Khi nhậm chức năm 1895, tổng thống Ecuador Eloy Alfaro thông báo rằng một tuyến đường sắt mới sẽ được xây dựng nối liền thành phố biển Guayaquil với thủ đô Quito. Tuyến đường xuyên qua các vùng đồi núi và có những khúc rất nguy hiểm vì kế bên là vực sâu thăm thẳm.
Khi nhậm chức năm 1895, tổng thống Ecuador Eloy Alfaro thông báo rằng một tuyến đường sắt mới sẽ được xây dựng nối liền thành phố biển Guayaquil với thủ đô Quito. Tuyến đường xuyên qua các vùng đồi núi và có những khúc rất nguy hiểm vì kế bên là vực sâu thăm thẳm.
Nhiều người cho rằng dãy Andes khi đó không thể bị “khuất phục” bởi một tuyến đường sắt. Dù xảy ra các cuộc biểu tình và không được khuyến khích, tổng thống Alfaro vẫn thuê hai đội kỹ sư Mỹ và giao nhiệm vụ xây “tuyến đường ray khó nhất thế giới”.
Nhiều người cho rằng dãy Andes khi đó không thể bị “khuất phục” bởi một tuyến đường sắt. Dù xảy ra các cuộc biểu tình và không được khuyến khích, tổng thống Alfaro vẫn thuê hai đội kỹ sư Mỹ và giao nhiệm vụ xây “tuyến đường ray khó nhất thế giới”.
Sau đó, Ecuador đã tự thành lập công ty đường sắt Guayaquil và Quito. Tuyến đường sắt lịch sử bắt đầu được xây dựng từ năm 1899.
Xây đường ray tàu hỏa trên vùng núi cao không hề là một công việc đơn giản. Các cơn địa chấn xảy ra thường xuyên, mưa lớn, báo đốm, rắn độc, bệnh sốt rét, bệnh lỵ và sốt vàng da làm gián đoạn quá trình làm đường.
Sau đó, Ecuador đã tự thành lập công ty đường sắt Guayaquil và Quito. Tuyến đường sắt lịch sử bắt đầu được xây dựng từ năm 1899.
Xây đường ray tàu hỏa trên vùng núi cao không hề là một công việc đơn giản. Các cơn địa chấn xảy ra thường xuyên, mưa lớn, báo đốm, rắn độc, bệnh sốt rét, bệnh lỵ và sốt vàng da làm gián đoạn quá trình làm đường.
Vấn đề kỹ thuật cũng là một trong những thử thách lớn nhất khi làm tuyến đường này. Một vách đá lớn và dốc tên là Devil’s Nose (Mũi Quỷ Dữ) hay Nariz del Diablo, nằm giữa hai thị trấn Alausi và Sibambe. Để có thể qua được vách đá cao 800 m này, các kỹ sư đã phải làm đường sắt kiểu ziczac và có những đoạn chuyển đường ray cho phép tàu hỏa có thể dần dần lên dốc.
Vấn đề kỹ thuật cũng là một trong những thử thách lớn nhất khi làm tuyến đường này. Một vách đá lớn và dốc tên là Devil’s Nose (Mũi Quỷ Dữ) hay Nariz del Diablo, nằm giữa hai thị trấn Alausi và Sibambe. Để có thể qua được vách đá cao 800 m này, các kỹ sư đã phải làm đường sắt kiểu ziczac và có những đoạn chuyển đường ray cho phép tàu hỏa có thể dần dần lên dốc.
Mọi người quan niệm Nariz del Diablo bị nguyền rủa bởi quỷ Satan vì hắn không muốn một tuyến tàu hỏa đi qua đây. Để chống lại ý muốn của quỷ dữ, con người phải trả bằng cả mạng sống. Khi công trình đi vào hoàn thiện, hơn 2.000 công nhân đã chết vì bệnh tật, lao lực hoặc điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Mọi người quan niệm Nariz del Diablo bị nguyền rủa bởi quỷ Satan vì hắn không muốn một tuyến tàu hỏa đi qua đây. Để chống lại ý muốn của quỷ dữ, con người phải trả bằng cả mạng sống. Khi công trình đi vào hoàn thiện, hơn 2.000 công nhân đã chết vì bệnh tật, lao lực hoặc điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Sau khi hoàn thành khúc chuyển lên dốc đầu tiên vào năm 1902, Nariz del Diablo trở thành đường sắt ngoạn mục nhất thế giới mà các kỹ sư xây dựng có thể tạo nên thời bấy giờ.
Sau khi hoàn thành khúc chuyển lên dốc đầu tiên vào năm 1902, Nariz del Diablo trở thành đường sắt ngoạn mục nhất thế giới mà các kỹ sư xây dựng có thể tạo nên thời bấy giờ.
Tuyến đường vẫn được tiếp tục sử dụng dù nhiều lần gián đoạn. Tới năm 1997 bị các trận lở đất phá hủy nên Nariz del Diablo đã bị đóng cửa hoàn toàn. Mới đây chỉ riêng đoạn đường sắt dài 12 km từ Alausi tới Sibambe được mở lại để phục vụ du khách tham quan cảnh núi non hùng vỹ và cũng đầy kinh hãi khi qua Mũi Quỷ Dữ.
Tuyến đường vẫn được tiếp tục sử dụng dù nhiều lần gián đoạn. Tới năm 1997 bị các trận lở đất phá hủy nên Nariz del Diablo đã bị đóng cửa hoàn toàn. Mới đây chỉ riêng đoạn đường sắt dài 12 km từ Alausi tới Sibambe được mở lại để phục vụ du khách tham quan cảnh núi non hùng vỹ và cũng đầy kinh hãi khi qua Mũi Quỷ Dữ.
Tàu đi từ Alausi đến Sibambe (từ thứ 4 đến chủ nhật và ngày lễ vào 8h, 11h và 15h) mất 2,5 tiếng cho một chuyến khứ hồi. Du khách có thể mua vé tại các ga tàu ở Alausi với giá cho một người là 25 USD. Chuyến tàu vẫn có thể thay đổi trước khi khởi hành, do đó du khách chú ý liên lạc với nhà ga để biết thêm thông tin.
Tàu đi từ Alausi đến Sibambe (từ thứ 4 đến chủ nhật và ngày lễ vào 8h, 11h và 15h) mất 2,5 tiếng cho một chuyến khứ hồi. Du khách có thể mua vé tại các ga tàu ở Alausi với giá cho một người là 25 USD. Chuyến tàu vẫn có thể thay đổi trước khi khởi hành, do đó du khách chú ý liên lạc với nhà ga để biết thêm thông tin.
Hiện nay, các toa tàu đều được tân trang tuy nhiên du khách không được phép ngồi trên mái của các toa tàu như trước kia vì lý do an toàn.
Hiện nay, các toa tàu đều được tân trang tuy nhiên du khách không được phép ngồi trên mái của các toa tàu như trước kia vì lý do an toàn.
Theo Amusingplanet
Hương Chi