Tại Mang Yang (Gia Lai), Nutifood dành hơn
6 năm xây “thiên đường bò sữa” NutiMilk
cho 12.000 con bò và bê, mỗi ngày cung cấp
hơn 200 tấn sữa nguyên liệu.
Mang Yang trong tiếng Ba Na có nghĩa cổng trời, nơi có độ cao 800 m so với mực nước biển, khí hậu ôn hòa với nhiệt độ dao động 21-25 độ C, mát mẻ quanh năm "như một máy lạnh tự nhiên khổng lồ". Kết hợp các yếu tố điều kiện thiên nhiên thuận lợi cùng kế hoạch đầu tư chiến lược, Nutifood đã khởi đầu một hành trình thay đổi toàn diện cho vùng đất này.
Năm 2018, sau khi nhận chuyển giao từ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Nutifood nhìn thấy Mang Yang có đầy tiềm năng để phát triển thành “thiên đường bò sữa”. Từ đó, đơn vị tập trung cải tạo trang trại toàn diện từ công nghệ, con giống, quy trình chăm sóc…
Nhiều hộ nông dân trong khu vực cũng được hưởng lợi từ chiến lược này của doanh nghiệp khi chuyển sang trồng cỏ, trồng ngô để cung cấp nguyên liệu thức ăn cho trang trại.
Lâm Hùng (45 tuổi) - người nông dân gắn cả cuộc đời với vùng đất Mang Yang, Gia Lai, nhớ lại cảm giác khi nhìn thấy những máy móc lớn, chuồng trại quy mô được xây dựng cách đây vài năm. “Lúc đó tôi đã nghĩ thời của Mang Yang đã tới. Và đúng như thế, nhờ trang trại, tôi không còn lo bữa cơm ngày mai mà có thể tích lũy xây nhà, mua xe”, ông nói.
Nhìn diện mạo mới của trang trại NutiMilk, trang trại bò sữa độc lập chuẩn Global GAP hôm nay, ít ai biết những gian nan mà Nutifood đã trải qua.
Đại diện doanh nghiệp cho biết, ngoài lợi thế về thiên nhiên, khu vực này còn có nước đầu nguồn tinh khiết, đất đỏ bazan màu mỡ để trồng cỏ nhưng cơ sở hạ tầng trang trại cũ còn thô sơ, đàn bò chưa đạt chuẩn và quy trình chăm sóc thiếu đồng bộ.
“Chúng tôi hiểu rằng cần một sự đầu tư bài bản và đổi mới toàn diện để khai thác được tiềm năng to lớn này”, ông Trần Bảo Minh, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Nutifood nói.
Để giải bài toán này, Nutifood quyết định áp dụng nhiều chiến lược cải tạo khác nhau. Đầu tiên là cải tạo hệ thống chuồng trại với các giải pháp thông minh.
Khu chuồng bò được trang bị hệ thống quạt thông gió hoạt động liên tục 24/7, giúp đối lưu không khí, giảm thiểu mùi chất thải và nguy cơ bệnh tật cho bò, bê. Đơn vị còn trang bị các tấm nệm cho bò đứng, giúp giảm sức nặng lên đôi chân các cô bò.
Ngoài ra, lối vào khu chuồng bò được lắp một đường gờ có tác dụng ngăn nước mưa chảy vào, làm trôi hoặc làm ướt thức ăn ủ chua được rải ngày đêm. Đồng thời, đây cũng là thanh đánh dấu giúp công nhân nhận biết khu vực có thể bắt đầu rải thức ăn. Mỗi ngày, công nhân sẽ rải thức ăn ba lần chính, vào lúc 20-21h sẽ có người đi kiểm tra lại, nếu hết sẽ rải thêm.
Bê được nuôi trong một khu biệt lập, bê mới sinh ra đến 30 ngày tuổi thì được chăm sóc riêng, mỗi con một cũi. Bê trên 30 ngày tuổi sẽ được thả vào chuồng nuôi tập trung với nhau và bắt đầu được ra sân chơi, khu vực này còn có các bình điện giải cho bê uống.
Ngoài cung cấp đủ lượng thức ăn, đạt chuẩn, một "bệnh viện bò" cũng được Nutifood xây dựng với diện tích 500 m2, trang bị giường nệm đặc biệt từ mùn cưa và vỏ trấu, giúp giảm đau chân và tạo sự thoải mái cho các “bệnh nhân bốn chân”. Bệnh viện này có thể tiếp nhận cùng lúc 150 "bệnh nhân" đảm bảo sức khỏe đàn bò luôn được duy trì ở trạng thái tốt nhất. Tuy vậy, lúc cao điểm nhất thì ở đây cũng chỉ có khoảng 30-35 cô bò điều trị, tỷ lệ viêm vú dưới 3%.
Đơn vị cũng áp dụng hệ thống quản lý đàn bò SCR (Israel) với chip đeo cổ, giúp theo dõi tình trạng sức khỏe, chỉ số sữa vắt ra và hoạt động hàng ngày của từng con. Dựa trên chỉ số sữa, bò sẽ được phân loại theo các màu số đeo tai khác nhau. "Một 'hoa hậu bò' có khi cho sản lượng lên đến 70 lít một ngày", đại diện trang trại NutiMilk cho biết.
Để cải thiện con giống giúp tăng đàn, Nutifood đã nhập thêm hơn 3.000 bò sữa thuần chủng từ Mỹ. Đơn vị cũng xây dựng quy chuẩn dinh dưỡng với 40 thành tố, do Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển tư vấn.
Ngoài ra, tự hào lớn nhất của Nutifood là việc tự thiết kế khu nhà ăn nhỏ gọn nhưng khoa học. Khu nhà ăn được chia thành các khu khác nhau như: khu ủ chua, khu thức ăn thô xanh, khu thức ăn tinh, hệ thống bồn rỉ mật tự động và khu vực điều hành, nơi cài sẵn công thức cho 11 loại thức ăn của bò, bê.
Theo đại diện trang trại NutiMilk, ủ chua chính là thành công lớn nhất của Nutifood trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng chuẩn cao cho đàn bò, đồng thời chủ động tốt về nguồn thức ăn trong những lúc chưa đến mùa vụ.
“Nhờ đó, bò sữa tại trang trại cho sản lượng và chất lượng sữa đồng đều, luôn đảm bảo đạt 3,5g đạm/100ml, tương đương sữa Úc và New Zealand”, vị đại diện nói.
Sau nhiều nỗ lực cải tạo, tháng 8/2020, Nutifood công bố thành quả chất lượng sữa đạt 3,5 gam đạm/100ml.
Ngoài việc biến Mang Yang, Gia Lai trở thành "thiên đường bò sữa", trang trại NutiMilk còn tạo tác động sâu rộng đến cộng đồng xung quanh và được chính quyền địa phương ghi nhận.
Tại tọa đàm "Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa" diễn ra hồi tháng 4, ông Lê Trọng, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai cho biết, sự đầu tư của trang trại bò sữa của Nutifood góp phần làm thay đổi ngành chăn nuôi Mang Yang.
Với nhu cầu lớn về nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho đàn bò, bên cạnh sử dụng cỏ sạch từ cánh đồng quanh trang trại, hiện trang trại NutiMilk đang nhập bắp từ các vùng trồng nguyên liệu tại Gia Lai, Phú Yên, Đăk Lăk. Điều này góp phần thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp tại Gia Lai và các địa phương lân cận.
“Người dân có thu nhập cao hơn, ổn định hơn khi chuyển sang trồng cỏ, trồng ngô để cung cấp nguyên liệu cho trang trại, thay vì những cây trồng có giá trị không cao như trước đó. Hiện Gia Lai đáp ứng khoảng 50% nguyên liệu cho đàn bò sữa. Chúng tôi phấn đấu năm nay sẽ đáp ứng được 70% và sẽ tiếp tục tăng lên cao hơn”, ông Trọng nói.
Cũng tại toạ đàm này, ông Nguyễn Tuấn Anh, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, không chỉ Mang Yang mà có đến 3/4 diện tích tỉnh Gia Lai đều có tiềm năng phát triển như thế. "Chúng tôi rất trân trọng những người khám phá, tìm ra tiềm năng của vùng đất này, cùng chung tay để phát triển kinh tế”, ông nói.
Lãnh đạo tỉnh mong muốn các nhà đầu tư như Nutifood mở rộng sản xuất, mở rộng chuỗi cung ứng, vì nếu không có chuỗi cung ứng thì sau này muốn phát triển mạnh sẽ khó hơn khi phụ thuộc vào các đơn vị khác. “Nếu làm được và có những đề xuất sớm thì cá nhân tôi và lãnh đạo địa phương sẽ ủng hộ, đồng hành cùng các nhà đầu tư”, vị lãnh đạo phát biểu.
Lãnh đạo tỉnh mong muốn các nhà đầu tư như Nutifood mở rộng sản xuất, mở rộng chuỗi cung ứng, vì nếu không có chuỗi cung ứng thì sau này muốn phát triển mạnh sẽ khó hơn khi phụ thuộc vào các đơn vị khác. “Nếu làm được và có những đề xuất sớm thì cá nhân tôi và lãnh đạo địa phương sẽ ủng hộ, đồng hành cùng các nhà đầu tư”, vị lãnh đạo phát biểu.
“Điều này cho thấy tầm nhìn chiến lược và nỗ lực không ngừng của chúng tôi trong việc xây dựng trang trại bò sữa tại Mang Yang, Gia Lai là đúng đắn”, đại diện Nutifood nói.
Là người gắn bó 47 năm với ngành nông nghiệp, GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, cho biết Việt Nam chỉ mới đáp ứng 42% nhu cầu sữa trong nước. Riêng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 1,138 tỷ USD, tăng 12,56% so với năm 2020. Như vậy, việc phát triển trang trại bò sữa của Nutifood ở Mang Yang rất đáng khích lệ cho ngành sản xuất sữa Việt.
Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, khẳng định ngành chăn nuôi bò sữa trong nước còn nhiều dư địa khi tỷ lệ tiêu thụ sữa của người Việt vẫn còn rất thấp so với các nước lân cận. Trung bình mỗi năm, mỗi người Việt chỉ tiêu thụ khoảng 26-28 lít sữa trong khi Thái Lan là 35 lít/người, Singapore là 45 lít/người, các nước châu Âu lên đến 80-100 lít/người.
“Trong bối cảnh này, việc Nutifood không ngừng nỗ lực, đầu tư nhằm đưa sản lượng và chất lượng sữa của trang trại NutiMilk, tương đương các nước chăn nuôi bò sữa lớn trên thế giới là rất đáng ghi nhận”, ông Trung nói.
Tính đến nay, đàn bò và bê của trang trại bò sữa NutiMilk lên đến gần 12.000 con, sản lượng trung bình mỗi con đạt khoảng 38 lít sữa một ngày. Tổng cộng, mỗi ngày trang trại NutiMilk cung cấp hơn 200 tấn sữa tươi nguyên liệu. Ước tính tổng sản lượng sữa năm 2024 đạt khoảng 64.000 tấn.
Ông Trần Bảo Minh, phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nutifood cho biết, có nhiều đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản đặt vấn đề để nhập hàng, nhưng hiện đơn vị chỉ đủ cung cấp để sản xuất các sản phẩm của Nutifood.
“Đặc biệt, sữa tươi tươi sạch NutiMilk chỉ sử dụng duy nhất một nguồn tại Trang trại Bò sữa NutiMilk Gia Lai”, ông Trần Bảo Minh nhấn mạnh.
Hiện, trang trại đang cung ứng ba dòng sản phẩm sữa gồm: sữa tươi tươi sạch NutiMilk không đường; sữa tươi tươi sạch NutiMilk ít đường; sữa tươi tươi sạch NutiMilk có đường cho thị trường. Tất cả đều có hàm lượng 3,5 gam đạm/100 ml, tương đương chất lượng sữa Úc và New Zealand.
Ngoài ra, sữa tươi từ trang trại bò sữa NutiMilk cũng dùng để sản xuất sữa chua NutiMilk, các sản phẩm thức uống dinh dưỡng NuVi, sữa tươi công thức Värna Life, các loại kem thuộc thương hiệu Merino và Celano… Điều này giúp Nutifood củng cố vị trí là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam, đồng thời đóng góp vào việc giảm phụ thuộc vào sữa nhập khẩu.
Nhiều đối tác lớn trong khu vực đã tìm đến trang trại NutiMilk để mua bò giống và tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, đơn cử như Thái Lan. Điều này khiến lãnh đạo đơn vị tự hào vì nhìn lại 15 năm trước, người Việt Nam tìm mua bò giống và học người Thái cách nuôi. Hiện nay thì ngược lại, không chỉ công nghệ, con giống mà cả trang thiết bị, Nutifood đã có thể xuất ngược sang Thái.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Phùng Đức Tiến khi trực tiếp đến thăm đã đánh giá cao trình độ chuyên môn, thành quả trang trại bò sữa NutiMilk đạt được. "Điều quan trọng nhất để thành công là yêu ngành yêu nghề, phải say sưa, ăn cũng nghĩ đến bò, ngủ cũng nghĩ đến bò", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kết luận.
Lãnh đạo Nutifood cũng cho biết trong thời gian sắp tới, trang trại bò sữa NutiMilk sẽ áp dụng thêm nhiều công nghệ mới để quản lý chuỗi cung ứng, đảm bảo minh bạch và hiệu quả trong mọi khâu sản xuất. Đơn vị cũng dự kiến phát triển hơn nữa về quy mô, từ đó góp phần tạo thêm công ăn, việc làm cho những nông dân tại địa phương.
“Chúng tôi kỳ vọng mang đến những bước tiến mới để người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm sữa chất lượng - giá tốt, nâng cao vị thế sữa Việt. Các hoạt động này còn giúp cuộc sống người nông dân địa phương ổn định hơn, góp phần đưa ngành chăn nuôi Gia Lai phát triển”, đại diện Nutifood nhấn mạnh về tầm nhìn dài hạn.
Nội dung: Yến Nhi
Ảnh: NutiMilk
Thiết kế: Ngân Hà - Quốc Tuấn