Đảo Hà Nam thuộc xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. Hàng năm, cứ đến ngày mùng 7 tháng Giêng, những gia đình có cha mẹ thượng thọ sẽ cùng dòng họ và làng xóm tổ chức đoàn rước đưa “cụ Thượng” về miếu Tiên Công lễ tổ. Hai cụ song thọ Lê Thế Quyết và Vũ Thị Chinh (80 tuổi) ở phường Phong Cốc có 8 người con. Theo người dân ở đây thì đó gọi là đại hồng phúc “con đàn cháu đống”.
Đảo Hà Nam thuộc xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. Hàng năm, cứ đến ngày mùng 7 tháng Giêng, những gia đình có cha mẹ thượng thọ sẽ cùng dòng họ và làng xóm tổ chức đoàn rước đưa “cụ Thượng” về miếu Tiên Công lễ tổ. Hai cụ song thọ Lê Thế Quyết và Vũ Thị Chinh (80 tuổi) ở phường Phong Cốc có 8 người con. Theo người dân ở đây thì đó gọi là đại hồng phúc “con đàn cháu đống”.
Lễ lên miếu không thể thiếu trầu cau, bánh dày, đầu lợn… gia đình nào có kinh tế khá giả thì lê lên miếu có nguyên một con lợn quay.
Lễ lên miếu không thể thiếu trầu cau, bánh dày, đầu lợn… gia đình nào có kinh tế khá giả thì lê lên miếu có nguyên một con lợn quay.
Lễ rước thọ các cụ lên miếu đi rất chậm. Có những điểm rước cách miếu Tiên Công khoảng 200 mét, nhưng phải mất gần ba tiếng mới đến được miếu.
Lễ rước thọ các cụ lên miếu đi rất chậm. Có những điểm rước cách miếu Tiên Công khoảng 200 mét, nhưng phải mất gần ba tiếng mới đến được miếu.
Khoảng 7h sáng, các tuyến đường rước các cụ thọ lên miếu đều đông cứng người. Theo các tài liệu để lại, từ thời Lý - Trần đã có một số vạn chài đến vùng đất Quảng Yên ngày nay sinh sống, họ đã dựa vào những gò đất cao trên triều để dãi chài, phơi lưới. Đến đầu thế kỷ 15, có 6 nhóm Tiên Công và dân cư đến quai đê lấn biển, khẩn hoang đất đai trồng lúa, lập làng, tạo nên khu đảo Hà Nam.
Khoảng 7h sáng, các tuyến đường rước các cụ thọ lên miếu đều đông cứng người. Theo các tài liệu để lại, từ thời Lý - Trần đã có một số vạn chài đến vùng đất Quảng Yên ngày nay sinh sống, họ đã dựa vào những gò đất cao trên triều để dãi chài, phơi lưới. Đến đầu thế kỷ 15, có 6 nhóm Tiên Công và dân cư đến quai đê lấn biển, khẩn hoang đất đai trồng lúa, lập làng, tạo nên khu đảo Hà Nam.
Màn múa kỳ lân độc đáo cuốn hút du khách. Ông Nguyễn Văn Nam (60 tuổi, ngụ phường Yên Hải) cho biết, đây là truyền thống có từ nhiều đời nay. Sau lễ hội Tiên Công, nhân dân vùng đảo Hà Nam mới thực sự bước vào các hoạt động của năm mới như, cày cấy, gieo trồng, mua con giống, ra khơi đánh cá, bồi trúc đê điều, khơi thông mương máng, đi buôn bán… với niềm tin rằng họ đã được phù trợ, tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục sự nghiệp mà các Tiên Công đã để lại.
Màn múa kỳ lân độc đáo cuốn hút du khách. Ông Nguyễn Văn Nam (60 tuổi, ngụ phường Yên Hải) cho biết, đây là truyền thống có từ nhiều đời nay. Sau lễ hội Tiên Công, nhân dân vùng đảo Hà Nam mới thực sự bước vào các hoạt động của năm mới như, cày cấy, gieo trồng, mua con giống, ra khơi đánh cá, bồi trúc đê điều, khơi thông mương máng, đi buôn bán… với niềm tin rằng họ đã được phù trợ, tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục sự nghiệp mà các Tiên Công đã để lại.
Những người tham gia rước các cụ thọ lên miếu, hầu hết là con cháu trong dòng họ. Dẫn đầu đoàn rước là đội múa kỳ lân, kèm theo những màn nhào lộn đẹp mắt khiến du khách thích thú.
Những người tham gia rước các cụ thọ lên miếu, hầu hết là con cháu trong dòng họ. Dẫn đầu đoàn rước là đội múa kỳ lân, kèm theo những màn nhào lộn đẹp mắt khiến du khách thích thú.
Các cụ thọ được rước bằng kiệu võng, do con cháu trong dòng họ khênh, một số cụ thọ khác được rước bằng xe xích lô.
Các cụ thọ được rước bằng kiệu võng, do con cháu trong dòng họ khênh, một số cụ thọ khác được rước bằng xe xích lô.
Hầu hết các cụ thọ được rước lên miếu từ lúc 7h sáng đến 11h trưa mới lên đến miếu. Khoảng cách từ các gia đình có cụ thọ rước lên miếu chỉ khoảng từ 2 đến 3 km.
Hầu hết các cụ thọ được rước lên miếu từ lúc 7h sáng đến 11h trưa mới lên đến miếu. Khoảng cách từ các gia đình có cụ thọ rước lên miếu chỉ khoảng từ 2 đến 3 km.
Hai anh em cụ Nguyễn Quang Đán (90 tuổi) và Nguyễn Quang Tất (80 tuổi) cùng ở phường Yên Hải.
Các cụ thọ (trên 80 tuổi) chuẩn bị làm lễ tế. Lễ rước thọ năm nay có 110 cụ thọ 80 (43 cụ ông, 64 cụ bà), 45 cụ thọ 90 (16 cụ ông, 29 cụ bà), 5 cụ thọ 100 tuổi đều là các cụ bà.
Các cụ thọ (trên 80 tuổi) chuẩn bị làm lễ tế. Lễ rước thọ năm nay có 110 cụ thọ 80 (43 cụ ông, 64 cụ bà), 45 cụ thọ 90 (16 cụ ông, 29 cụ bà), 5 cụ thọ 100 tuổi đều là các cụ bà.
Minh Cương