VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ hai, 20/1/2025

Tôi bị thoái hóa, gai đôi cột sống, thoái hóa khớp gối nên đi lại rất khó khăn. Tôi đã đi khám nhiều nơi nhưng vẫn không điều trị dứt điểm tình trạng này. Xin bác sĩ tư vấn hướng điều trị hiệu quả, xin cảm ơn.

Lê Thị Hoa, 48 tuổi, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa

THS.BS Đặng Khoa Học

Chào bạn,

Việc điều trị một trong hai bệnh thoái hóa cột sống hay thoái hóa khớp gối là rất phức tạp. Để điều trị dứt điểm cả hai bệnh của bạn, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp, đọc X-quang, MRI để xem tổn thương nào nặng hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn nhiều hơn. Từ đó sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị tối ưu nhất. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Bốn năm trước, em có tập gym nhưng không may bị co phần cơ lưng bên trái, nhìn mắt thường thì thấy sưng hơn bên còn lại. Trước không sao, nhưng hiện tại em thấy hơi đau lưng nếu ngồi hoặc đứng sai tư thế. Một vấn đề nữa là cũng tầm bốn năm trước, em đang chạy bộ thì bị nhói ở chân, gần ...

Phạm văn thành, 30 tuổi, Hà Nội

ThS.BS Đặng Khoa Học

Chào bạn,

Bạn có thể mang MRI cũ đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội để được tư vấn và thăm khám kỹ hơn xem có tổn thương cơ cạnh cột sống, dây chằng dọc trước, dọc sau, gai sống, thân sống hay đĩa đệm không. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Năm 16 tuổi, tôi phải làm việc nặng gắng sức, hậu quả là bị đau lưng, hai chân tê mỏi khó đi lại, sau vài hôm thì hết. Sau đó cứ khoảng một tháng bị lại như vậy, đi khám, chụp X-ray thì bác sĩ chẩn đoán đau lưng cơ năng, uống thuốc vẫn không giảm. Tôi ngừng thuốc, tập các môn thể thao cường ...

Hien Vu, 37 tuổi, Đồng Nai

ThS.BS Đặng Khoa Học

Chào bạn,

Với những triệu chứng bạn mô tả, có thể kể đến hai nguyên nhân phổ biến là đau do căng cơ cạnh cột sống hoặc hiếm hơn là do thoát vị đĩa đệm. Ngoài việc dùng thuốc, bạn nên tư vấn bác sĩ phục hồi chức năng để thay đổi các tư thế gây hại, việc này rất quan trọng cho việc tránh tái phát và làm bệnh nặng hơn.

Chúng tôi mời bạn đến gặp, thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán nhằm đưa ra hướng tư vấn và điều trị hiệu quả. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi muốn hỏi về kỹ thuật chữa thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc tách từ máu người bệnh. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

NGUYỄN ĐỨC VINH, 40 tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh

THS.BS Đặng Khoa Học

Chào anh,

Hiện nay, y văn thế giới chưa có các nghiên cứu đủ lớn chứng minh việc sử dụng tế bào gốc đem lại hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp gối. Và trong các phác đồ điều trị thoái hóa khớp của Mỹ hay châu Âu, cũng không đưa tế bào gốc vào. Việc sử dụng tế bào gốc chỉ đến từ các nghiên cứu nhỏ lẻ và chưa có bằng chứng khoa học y học cao. Trân trọng!

Tôi bị té xe vào tối 12/3/2021, sáng hôm sau chụp X-quang phát hiện trượt đốt sống cổ C6-C7 nhưng chụp MRI kết quả thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị nhẹ đĩa đệm C4-C5 ra sau trung tâm, không chèn ép tủy sống và rễ thần kinh. Bác sĩ cho uống nhiều loại thuốc trong 30 ngày. Cho tôi hỏi bác sĩ các vấn ...

Nguyễn Xuân Tùng, 40 tuổi, Quận 12, TP HCM

THS.BS Đặng Khoa Học

Chào bạn,

Các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ dựa vào các tổn thương có trên phim để đọc kết quả, các tổn thương khi đọc trên X-quang đơn thuần rất dễ bị nhầm lẫn hoặc bỏ sót. Để chẩn đoán chính xác nhất phải dựa vào cả thăm khám bệnh nhân (hỏi bệnh sử, triệu chứng, làm các nghiệm pháp khám...) và kết quả chẩn đoán hình ảnh. Tùy vào mức độ trượt cột sống, có mất vững hay không, có chèn ép nhiều hay không sẽ có các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau, nếu chèn ép nặng thậm chí có thể gây ra đau mỏi cổ, tứ chi, yếu liệt, mất cảm giác và thậm chí ảnh hưởng các hệ cơ quan trong cơ thể. Nếu không đáp ứng điều trị nội khoa có thể xem xét chỉ định phẫu thuật (tất cả các phẫu thuật đều có nguy cơ như dị ứng thuốc tê, thuốc mê, mất máu, nhiễm trùng)... Tuy nhiên, y học hiện đại rất phát triển đã làm giảm các nguy cơ và biến chứng xuống mức thấp nhất.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Con ngồi hay bị tê tay chân rất nhanh (bị từ nhỏ), ngồi khom cảm giác tê vùng lưng và bị đau lưng nữa,nằm liên tục cũng bị đau. Conđi khám thì không phát hiện gì? Bác sĩ cho con hỏi bị bệnh gì? Xin cảm ơn bác sĩ.

Văn Hoàng, 29 tuổi, TP Thủ Đức, TP HCM

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Chào bạn,

Có nhiều nguyên nhân gây tê tay chân và đau lưng. Để chẩn đoán chính xác, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám trực tiếp, cho các cận lâm sàng cần thiết như xquang cột sống, đo điện cơ, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Chúc bạn khỏe mạnh. Trân trọng.

Ông chú tôi nay 67 tuổi, ba năm trước bị tai biến nhẹ, sau khi trị liệu đã đi lại được nhưng tay chân còn yếu. Gần đây ông bị hiện tượng cứng đốt sống cổ xoay trở khó khăn và tê bì chân tay. Kính nhờ bác sĩ tư vấn và điều trị giúp ông. Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Hoàng Hải, 54 tuổi, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP HCM

THS.BS Đặng Khoa Học

Chào anh,

Triệu chứng cứng đốt sống cổ kèm tê bì chân tay có thể là triệu chứng trong bệnh thoái hóa cột sống cổ, lồi đĩa đệm/ thoát vị đĩa đệm có chèn ép rễ thần kinh, ngoài ra triệu chứng tê bì cả tay và chân, có thể gặp trong các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, thậm chí di chứng của tai biến. Do đó, chú của anh cần đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ làm các xét nghiệm như chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ, cần thiết xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác bệnh lý và có biện pháp điều trị phù hợp. Chúc chú của anh và gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc. Trân trọng!

Em bị tai nạn vỡ thân đốt D12 nằm điều trị tại bệnh viện tám ngày không phẫu thuật vào tháng 11/2018, đến nay đã hơn 2 năm. Cho em hỏi em có thể làm nặng và chơi đá bóng được chưa? Xin cảm ơn bác sĩ.

Ngô Bảo Hiệp, 32 tuổi, Vạn Ninh, Khánh Hoà

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà


Chào bạn!

Gãy đốt sống thường xảy ra sau những chấn thương mạnh, nguy hiểm. Tùy vào mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ quyết định điều trị phẫu thuật hay bảo tồn. Hơn hai năm thì đã đủ thời gian cho xương gãy hồi phục, để trả lời "bạn có thể làm nặng và chơi đá bóng được chưa?" bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa cột sống để được kiểm tra lại một cách đầy đủ và toàn diện. Nếu bác sĩ đánh giá tổn thương của bạn đã hồi phục hoàn toàn thì xin chúc mừng, bạn có thể sinh hoạt và chơi thể dục thể thao theo sở thích, nhưng lưu ý tập luyện và vui chơi phải đúng cách để giữ gìn sức khỏe, chúc bạn nhiều may mắn. Trân trọng!

Tôi 50 tuổi, bị gai cột sống L4, 5 từ năm 2018. Ban ngày sinh hoạt bình thường không bị đau nhưng khi ngủ đến bốn giờ sáng thì đau vùng thắt lưng. Tôi ngồi dậy một lúc thì hết đau hoặc bẻ mình là hết đau nhanh hơn. Triệu chứng xảy ra hàng ngày. Xin chuyên gia cho tôi biết tình trạng bệnh của ...

Phạm Văn Huynh, 50 tuổi, Cư xá Đô Thành, quận 3, TP HCM

ThS.BS Đặng Khoa Học

Chào bạn,
Với triệu chứng xảy ra thường xuyên như vậy bạn nên mang phim MRI đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám lại xem có nguyên nhân nào khác
gây ra các triệu chứng ban đêm ngoài gai cột sống không. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán, bạn có thể tham khảo Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TPHCM tại địa chỉ số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh hoặc Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội tại địa chỉ số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ.

Tôi 65 tuổi, đã mổ thoát vị đĩa đệm L4, L5 năm 2015, thay đĩa đệm và đóng nẹp cột sống. Sau khi mổ, chân hết tê, đi đứng bình thường; tuy nhiên, có hiện tượng tê bì hai bàn chân. Bác sĩ cho tôi uống thuốc nhưng không hết.

Sau sáu tháng, hai bàn chân tôi có hiện tượng mất cảm giác, cứng ...

Nguyễn Thanh Vân, 65 tuổi

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Chào anh,

Hiện tượng tê bì hai bàn chân có thể do nhiều nguyên nhân, trường hợp này cũng có thể nghĩ tới việc thoát vị đĩa đệm các tầng trên của L4,5. Anh nên đi tái khám, để bác sĩ kiểm tra lại, cho MRI cột sống thắt lưng lại, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Chúc anh khỏe mạnh. Trân trọng!

Bác sĩ tư vấn giúp em các bài tập (video) vật lý trị liệu bệnh lệch cột sống (ra trước) L4, L5. Cảm ơn bác sĩ.

Truong Quoc Hung, 64 tuổi, Cà Mau

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà


Chào anh, xin trả lời câu hỏi của anh:

Lệch cột sống ra trước được gọi là trượt đốt sống ra trước. Theo Meyerding, trượt đốt sống được chia thành 5 mức độ. Mức độ trượt được xác định bằng tỉ lệ dựa trên phim X quang quy ước ở tư thế nghiêng.

• Độ 1: trượt 0 - 25% thân đốt sống.
• Độ 2: trượt 26 - 50% thân đốt sống.
• Độ 3: trượt 51 - 75% thân đốt sống.
• Độ 4: trượt 76 - 100% thân đốt sống.
• Độ 5: trượt hoàn toàn, đốt trên hoàn toàn rời khỏi bề mặt thân đốt dưới.

Tùy vào mức độ sẽ có những biện pháp luyện tập và điều trị khác nhau, bác sĩ cần thăm khám, đánh giá tình trạng của anh rồi mới đưa ra lời tư vấn cụ thể và chính xác.

Anh có thể liên hệ Hệ thống các Phòng khám Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome để được tư vấn, đặt lịch thăm khám, tại đây sẽ có giáo án phù hợp với anh.

Chúc anh khỏe mạnh, hạnh phúc. Trân trọng.

Em bị thoái hóa đốt sống thắt lưng, gai cột sống và cho thuốc về uống. Sau một thời gian, bệnh có thuyên giảm nhưng gần đây em đi lại khó khăn, mỗi lần ngủ dậy bước chân trái xuống là cảm giác đau ở đầu gối trái phải nấn ná bàn chân mới đứng vững được. Em cũng uống rất nhiều nước lọc một ...

Trần Thanh Phong, 41 tuổi, Đà Nẵng

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Chào bạn,

Uống nước nhiều không phải là nguyên nhân. Đau đầu gối có rất nhiều nguyên nhân, trường hợp của bạn nên đến khám để bác sĩ kiểm tra trực tiếp, cho các hình ảnh học như X-quang khớp gối để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị, chế độ sinh hoạt phù hợp. Chúc bạn khỏe mạnh, hạnh phúc. Trân trọng!

Kết quả chụp X-quang của tôi cho thấy gai cột sống. Hiện tại, tôi tê bàn chân và đau khớp háng phải. Nhờ bác sĩ tư vấn điều trị. Xin cám ơn.

Nguyễn Khắc Hải, 61 tuổi, Gò Công, Tiền Giang

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Chào anh,

Tê bàn chân có thể có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh, và đau khớp háng phải, thường gặp nhất có thể do thoái hóa khớp háng, hoại tử chỏm xương đùi... Để tìm ra nguyên nhân chính xác, anh nên đến khám để bác sĩ kiểm tra, cho các cận lâm sàng cần thiết để đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất. Chúc anh khỏe mạnh. Trân trọng!

Tôi bị tê tay trái đi khám, bác sĩ yêu cầu chụp MRI và đo điện cơ tay trái nhưng các kết quả vẫn bình thường. Bác sĩ chỉ định tập vật lý trị liệu (chạy điện tay trái và kéo cổ), thời gian tập được 15 ngày, tuy nhiên không có kết quả nhiều và tay trái vẫn tê. Vậy xin cho tôi hỏi ...

Nguyễn Nhật Tân, 43 tuổi, TP HCM

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Chào bạn,

Bạn nên đến khám để bác sĩ kiểm tra lại xem nguyên nhân tê tay là do đâu, có thể đo điện cơ kiểm tra lại vì có thể có sai lệch giữa các thời điểm đo khác nhau, và biểu hiện lâm sàng sớm hơn trên điện cơ đồ nên lần đầu ra kết quả bình thường. Khi tìm được nguyên nhân, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn hướng điều trị cụ thể. Chúc bạn khỏe mạnh, hạnh phúc. Trân trọng!

Tôi 36 tuổi. Cách đây ba ngày, tôi bị khục lưng, sau đó người lệch sang bên phải. Tôi đi chụp X-quang, kết quả cho thấy, trượt đốt sống L5 ra trước độ I; hình ảnh thoái hóa dạng mỏ xương thân các đốt sống thắt lưng L3, 4, 5; hình ảnh hẹp khe đĩa đệm liên đốt L4-L5, L5-S1.

Bác sĩ kê cho ...

Nguyễn Thị Hà, 36 tuổi, Thái Nguyên

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Chào bạn,

Với những kết quả bạn mô tả thì không quá nguy hiểm và cũng chưa có chỉ định phẫu thuật. Bạn cần được sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm, mặc áo cố định ngoài và cần nằm nghỉ trong các đợt đau cấp, bên cạnh đó cần phối hợp vật lí trị liệu bằng các bài tập của bác sĩ chuyên khoa để tăng cường sức cơ lưng, đùi, bụng. Nếu béo phì, bạn cũng nên giảm cân về sau. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám trực tiếp và điều trị phù hợp. Chúc bạn khỏe mạnh, hạnh phúc. Trân trọng!

Con tôi 15 tuổi, mới đây đi khám xương khớp ở một phòng khám. Cháu bị bàn chân bẹt, cột sống bị lệch nên bác sĩ điều trị đề xuất đặt đệm lót giày, sau đó, nắn cột sống. Tôi chọn giải pháp dùng lót giày trước rồi mới cho cháu điều trị tác động. Tuy nhiên, quá trình đi giày cháu gặp nhiều khó ...

Hải Anh, 37 tuổi, Quận 7, TP HCM

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Chào bạn,

Việc đặt miếng lót chỉ dành cho một số trường hợp có bất thường về bàn chân, ví dụ như bàn chân bẹt như con của bạn, cần phải đo đạc cấu trúc bàn chân (bằng máy chuyên dụng) để lựa chọn miếng lót phù hợp. Miếng lót sẽ làm cho việc đi đứng dễ chịu hơn do phân bố lực tác động lên bàn chân đều hơn. Vì vậy, bạn có thể mang cháu đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng và Y học Vận động Nutrihome để được kiểm tra cũng như chỉ định miếng lót phù hợp cùng giáo án tập luyện nhằm cải thiện hệ dây chằng vùng bàn chân, cải thiện tình trạng cột sống mà không cần kéo nắn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Tôi năm nay 62 tuổi, bị đau lưng gần năm năm, đi chữa bệnh ở nhiều bệnh viện nhưng không hết bệnh. Uống thuốc tây vào theo toa bác sĩ bệnh viện thì gây đau bao tử, tôi không dám uống tiếp tục nữa.

Có bác sĩ sau khi xem phim X-quang, khuyên tôi "sống chung với lũ". Hiện nay, hàng ngày tôi tập ...

Phạm Văn Hùng, 62 tuổi, TP HCM

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Chào anh,

Anh cần đến khám trực tiếp để bác sĩ xem nguyên nhân đau lưng do đâu, có cần thêm các cận lâm sàng xét nghiệm gì không, điều trị bảo tồn được hay phải can thiệp phẫu thuật... để phục hồi chức năng vận động và chất lượng cuộc sống. Chúc anh khỏe mạnh, hạnh phúc. Trân trọng!

Đau cột sống có thể chơi thể thao được không?

Lê Đạt, 31 tuổi, Tây Ninh

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà

Chào bạn,

Khi bị đau cột sống và hầu hết các bệnh lý khác chẳng những bạn có thể tham gia thể dục, thể thao mà còn rất cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Nhưng bạn phải lưu ý lựa chọn môn thể thao phù hợp với mình, thời gian và phương cách tập luyện. Trường hợp của bạn, do đau cột sống có nhiều nguyên nhân như thực thể hay cơ năng nên chỉ cần xác định nguyên nhân, bác sĩ liền có thể giúp bạn lựa chọn và thiết kế khối lượng tập luyện (thời gian và cường độ) nhằm cải thiện tình trạng đau cột sống đồng thời nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.

Em thuộc diện lao động nặng hay mang vác, bê kiện hàng nặng. Khoảng nửa năm trở lại đây, cứ mỗi sáng thức dậy, em lại thấy lưng bên trái đau, nhưng khi em vận động một chút thì lưng lại không đau nữa. Kết quả chụp X-quang xương sống không có vấn đề, chỉ bị giãn cơ. Em đã tạm nghỉ hai tháng này ...

Nguyễn Dương, 32 tuổi, Thanh Hóa

TS.BS Tăng Hà Nam Anh

Chào bạn,

Theo mô tả, có thể nghĩ nhiều tới việc bạn bị đau co thắt cơ cột sống thắt lưng do tính chất công việc của mình như hay khuân vác sai tư thế. Để điều trị hiệu quả, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng viêm, giãn cơ, hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu cho cột sống thắt lưng, các tư thế đi đứng sinh hoạt làm việc cho đúng tư thế sinh lý cột sống, và có thể hỗ trợ thêm bằng các sóng laser, từ trường... Bạn nên đi khám bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, đưa ra phương án điều trị thích hợp với mức độ bệnh, có thể cần thêm lâm sàng khác như MRI để kiểm tra chất lượng đĩa đệm, tủy sống, rễ thần kinh... Chúc bạn khỏe mạnh, hạnh phúc. Trân trọng!

Tôi bị thoát vị đĩa đệm hai năm, chụp MRI cột sống, kết quả lồi đĩa đệm lan tỏa L2-3; L5-S1; chèn ép rễ L4 hai bên; rách bao xơ ép chùm đuôi ngựa; thoái hoá cột sống thắt lưng. Tôi đau buốt hai mông lan xuống mặt sau đùi đến tận bắp chân, cơn đau từng đợt dữ dội, có teo cơ mông, đùi.

...
, 64 tuổi, phường 3, quận Gò Vấp

THS.BS Đặng Khoa Học

Chào bạn,

Với trường hợp tổn thương đã lâu, chèn ép thần kinh gây tê yếu, thậm chí teo cơ thì nên đến gặp bác sĩ thăm khám, xem xét chỉ định phẫu thuật (nội soi, mổ mở hoặc can thiệp qua da tuỳ loại và vị trí tổn thương trên MRI). Trân trọng!