Hai kỷ lục này có niên đại vào khoảng từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, nằm tại chùa Linh Sơn, thị trấn Óc Eo, tỉnh An Giang.
Tượng phật 4 tay ở chùa Linh Sơn, An Giang có niên đại từ thế kỷ thứ 2 đến thứ 6, Sau công nguyên. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên (wikipedia). |
Vào năm 1913, người dân ở thị trấn này phát hiện một pho tượng phật bốn tay cao 1,7m, chiều ngang 1,16m nằm sâu khoảng 2m trong lòng đất, tại khu vực dân cư gần chợ Ba Thê. Trước đó, người dân cũng tìm thấy hai tấm bia được làm bằng đá bùn có chiều cao khoảng 1,8m, dày khoảng 0,22m, khắc chữ cổ mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thể là chữ viết của dân tộc Phù Nam xưa. Vì vậy, người quanh vùng dựng lên ngôi chùa đặt tên là Linh Sơn tự để thờ tượng Phật và gìn giữ 2 bia đá cổ.
Theo các nhà chuyên môn, những vật trên có mô típ mỹ thuật Bà la môn giáo, nguồn gốc từ Ấn Độ, tương tự tượng thờ Bà Chúa Xứ ở núi Sam (Châu Đốc, An Giang).
Nguyên thủy, tượng phật có màu đen của loại đá cổ, sau khi khai quật lên, người ta đắp thêm phần chân theo tư thế ngồi kiết già. Tượng đặt trong chánh điện giữa hai tấm bia đá chùa Linh Sơn, tay phải trên nắm lấy xâu chuỗi, tay phải dưới cầm trái châu, tay trái trên cầm ấn a di đà, tay trái dưới nắm cái lĩnh. Năm 1988, tượng Phật bốn tay và hai tấm bia đá được Bộ văn hóa thông tin công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật.
Ngoài kỷ lục về tượng phật nêu trên, vào ngày 24/5, trong cuộc Hội ngộ kỷ lục phật giáo lần thứ 5, trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cũng cùng lúc công bố thêm 13 kỷ lục Phật giáo mới.
Thất Sơn