Tu viện dòng Franciscaines trên đường Hùng Vương (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) vốn là của dòng nữ tu Franciscaines (tên Việt hóa là Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ). Công trình có từ thời Pháp nhưng chưa có tài liệu nói rõ năm xây dựng tu viện. Đến năm 1958, tu viện được các soeur (nữ tu) dòng Franciscaines mua lại.
Tu viện dòng Franciscaines trên đường Hùng Vương (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) vốn là của dòng nữ tu Franciscaines (tên Việt hóa là Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ). Công trình có từ thời Pháp nhưng chưa có tài liệu nói rõ năm xây dựng tu viện. Đến năm 1958, tu viện được các soeur (nữ tu) dòng Franciscaines mua lại.
Công trình có diện tích khoảng 7 ha, ban đầu gồm nhà nguyện và khu nội viện được xây theo kiến trúc Gothic. Ngoài truyền đạo, các sơ ở tu viện còn tham gia khám bệnh, chăm sóc trẻ em suy dinh dưỡng, dạy học cho trẻ từ mẫu giáo đến lớp 5.
Từ năm 1966, tu viện dần chuyên môn hóa việc giáo dục, trở thành ngôi trường chuyên đào tạo kế toán, thư ký... Ba năm sau, cơ sở này chính thức trở thành trường Thương mại Việt Nữ. Khi đó, hai khối nhà mới gồm nhà học và khu nội trú của trường được xây dựng với phong cách hiện đại bên cạnh các công trình cũ.
Công trình có diện tích khoảng 7 ha, ban đầu gồm nhà nguyện và khu nội viện được xây theo kiến trúc Gothic. Ngoài truyền đạo, các sơ ở tu viện còn tham gia khám bệnh, chăm sóc trẻ em suy dinh dưỡng, dạy học cho trẻ từ mẫu giáo đến lớp 5.
Từ năm 1966, tu viện dần chuyên môn hóa việc giáo dục, trở thành ngôi trường chuyên đào tạo kế toán, thư ký... Ba năm sau, cơ sở này chính thức trở thành trường Thương mại Việt Nữ. Khi đó, hai khối nhà mới gồm nhà học và khu nội trú của trường được xây dựng với phong cách hiện đại bên cạnh các công trình cũ.
Năm 1979, ngôi trường cùng tu viện đóng cửa do các nữ tu ngoại quốc về nước còn những nữ tu người Việt chuyển đến các cộng đoàn khác. Toàn bộ tu viện được bàn giao cho nhà nước.
Sau đó, hai khu nhà lớn được chuyển thành cơ sở cho trường Bổ túc Văn hóa rồi làm khách sạn Lâm Viên và thành trường THPT Trần Phú. Nhà nguyện cổ và khu nội viện được dùng làm nhà kho, phòng học thể dục và chỗ ở.
Năm 1979, ngôi trường cùng tu viện đóng cửa do các nữ tu ngoại quốc về nước còn những nữ tu người Việt chuyển đến các cộng đoàn khác. Toàn bộ tu viện được bàn giao cho nhà nước.
Sau đó, hai khu nhà lớn được chuyển thành cơ sở cho trường Bổ túc Văn hóa rồi làm khách sạn Lâm Viên và thành trường THPT Trần Phú. Nhà nguyện cổ và khu nội viện được dùng làm nhà kho, phòng học thể dục và chỗ ở.
Khoảng năm 2000 khi trường Trần Phú xây mới, hầu hết công trình nơi đây bỏ hoang. Bên trong nhà nguyện là cảnh hoang phế, không khí bốc mùi ẩm mốc, gạch vữa vương vãi sàn nhà.
Khoảng năm 2000 khi trường Trần Phú xây mới, hầu hết công trình nơi đây bỏ hoang. Bên trong nhà nguyện là cảnh hoang phế, không khí bốc mùi ẩm mốc, gạch vữa vương vãi sàn nhà.
Ở một phòng khác từng là nơi ở của các nữ tu nay cũng tan hoang, tường nhuốm rêu phong, mái ngói mục nát.
Ở một phòng khác từng là nơi ở của các nữ tu nay cũng tan hoang, tường nhuốm rêu phong, mái ngói mục nát.
Khu hành lang với những ô cửa, mái vòm mang đậm bóng dáng kiến trúc Gothic đặc trưng của phương Tây đã bị vỡ lớp kính, hoang vắng, cây cỏ mọc um tùm.
Khu hành lang với những ô cửa, mái vòm mang đậm bóng dáng kiến trúc Gothic đặc trưng của phương Tây đã bị vỡ lớp kính, hoang vắng, cây cỏ mọc um tùm.
Đường ống dẫn nước đã hư hỏng từ lâu, rêu bám đen kịt.
Ở dãy nhà từng dùng làm trường học đều khóa kín cửa, nhiều cửa sổ, cửa chính bị vỡ kính, mục nát. Bên trong các phòng ngổn ngang đồ vật, bị vẽ bậy khắp các mảng tường.
Ở dãy nhà từng dùng làm trường học đều khóa kín cửa, nhiều cửa sổ, cửa chính bị vỡ kính, mục nát. Bên trong các phòng ngổn ngang đồ vật, bị vẽ bậy khắp các mảng tường.
Khu hành lang dãy phòng học rêu xanh mọc thành thảm dày.
"Tu viện bỏ hoang gần 20 năm nay, kéo theo tin đồn ma mị nên thường có nhiều khách tới tham quan. Tôi ở đây từ năm 2000, đến nay thì chỉ còn ba hộ sống tạm bợ ở đây", bà Trần Thị Len (52 tuổi) nói.
"Tu viện bỏ hoang gần 20 năm nay, kéo theo tin đồn ma mị nên thường có nhiều khách tới tham quan. Tôi ở đây từ năm 2000, đến nay thì chỉ còn ba hộ sống tạm bợ ở đây", bà Trần Thị Len (52 tuổi) nói.
Dấu tích còn lại của một công trình tôn giao là bức tượng Đức Mẹ phía bên hông nhà nguyện. Người dân vẫn đến đặt hoa tươi dưới bức tượng này. Hiện, công trình này do ĐH Kiến Trúc TP HCM quản lý, đang chờ giải tỏa hết cư dân trong đây để tu sửa.
Dấu tích còn lại của một công trình tôn giao là bức tượng Đức Mẹ phía bên hông nhà nguyện. Người dân vẫn đến đặt hoa tươi dưới bức tượng này. Hiện, công trình này do ĐH Kiến Trúc TP HCM quản lý, đang chờ giải tỏa hết cư dân trong đây để tu sửa.
Quỳnh Trần