Theo nghiên cứu mới công bố đầu tháng một trên tạp chí PLOS One của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, tượng dương vật gỗ dài 4 cm trong tay các xác ướp phụ nữ 4.000 năm tuổi ở nghĩa trang Xiaohe tại Tân Cương là một phần nghi thức tính ngưỡng của người Duy Ngô Nhĩ cổ.
Những tượng dương vật gỗ do nhóm nghiên cứu của giáo sư Yang Yimin, Viện khoa học Đại học Trung Quốc ở Bắc Kinh, phát hiện. Phần lớn tượng gỗ đều được sơn màu đỏ để làm nổi bật vai trò thiêng liêng trong các nghi thức tín ngưỡng.
Phân tích hóa học cho thấy màu đỏ được làm từ bột quặng sắt đỏ, trùng với chất tạo màu sơn trên vật dụng cá nhân, trên mặt cũng như những thỏi son làm từ tim bò được tìm thấy trong túi đeo bên phải xác ướp.
Theo nhà sử học Huang Shouyu, những tượng dương vật gỗ được sử dụng cho mục đích tôn giáo. Tuy nhiên, những tượng dương vật này nhỏ một cách kỳ lạ nên chúng có thể được dùng cho cả mục đích tôn giáo lẫn kích thích tình dục.
Tín ngưỡng tôn thờ dương vật rất phổ biến trong nhiều nền văn hóa cổ xưa. Các nhà khảo cổ học thường tìm thấy các di vật thể hiện bộ phận sinh dục trong hầm mộ và nghĩa trang. Dựa theo kích thước của những di vật, các nhà nghiên cứu chia chúng hai nhóm: tượng dương vật đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ thờ cúng và dương vật giả đóng vai trò như vật kích thích tình dục.
Thanh Trúc