Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc được xây dựng ven bờ sông Mã thuộc phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn.
Dự án thực hiện trên quy mô hơn 40.000 m2, khởi công cuối tháng 8/2022 do UBND TP Sầm Sơn làm chủ đầu tư. Công trình có tổng vốn gần 255 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 76 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách TP Sầm Sơn và các nguồn huy động xã hội hóa.
Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc được xây dựng ven bờ sông Mã thuộc phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn.
Dự án thực hiện trên quy mô hơn 40.000 m2, khởi công cuối tháng 8/2022 do UBND TP Sầm Sơn làm chủ đầu tư. Công trình có tổng vốn gần 255 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 76 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách TP Sầm Sơn và các nguồn huy động xã hội hóa.
Khu lưu niệm được chia làm ba phân khu, trong đó khu A rộng khoảng 13.600 m2 được coi là trung tâm với tượng đài hình con tàu và bức phù điêu lớn hình cánh cung.
Theo ông Đặng Anh Đức, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng TP Sầm Sơn, tượng đài và bức phù điêu (tổng giá trị xây lắp hơn 78 tỷ đồng) hiện đã đạt hơn 97% khối lượng công việc. Đơn vị thi công đang huy động nhân công, máy móc hoàn thiện các hạng mục cuối cùng để chuẩn bị cho sự kiện kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc tổ chức tối 1/9.
Khu lưu niệm được chia làm ba phân khu, trong đó khu A rộng khoảng 13.600 m2 được coi là trung tâm với tượng đài hình con tàu và bức phù điêu lớn hình cánh cung.
Theo ông Đặng Anh Đức, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng TP Sầm Sơn, tượng đài và bức phù điêu (tổng giá trị xây lắp hơn 78 tỷ đồng) hiện đã đạt hơn 97% khối lượng công việc. Đơn vị thi công đang huy động nhân công, máy móc hoàn thiện các hạng mục cuối cùng để chuẩn bị cho sự kiện kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc tổ chức tối 1/9.
Tượng đài con tàu tập kết ra Bắc được làm bằng bêtông cốt thép, có diện tích khoảng 3.200 m2. Điểm cao nhất là mũi tàu cao 12 m, tương đương căn nhà ba tầng. Đứng ở vị trí này có thể bao quát quang cảnh cảng Hới và một phần trung tâm TP Sầm Sơn, phía sau là hạ nguồn con sông Mã đổ ra biển.
Tượng đài con tàu tập kết ra Bắc được làm bằng bêtông cốt thép, có diện tích khoảng 3.200 m2. Điểm cao nhất là mũi tàu cao 12 m, tương đương căn nhà ba tầng. Đứng ở vị trí này có thể bao quát quang cảnh cảng Hới và một phần trung tâm TP Sầm Sơn, phía sau là hạ nguồn con sông Mã đổ ra biển.
Phù điêu hình cánh cung rộng khoảng 500 m2 cũng được làm bằng đá khối granite.
Phù điêu tái hiện những hoạt động của đồng bào, cán bộ chiến sĩ miền Nam trong quá trình di chuyển từ quê nhà đến khu vực tập kết phía Bắc, với điểm đến đầu tiên là Sầm Sơn.
Phù điêu hình cánh cung rộng khoảng 500 m2 cũng được làm bằng đá khối granite.
Phù điêu tái hiện những hoạt động của đồng bào, cán bộ chiến sĩ miền Nam trong quá trình di chuyển từ quê nhà đến khu vực tập kết phía Bắc, với điểm đến đầu tiên là Sầm Sơn.
Hai bên mạn tàu và trước mũi tàu trang trí các bức tượng, phù điêu lớn bằng chất liệu đá granite màu trắng từ tỉnh Bình Định.
Hai bên mạn tàu và trước mũi tàu trang trí các bức tượng, phù điêu lớn bằng chất liệu đá granite màu trắng từ tỉnh Bình Định.
Quanh con tàu được tạc dựng những khối đá lớn mô phỏng những đợt sóng lớn táp vào thân tàu, giúp tượng đài thêm sống động.
Quanh con tàu được tạc dựng những khối đá lớn mô phỏng những đợt sóng lớn táp vào thân tàu, giúp tượng đài thêm sống động.
Công nhân đang hoàn thiện phần vỉa hè, bậc thềm, cùng hai bức phù điêu bên thân tàu.
Sau Hiệp định Genever 1954, Thanh Hóa đã đón tiếp hàng trăm nghìn cán bộ miền Nam, bộ đội, học sinh, sinh viên, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Trong 7 đợt (từ 15/10/1954 đến 1/5/1955), tỉnh đã đón 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia đình ra tập kết.
Công nhân đang hoàn thiện phần vỉa hè, bậc thềm, cùng hai bức phù điêu bên thân tàu.
Sau Hiệp định Genever 1954, Thanh Hóa đã đón tiếp hàng trăm nghìn cán bộ miền Nam, bộ đội, học sinh, sinh viên, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Trong 7 đợt (từ 15/10/1954 đến 1/5/1955), tỉnh đã đón 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia đình ra tập kết.
Cầu thang đi lên boong tàu có hình xoắn ốc đã được ốp đá, chuẩn bị lắp đặt lan can bằng inox và kính cường lực.
Theo phương án thiết kế được duyệt, sau khi hoàn thiện, trong lòng tượng đài sẽ có một bảo tàng thu nhỏ với các hiện vật sưu tầm và mô phỏng nội thất con tàu của Ba Lan, Liên Xô (cũ)... đã tham gia vận chuyển cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Hạng mục này được giao cho Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá phụ trách song chưa triển khai.
Cầu thang đi lên boong tàu có hình xoắn ốc đã được ốp đá, chuẩn bị lắp đặt lan can bằng inox và kính cường lực.
Theo phương án thiết kế được duyệt, sau khi hoàn thiện, trong lòng tượng đài sẽ có một bảo tàng thu nhỏ với các hiện vật sưu tầm và mô phỏng nội thất con tàu của Ba Lan, Liên Xô (cũ)... đã tham gia vận chuyển cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Hạng mục này được giao cho Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá phụ trách song chưa triển khai.
Boong và thân tàu đã sơn hoàn thiện, lắp lan can. Nơi đây có thể tổ chức các buổi hòa nhạc hay biểu diễn nghệ thuật ngoài trời quy mô 40-50 người.
Boong và thân tàu đã sơn hoàn thiện, lắp lan can. Nơi đây có thể tổ chức các buổi hòa nhạc hay biểu diễn nghệ thuật ngoài trời quy mô 40-50 người.
Công nhân đang lát đá quanh khuôn viên tượng đài. Hiện trên công trường mỗi ngày có 40-50 người làm việc để kịp tiến độ cho lễ khánh thành dự kiến tổ chức vào cuối tháng 10.
Ông Nguyễn Thái Bình, 54 tuổi, quê Vũng Tàu, cùng nhóm 20 kỹ sư, công nhân đến Sầm Sơn làm việc khoảng hai tháng nay. Công việc chính của ông là lắp ghép, tinh chỉnh các bức tượng và phù điêu quanh tượng đài. "Các phần việc khó khăn nhất đã xong, giờ chỉ còn tinh chỉnh để công trình đảm bảo tính mỹ thuật cao nhất", ông Bình nói.
Công nhân đang lát đá quanh khuôn viên tượng đài. Hiện trên công trường mỗi ngày có 40-50 người làm việc để kịp tiến độ cho lễ khánh thành dự kiến tổ chức vào cuối tháng 10.
Ông Nguyễn Thái Bình, 54 tuổi, quê Vũng Tàu, cùng nhóm 20 kỹ sư, công nhân đến Sầm Sơn làm việc khoảng hai tháng nay. Công việc chính của ông là lắp ghép, tinh chỉnh các bức tượng và phù điêu quanh tượng đài. "Các phần việc khó khăn nhất đã xong, giờ chỉ còn tinh chỉnh để công trình đảm bảo tính mỹ thuật cao nhất", ông Bình nói.
Quanh khu vực cầu tàu phía bờ sông Mã được trồng thảm cỏ và cây bàng Đài Loan tạo cảnh quan.
Ngoài khu A, dự án còn có khu B rộng gần 2.000 m2, tái hiện hình ảnh những lán trại, nơi ăn ở sinh hoạt của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết. Khu C là con đường ký ức bằng gốm sứ dài hơn 1,1 km; công viên chuyên đề gần 24.000 m2. Các dãy bờ tường ở con ngõ trước tượng đài dự kiến thiết kế bích họa mô phỏng cảnh đồng bào miền Nam tập kết năm 1954 và cuộc sống của ngư dân địa phương.
Quanh khu vực cầu tàu phía bờ sông Mã được trồng thảm cỏ và cây bàng Đài Loan tạo cảnh quan.
Ngoài khu A, dự án còn có khu B rộng gần 2.000 m2, tái hiện hình ảnh những lán trại, nơi ăn ở sinh hoạt của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết. Khu C là con đường ký ức bằng gốm sứ dài hơn 1,1 km; công viên chuyên đề gần 24.000 m2. Các dãy bờ tường ở con ngõ trước tượng đài dự kiến thiết kế bích họa mô phỏng cảnh đồng bào miền Nam tập kết năm 1954 và cuộc sống của ngư dân địa phương.
Tuyến đường nhánh đại lộ Nam Sông Mã dẫn vào khu vực tượng đài (tổng vốn gần 32 tỷ đồng) đã hoàn thành 100% khối lượng công việc. Các loại ôtô 5-7 chỗ có thể đi thẳng vào sân khấu trung tâm khu lưu niệm thay vì phải đi đường vòng về cảng Hới rồi rẽ sang như trước.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kỳ vọng Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời tạo thêm điểm nhấn thu hút du khách tham quan khi đến Sầm Sơn nghỉ dưỡng.
Từ nay đến cuối năm, tỉnh Thanh Hoá sẽ tổ chức một loạt sự kiện kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, như cầu truyền hình, khánh thành tượng đài, tổ chức hội thảo khoa học.
Tuyến đường nhánh đại lộ Nam Sông Mã dẫn vào khu vực tượng đài (tổng vốn gần 32 tỷ đồng) đã hoàn thành 100% khối lượng công việc. Các loại ôtô 5-7 chỗ có thể đi thẳng vào sân khấu trung tâm khu lưu niệm thay vì phải đi đường vòng về cảng Hới rồi rẽ sang như trước.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kỳ vọng Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời tạo thêm điểm nhấn thu hút du khách tham quan khi đến Sầm Sơn nghỉ dưỡng.
Từ nay đến cuối năm, tỉnh Thanh Hoá sẽ tổ chức một loạt sự kiện kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, như cầu truyền hình, khánh thành tượng đài, tổ chức hội thảo khoa học.
Tượng đài Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc ở Sầm Sơn. Video: Lê Hoàng
Lê Hoàng