy khỉ có thời gian tẩu thoát. Theo các nhà nghiên cứu, chiến thuật của mèo rừng dù không thành công nhưng rất hiệu quả trong việc thu hút con mồi. Ảnh: Carver Mostardi/Alamy Stock Photo.
Ngọc Anh