Nhật Bản có khả năng xây dựng một quân đội hiện đại. |
Ngày càng có nhiều khả năng, câu trả lời là có. Sự suy thoái của nền kinh tế và sự nổi lên của thế hệ trẻ bộc lộ sự đối nghịch với thực tế địa chính trị tại châu Á. Người Mỹ muốn tăng cường lực lượng để đối trọng với sự mở rộng của Trung Quốc. Hiện tại, Tokyo đã có trong tay gần như toàn bộ khí tài quân sự để thành lập một quân đội hiện đại và quy mô lớn, chỉ có một số yếu tố còn thiếu, nhưng có thể dễ dàng bổ sung.
Trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách trước Quốc hội Nhật Bản, ông Koizumi tuyên bố theo đuổi một chính sách ngoại giao độc lập và không phụ thuộc vào Mỹ. "Nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo là phải xem xét việc xây dựng một cơ cấu nhằm đối phó với những trường hợp khủng hoảng".
Thái độ của dư luận Nhật Bản đối với Điều 19, điều luật hoà bình trong Hiến pháp: nửa số dân ủng hộ việc sử đổi điều luật và nửa còn lại thì phản đối. Tuy nhiên, các dấu hiệu cho thấy, những người dưới 50 tuổi đã sẵn sàng cho việc Nhật Bản đóng vai trò tích cực hơn đối với an ninh châu Á.
Mặt khác, Chính phủ của ông Koizumi được thừa kế một trong những trang thiết bị quân sự hiện đại và lớn nhất thế giới, cũng như sự hậu thuẫn của cường quốc sản xuất vũ khí.
Nhật Bản nhận được máy bay ném bom 130 F-2 vào tháng 9/2000. F-2 có khả năng kết hợp với các loại vũ khí hiện đại nhất, trong đó phải kể đến tên lửa không đối đất Maverick.
Bất chấp một thập kỷ suy thoái, chi phí quốc phòng hàng năm của Nhật Bản vẫn duy trì ở mức 50 tỷ USD. Tại Thái Bình Dương, lực lượng hải quân của Nhật đứng thứ hai, chỉ sau Mỹ. Đồng thời, lực lượng bộ binh của họ lớn hơn tổng số Lục quân và Hải quân Hoàng gia Anh gộp lại.
Từ năm 1997, lực lượng quân sự Nhật Bản bắt đầu thu hẹp khoảng cách giữa vai trò một lực lượng tự vệ quốc gia và một lực lượng vũ trang trong khu vực. Năm 1997, một bản kế hoạch quốc phòng của nước này công khai đề cập đến các chiến lược trên phạm vi khu vực. Hai năm sau, máy bay chiến đấu của Tokyo, lần đầu tiên sau Thế chiến II, xuất hiện bên ngoài lãnh thổ đất nước mặt trời mọc trong cuộc tập trận chung với Mỹ tại khu vực đảo Guam.
Cũng trong năm 1999, JSDF được trang bị 4 máy bay Boeing 767 có trang bị Hệ thống Kiểm soát và Cảnh báo Không lưu. Và lần đầu tiên, trong năm 2000, Nhật Bản tham gia tập trận với các lực lượng trong khu vực không phải là Mỹ. Tokyo đã đạt được một hiệp định sử dụng các căn cứ quân sự tại Singapore trong trường hợp khủng hoảng.
Các hoạt động này vẫn tiếp tục trong năm nay. Tokyo sẽ mua thêm 4 chiếc 767 nữa để phục vụ cho việc tiếp nhiên liệu. Mới đây, 4 máy bay thế hệ Aegis sẽ tăng cường mạnh mẽ tiềm lực quân sự.
Nhật Bản ngày càng đặt chân sâu hơn vào các vấn đề an ninh và có tham vọng xây dựng một lực lượng hải quân hùng hậu.
Văn Bình (theo Stratfor, 30/5)