Ngôi làng hẻo lánh Sagada nằm nép mình trong những ngọn núi vùng Cordillera, miền bắc Luzon, hòn đảo lớn và đông dân nhất Philippines. Nơi này cách thủ đô Manila khoảng 8,5 giờ di chuyển và là nơi đáng để du khách thực hiện một chuyến đi tìm hiểu về phong tục tập quán cổ xưa.
Ngôi làng hẻo lánh Sagada nằm nép mình trong những ngọn núi vùng Cordillera, miền bắc Luzon, hòn đảo lớn và đông dân nhất Philippines. Nơi này cách thủ đô Manila khoảng 8,5 giờ di chuyển và là nơi đáng để du khách thực hiện một chuyến đi tìm hiểu về phong tục tập quán cổ xưa.
Trong một nghi lễ cổ từ 2.000 năm trước, người Igorot đã táng những người quá cố bằng các cỗ quan tài gỗ làm thủ công và treo hoặc đóng cố định chúng lên các vách núi cao. Chọn nghĩa địa ở nơi cheo leo này được cho là cách giúp người chết về gần với linh hồn tổ tiên họ hơn.
Trong một nghi lễ cổ từ 2.000 năm trước, người Igorot đã táng những người quá cố bằng các cỗ quan tài gỗ làm thủ công và treo hoặc đóng cố định chúng lên các vách núi cao. Chọn nghĩa địa ở nơi cheo leo này được cho là cách giúp người chết về gần với linh hồn tổ tiên họ hơn.
Theo truyền thống, những người già tự làm cỗ quan tài cho mình bằng gỗ rồi khắc hoặc vẽ tên ở bên hông. Xác người chết được đặt trên một chiếc ghế gỗ, buộc với lá cây và dây leo rồi phủ một chiếc chăn. Thi thể được đặt mặt hướng ra ngoài cửa chính để người thân thăm viếng. Xác chết được hun khói để làm chậm quá trình phân hủy, trong khi đó lễ cầu nguyện cho người chết được tổ chức trong nhiều ngày.
Theo truyền thống, những người già tự làm cỗ quan tài cho mình bằng gỗ rồi khắc hoặc vẽ tên ở bên hông. Xác người chết được đặt trên một chiếc ghế gỗ, buộc với lá cây và dây leo rồi phủ một chiếc chăn. Thi thể được đặt mặt hướng ra ngoài cửa chính để người thân thăm viếng. Xác chết được hun khói để làm chậm quá trình phân hủy, trong khi đó lễ cầu nguyện cho người chết được tổ chức trong nhiều ngày.
Theo hướng dẫn viên người Igorot, Siegrid Bangyay, trước đây, các thành viên gia đình sẽ đưa người chết từ chiếc ghế gỗ ra và phải làm gãy một số xương để đặt vào quan tài dài chỉ một mét trong tư thế như bào thai. Ngày nay những chiếc quan tài treo này đã rộng và dài hơn tới gần hai mét.
Bangyay chia sẻ: "Việc đặt xác chết vào quan tài như một bào thai giống như đưa bạn trở về nơi bạn đã sinh ra".
Theo hướng dẫn viên người Igorot, Siegrid Bangyay, trước đây, các thành viên gia đình sẽ đưa người chết từ chiếc ghế gỗ ra và phải làm gãy một số xương để đặt vào quan tài dài chỉ một mét trong tư thế như bào thai. Ngày nay những chiếc quan tài treo này đã rộng và dài hơn tới gần hai mét.
Bangyay chia sẻ: "Việc đặt xác chết vào quan tài như một bào thai giống như đưa bạn trở về nơi bạn đã sinh ra".
Lễ cầu nguyện kết thúc thì đám rước đưa quan tài tới khu táng, những nam thanh niên khỏe mạnh trèo lên vách núi và đặt thi thể người chết vào bên trong quan tài gỗ. Sau đó, quan tài được buộc bằng dây và dùng móc kim loại để treo trên vách núi. Trước khi quan tài được kéo lên cao, những người đưa ma để chất lỏng từ xác chết đang phân hủy rớt lên người họ, với niềm tin sẽ mang lại may mắn về sau.
Lễ cầu nguyện kết thúc thì đám rước đưa quan tài tới khu táng, những nam thanh niên khỏe mạnh trèo lên vách núi và đặt thi thể người chết vào bên trong quan tài gỗ. Sau đó, quan tài được buộc bằng dây và dùng móc kim loại để treo trên vách núi. Trước khi quan tài được kéo lên cao, những người đưa ma để chất lỏng từ xác chết đang phân hủy rớt lên người họ, với niềm tin sẽ mang lại may mắn về sau.
Ở Philippines, trong khi nghi lễ mai táng cổ xưa này chỉ có ở tộc người Igorot thì trên thế giới nghi lễ này cũng xuất hiện ở Trung Quốc và Indonesia. Việc mai táng trên vách núi ở những nơi đó đã ngừng từ lâu nhưng ở Sagada phong tục này vẫn còn tiếp diễn. Theo Bangyay, lần gần đây nhất lễ đưa ma trên vách núi được tổ chức vào năm 2010.
Ở Philippines, trong khi nghi lễ mai táng cổ xưa này chỉ có ở tộc người Igorot thì trên thế giới nghi lễ này cũng xuất hiện ở Trung Quốc và Indonesia. Việc mai táng trên vách núi ở những nơi đó đã ngừng từ lâu nhưng ở Sagada phong tục này vẫn còn tiếp diễn. Theo Bangyay, lần gần đây nhất lễ đưa ma trên vách núi được tổ chức vào năm 2010.
Những năm gần đây, các du khách hiếu kỳ thường kéo nhau tới Sagada để tìm hiểu các nghĩa địa vách núi kỳ lạ. Điều này khiến cho chính những nghĩa địa tạo nên nguồn sống cho người dân Igorot, giúp cả làng có thêm nguồn kinh tế.
Những năm gần đây, các du khách hiếu kỳ thường kéo nhau tới Sagada để tìm hiểu các nghĩa địa vách núi kỳ lạ. Điều này khiến cho chính những nghĩa địa tạo nên nguồn sống cho người dân Igorot, giúp cả làng có thêm nguồn kinh tế.
Theo Bangyay, những chiếc quan tài treo ở Sagada không còn nhiều như trước đây, nhưng cô tin rằng truyền thống này vẫn tiếp tục. Thực ra chính cô cũng hy vọng khi chết sẽ được mai táng như vậy, để được "chuyển hóa" từ hướng dẫn viên du lịch thành một điểm du lịch.
Theo Bangyay, những chiếc quan tài treo ở Sagada không còn nhiều như trước đây, nhưng cô tin rằng truyền thống này vẫn tiếp tục. Thực ra chính cô cũng hy vọng khi chết sẽ được mai táng như vậy, để được "chuyển hóa" từ hướng dẫn viên du lịch thành một điểm du lịch.
Hương Chi (theo BBC)