Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm. |
Dược sĩ Lê Phương. |
- Mỗi lần đi đại tiện đều bị sa trĩ, hơi rát, có thể lấy ngón tay đưa trờ vào hậu môn.
Xin hỏi phải điều trị như thế nào? (Lam Quang Khanh, 39 tuổi, 322/29 Nguyễn Đình Chiểu F4 Q3 TpHCM)
Như vậy ít nhất bạn đã bị trĩ độ 3, còn có thể kèm trĩ ngoại hay không hay những tổn thương nữa thì tôi chưa biết vì chưa được bạn thông tin. Bạn nên đi khám và khả năng bạn phải mổ mới khỏi được bệnh khá cao.
- Dạ, em chào các bác sĩ. Em là Hạnh em bị trĩ năm 2011 khi em sinh cháu đầu. Em đi khám thì bác sĩ nói em bị trĩ độ 2, em uống thuốc tây 2 tháng ko thấy đỡ. Sau đó em xem trên mạng ở trang thuốc dân tộc chữa khỏi em cũng đã hỏi ý kiến bác sĩ và uống thuốc nam 2 tháng nhưng ko thấy khỏi. Vậy em xin bác sĩ tư vấn cho em xem em bị trĩ nội hay ngoại độ mấy và có thể chữa khỏi ko ạ. Dạ em cám ơn bác sĩ. (nguyễn hạnh, 26 tuổi, Củ Chi -TP.Hồ Chí Minh)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Qua thông tin của bạn đưa chúng tôi không thể có chẩn đoán là trĩ loại gì, độ mấy. Thường khi có thai hay bị mắc trĩ hoặc bệnh trĩ nặng lên hoặc gây biến chứng. Trường hợp của bạn nên được khám bệnh tại chuyên khoa Hậu môn.
- Tôi đang mang bầu đến tháng thứ 7, nhưng mỗi lần đi thường hay bị đau và thỉnh thoảng ra máu.Vậy xin Bác sĩ cho hỏi bây giờ thì nên làm thế nào ạ. (Phạm Như Linh, 32 tuổi, Hà nội)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Khi đi ngoài ra máu, nguyên nhân thường do táo bón kéo dài và thường gặp ở người ít vận động, phụ nữ mang thai, người ăn ít chất xơ... Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
Tăng cường vận động thể thao, đối với phụ nữ mang thai bạn nên luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc vẫn động tại chỗ.
Trong chế độ ăn, bạn nên tăng cường chất xơ như: rau xanh, củ quả... Đồng thời, uống nhiều nước hằng ngày (2-2,5 lít mỗi ngày).
Bạn nên hạn chế các chất kích thích như: rượu, bia, chè, cafe, thuốc lá...
Nếu vẫn táo bón kéo dài, bạn có thể sử dụng các loại chất xơ hòa tan. Nếu vẫn đi ngoài ra máu, bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
- Chào bác sĩ, con gái em năm nay 6 tuổi, cháu thường xuyên bị táo bón. Thời gian này cháu bị trĩ,hậu môn có một búi nhỏ, đại tiện thường xuyên chảy máu. Bác sĩ có thể tư vấn giúp cháu có thể uống thuốc gì để cải thiện tình hình. Trường hợp này có phải can thiệp để cắt búi trĩ không? Cảm ơn bác sĩ nhiều! (La Nhung, 35 tuổi, HN)
- Dược sĩ Lê Phương:
Chào em, nếu bé đi cầu ra máu tươi, có một búi nhỏ ở hậu môn thì bé đã bị bệnh trĩ. Với bé 6 tuổi, nếu khắc phục được các nguyên nhân gây bệnh trĩ, bệnh của bé có thể tự hồi phục mà không cần thiết phải can thiệp bằng thắt hoặc phẫu thuật búi trĩ. Nguyên nhân gây bệnh trĩ của bé là táo bón, vì vậy, cần khắc phục ngay và triệt để.
Trước hết, em cho bé chế độ ăn nhiều chất xơ, nhiều nước, hạn chế đồ ăn cay nóng, có thể bổ sung men vi sinh chứa lợi khuẩn và chất xơ hòa tan như Golden Lab, mỗi ngày hai gói, có thể sử dụng liên tục đến khi bé hoàn toàn hết táo bón. Đồng thời, để điều trị bệnh trĩ hiện nay, em nên thực hiện đồng thời hai vấn đề:
Thứ nhất, ngâm hậu môn bằng nước muối ấm mỗi ngày một lần 15 phút, trong khoảng 15 ngày.
Thứ hai, Có thể sử dụng thêm An trĩ vương ngày 2 viên trong 2-4 tuần. Lưu ý, xoa bụng khi đi cầu.
- Xin chào bác sĩ!
Tôi năm nay 44 tuổi, tôi là nhân viên văn phòng, tôi có triệu chứng như sau: đi cầu ra máu, lúc có lúc không, tôi không bị táo bón và bữa ăn nào cũng phải có rau, như vậy tôi có bị trĩ không?cách sinh hoạt như thế nào để hạn chế, tôi chơi cầu lông mỗi ngày 1 tiếng và trong ăn uống có phải kiêng khem gì không. Xin cảm ơn bác sỹ (Đặng Tiến Thịnh, TP Long Xuyên , An Giang)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Thông tin của bạn đưa nói gọn lại chỉ có đi cầu ra máu mà đi cầu ra máu chỉ là triệu chứng của rất nhiều chứng bệnh vùng hậu môn hoặc trực tràng nên chúng tôi không thể kết luận là bệnh gì. Tất nhiên chảy máu là đa số có nguyên nhân từ bệnh trĩ nhưng cũng có khi là từ một bệnh rất nặng (như ung thư, polip...) cần được khám kỹ ở chuyên khoa Hậu môn - tiêu hóa. Hơn nữa, bạn đã 44 tuổi cũng cần chú ý đến những bệnh ác tính thuộc đại tràng. Bạn nên đi khám sớm ở những chuyên khoa sâu thuộc tiêu hóa và hậu môn.
- Tôi bị trĩ ngoại đã 38 năm. Đến nay, sau mỗi lần đại tiện đều phải rửa sạch rồi dùng ngón tay ấn nhẹ để trĩ tụt vào cho đến lần đại tiện tiếp theo. Trong suốt mấy chục năm nay không chảy máu hay đau đớn gì. Vậy xin ý kiến tư vấn của bác sĩ là tôi nên làm gì và có thể chữa được tận gốc hay không? Tôi xin trân trọng cám ơn! (Nguyễn Lam Ging, 68 tuổi, 296 Hồ Tùng Mậu, Hà Nội)
- Dược sĩ Lê Phương:
Chào bác, theo mô tả có thể bác bị trĩ nội độ 3. Với thời gian bệnh là 38 năm, bác nên đến bệnh viện để được khám và phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, trĩ nội độ ba rất dễ tái phát, đặc biệt ở người cao tuổi. Sau khi phẫu thuật, bác có thể sử dụng An trĩ vương để nhanh chóng hồi phục tổn thương, phòng ngừa tái phát. Thời gian sử dụng là 3 tháng với liều 6 viên mỗi ngày, chia hai lần.
- Xin chào các bác sĩ,
Tôi cách đây 5 tháng bị 1 lỗ rò hậu môn và đã đi phẫu thuật ở viện 108 khi đó các bác sĩ khám có bảo tôi bị cả trĩ nhưng bảo không cần thuốc mà về chịu khó vận động, tốt nhất là bơi lội vì tôi bị cả thoái hóa đốt sống cổ. Giờ tôi hay thấy ngứa hậu môn và có dịch gì đó ra hơi nhầy nhầy, không biết có phải bệnh trĩ tăng nặng không, khi soi nhìn qua gương tôi thấy nó khối màu đỏ nổi lên? đôi khi tôi trà sát hơi mạnh thì bị chảy máu. (Trần Minh Hoàng, 35 tuổi)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Rất có thể bệnh trĩ của bạn đã nặng lên có khi cần phải được xử lý nhưng phải khám cụ thể mới xác định và phân loại có còn bệnh gì khác không như: rò vẫn còn chưa khỏi hẳn, khối u... Tốt nhất bạn nên trở lại người đã mổ cho mình để được khám lại.
- Cháu chào các bác sĩ. cháu năm nay 26 tuổi, cháu có 1 số triệu chứng như sau: Ngứa hậu môn (chủ yếu chỉ ngứa vào ban đêm, nên thường tháo thức, khó ngủ), lúc tắm dội nước vào vùng hậu môn và xung quanh hậu môn đặc biệt dưới hậu môn thì thấy rất đau rát, có chất nhầy tiết ra từ hậu môn. Ấn vào hậu môn thấy đau, lúc đi ngoài thì có ít máu dính vào giấy vệ sinh. Các bác sĩ cho cháu hỏi đó là triệu chứng của bệnh gì và cách điều trị ạ. Cháu xin chân thành cảm ơn các bác sĩ. (Phạm Thị Thu Cúc, 34 tuổi, HN)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Biểu hiện như của bạn nhiều khả năng là bị bệnh trĩ. Bệnh hay gặp ở những trường hợp táo bón kéo dài, ít vẫn động thể lực và mặc các bệnh thuộc về đại trực tràng mạn tính...
Tùy theo vị trí của búi trĩ người ta chia ra thành trĩ nội và trĩ ngoại. Tốt nhất bạn nên đi khám để chẩn đoán xác định.
Đối với trĩ nội độ 1,2,3 và trĩ ngoại không có biến chứng bạn chỉ cần điều trị nội khoa. Đối với trĩ nội độ 4 và trị ngoại có biến chứng bạn cần phẫu thuật và thủ thuật.
Bệnh trĩ có khả năng tái phát cao, ngay cả khi đã điều trị khỏi hoàn toàn, thậm chí đối với cả trường hợp đã cắt trĩ. Cho nên, các biện pháp điều trị và dự phòng tái phát là vô cùng quan trọng.
- Làm thế nào phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng? Tôi đọc báo thấy cả hai có cùng triệu chứng đi cầu ra máu. Tôi đã đi khám bác sĩ, bác sĩ cho uống thuốc trị bệnh trĩ. Tôi vẫn lo lắng, bác sĩ không nội soi trực tràng thì sao biết tôi không bị ung thư trực tràng. (mcuong, 30 tuổi, HCM)
- Dược sĩ Lê Phương:
Chào bạn, bệnh trĩ và ung thư trực tràng đều có triệu chứng đi cầu ra máu, nhưng biểu hiện khác nhau. Với bệnh trĩ, đi cầu ra máu tươi, ra sau phân và không lẫn vào phân. Với ung thư trực tràng, triệu chứng phức tạp hơn, thường sẽ đi cầu ra máu đen, lẫn vào phân. Nếu bạn đã được bác sĩ khám và điều trị, bạn nên yên tâm điều trị theo hướng bệnh trĩ.
- Vợ em năm nay 27 tuổi bị trĩ ( không rõ trị nỗi hay ngoại ) em thấy phía hậu môn có lòi ra 1 cục trĩ to khoảng như hạt đậu phộng. Vợ là nhân viên văn phòng, nên việc đi lại ko được nhiều lắm.Vì nó lòi ra ngoài nên vợ em kêu rất đau. 10 ngày trước vợ em có lên nhà chùa bốc thuốc, các sư cô cho 10 thang thuốc về sắc uống trong đó có 2 loại thuôc em biết tên là Huỳnh Kỳ và Bạch Chỉ. Em có tư vấn cho vợ là nên đi khám và mổ xem thế nào, nhưng vợ cứ khăng khăng mổ chắc chắn sẽ không hết, mà nó sẽ tái phát lại. Vậy các chuyên gia cho em hỏi rằng, ngoài các phương pháp điều trị tại nhà trên, mình có phương pháp nào khoa học và hợp lý nữa không ạ.Mình cần phải bổ sung thêm các thuốc gì nữa? (Trần Bảo Phong, 35 tuổi)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Rất nhiều khả năng chị nhà đã bị bệnh trĩ và đã có biến chứng vì bệnh trĩ thông thường không đau, sinh hoạt kèm luyện tập, dinh dưỡng... là rất tốt nhưng không thể khỏi bệnh trĩ. Hơn nữa, trường hợp của chị chưa chắc chắn đã là trĩ vì chưa được một chuyên gia khám. Tốt nhất chị nhà nên đi khám bệnh ở một cơ sở có tay nghề cao vì trường hợp này đã có biến chứng. Nếu đúng là trĩ, mổ là biện pháp duy nhất có hiệu quả hơn cả đối với bệnh trĩ đã có biến chứng. Nếu mổ tốt (thầy giỏi), đúng phương pháp, người bệnh giữ gìn tốt đa số là khỏi. Chống tái phát (chắc chắn có tỷ lệ tái phát) sau khi mổ trĩ vì hiện nay nguyên nhân trĩ chưa biết). Tuy nhiên, nếu thầy mổ giỏi, người bệnh giữ gìn đúng phương pháp vệ sinh thì khả năng chữa khỏi cao (80-90%), khả năng tái phát ít.
- Tôi bị trĩ đã 10 năm nay nhưng không bị chảy máu chỉ mỗi lần đi ngoài lòi ra sau đó lại ấn vào liệu có phải đi mổ cắt không? Trĩ không hề đau không ảnh hưởng gì đến lao động thậm chí thể thao. Rất mong sớm nhận được câu tư vấn của bác sĩ. Trân trọng cảm ơn. (vũ hải, 34 tuổi, HN)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Trường hợp của bạn nhiều khả năng bị trĩ nội độ 3. Với trĩ nội độ 3 và búi trĩ nhỏ, bạn chỉ cần điều trị nội khoa. Biện pháp điều trị nội khoa nói chung:
Tập thói quen đi ngoài hằng ngày.
Tăng chế độ ăn giàu chất xơ, hạn chế chất kích thích.
Điều trị các bệnh mạn tính thuộc đại trực tràng (nếu có).
Tăng cường vận động thể thao.
Trong giai đoạn cấp hoặc cơ trĩ cấp (đi ngoài ra máu, đau rát, ngứa...) bạn nên sử dụng các thuốc điều trị có tác dụng làm vững bền thành mạch.
- Chào bác sĩ, em mổ trĩ năm 2008, ca mổ thành công và từ đó đến nay trĩ vẫn ổn. Cách đây ít tháng, sau lần bị táo bón, em nổi lên một cái nốt nhỏ, cứng, thi thoảng ngứa, không chảy máu, không có mùi, không gì cả. Gần đây, cạnh trĩ mọc 1 cái hạch cứng, không đau, khi ấn mạnh mới thấy tưng tức. Bác sĩ cho em hỏi thế em bị làm sao ạ, em cảm ơn (PHạm Hải Anh, 34 tuổi, Hà Nội)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Rất tiếc bạn không nói là được mổ trĩ theo phương pháp nào. Khả năng tái phát của bạn có thể xảy ra vì đến nay bạn đã mổ được gần 6 năm và vẫn còn táo bón. Việc bạn có một nốt nhỏ, cứng ở hậu môn là rất cần khám cụ thể để xác định bản chất cục đó mà nhiều khi chỉ có xét nghiệm mới xác định được. Bạn nên khám ở một chuyên khoa sâu về hậu môn, tốt nhất là khám lại chính người bác sĩ đã mổ cho mình. Xin cám ơn bạn, chào bạn!
- Chào bác sĩ. Mẹ cháu năm nay 54 tuổi, tiền sử đau dạ dày, thần kinh tiền đình, gai cột sống, khoảng vài năm trở lại đây có mắc bệnh trĩ. Mẹ cháu mới về hưu được gần 2 năm, trước đó rất thường xuyên tập thể dục, bơi, đi bộ và vận động nhiều nhưng ko hiểu sao lại bị trĩ. Hồi trước nhiều lần đi vệ sinh không được toàn phải dùng thuốc thụt mới đi được, không dám đi lâu vì sọ trĩ bị lồi ra. Dạo gần đây bệnh nặng thêm khiến mẹ cháu ngủ không được, vệ sinh rất khó khăn. Mẹ cháu chỉ uống thuốc chứ chưa có cách nào chữa trị dứt điểm. Ăn uống vẫn bình thường, nặng 49kg. Cho cháu hỏi là tình trạng như vậy có cần đi cắt không, ngoài cắt thì còn cách nào để trị dứt điểm không và giả sử cắt rồi thì khả năng bị lại có cao không? Cháu cảm ơn! (Trần Nhung, 27 tuổi, Tân Bình, TPHCM)
- Dược sĩ Lê Phương:
Những bệnh mẹ bạn đang có như đau dạ dày, thần kinh tiền đình, gai cột sống thường không liên quan tới bệnh trĩ, và cần điều trị dài ngày. Theo mô tả thì bệnh trĩ của mẹ bạn gây ra do táo bón. Bệnh trĩ được điều trị khỏi khi không còn búi trĩ, không còn hiện tượng đi ngoài ra máu tươi. Với trĩ nội độ 4, trĩ ngoại to mới cần can thiệp bằng phẫu thuật (cắt) và nếu vẫn tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (với mẹ bạn là táo bón, có thể là thói quen vận động chưa đúng tư thế) bệnh vẫn có thể tái phát. Như vậy, nếu bệnh trĩ của mẹ bạn chưa tới độ 4 (từ độ 3 trở xuống) có thể điều trị bằng nội khoa mà không cần phẫu thuật.
Trước hết, mẹ bạn cần chú ý chế độ ăn giàu chất xơ, nhiều nước, duy trì vận động đều đặn hằng ngày, hạn chế đồ ăn cay nóng, xoa bụng khi đi cầu để tránh táo bón. Tiếp theo, mẹ bạn nên điều trị để co búi trĩ, có thể lựa chọn một số sản phẩm hiện có trên thị trường chứa thảo dược như diếp cá, rutin, nghệ... và cần kiên trì sử dụng theo hướng dẫn khoảng 3-6 tháng.
- Bố tôi mổ trĩ bằng phương pháp longo đã được 1 năm nhưng nay ông vẫn thấy đau ở chỗ vết mổ, đi nội soi thì thấy búi trĩ đã tròn đều rất đẹp, duy chỉ có vết khâu vẫn còn chân chỉ, liệu có phải đau do chỉ chưa rụng ra hết không bác sỹ? Bác sĩ nội soi bảo có thể rút chân chỉ ra sẽ hết đau, như vậy có đúng không ạ? (Giang Kieu, 40 tuổi, Dong đa, Hà nội)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Rất tiếc bạn không cho biết cụ bao nhiêu tuổi. Mổ sau 1 năm vẫn còn đau là không bình thường lắm. Nếu bác sĩ nội soi đúng thì rõ ràng là do còn búi trĩ. Chắc có can thiệp thêm trong lần mổ trước nên mới còn chỉ khâu vì longo là mổ bằng máy, không có khâu. Nhiều khi nếu còn chỉ mà được lấy đi có thể hết đau. Nhưng phải do người chuyên khoa làm để tránh chảy máu vì cắt chỉ. Tốt nhất bệnh nhân được chính bác sĩ mổ khám lại.
- Cháu bị trĩ (xa búi trĩ ra ngoài) đi vệ sinh không chảy máu, nhưng phải lấy tay ấn hoặc dùng thuốc tây thì búi trĩ mới co lên được. Nhà cháu bố và anh trai đều bị.
Xin bác sĩ cho cháu biết bệnh của cháu thì điều trị ntn? cháu có bảo hiểm y tê của trường. Cháu xin cảm ơn! Rất mong sự hồi âm của bác! (Đặng Thị Thi, 23 tuổi, Thường tín - hà nội)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Trường hợp của bạn là trĩ nội độ 3. Bạn chỉ cần điều trị nội khoa và thực hiện các biện pháp dự phòng.
Điều trị nội khoa là phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn nên đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sản phẩm An trĩ vương để hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát.
Bệnh trĩ khả năng tái phát rất cao, cho nên bạn cần thực hiện tốt các biện pháp dự phòng như: tăng cường vận động thể thao, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích...
- Chào các bác sỹ. Cháu có một cục thịt dư ở hậu môn (cố định), cháu có khối thịt dư đó từ sau đẻ. Khi bị táo bón thì cháu đi ngoài có dính máu. Xin hỏi cháu có phải bị trĩ và phẫu thuật không ạ? (Nguyễn Thị Như Hạnh, 30 tuổi, Ba Đình - Hà nội)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Như mô tả, rất có thể bạn bị trĩ. Tùy theo loại trĩ, mức độ trĩ mà có biện pháp điều trị khác nhau. Bạn nên đi khám chuyên khoa ngoại hậu môn trực tràng để được chẩn đoán xác định và có biện pháp điều trị phù hợp.
- Chào chú Nhâm, năm nay con 22 tuổi, đã bị bệnh trĩ từ khi học năm lớp 12 rồi, con nghĩ chắc do con ngồi học quá lâu trong lớp, hoặc di truyền từ mẹ, nhưng thi đại học xong con đã đi cắt trĩ và sau một một khoảng thời gian thì không có vấn đề gì. Đến nay con thấy nó tái lại, khi vệ sinh xong phải nhét búi trĩ vào, ăn đồ nóng không được, con phải ăn nhiều rau. Con muốn hỏi là với tình trạng này con nên làm gì để trĩ có thể khỏi hẳn....? (Nguyễn Thành Phục, 22 tuổi, Dương Bá Trạc,F1,Q8)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Chào cháu! Rất tiếc hiện nay y học chưa tìm ra nguyên nhân của bệnh trĩ. Ngồi nhiều chỉ là một yếu tố thuận lợi có thể gây trĩ. Chưa có bằng chứng cho rằng bệnh trĩ là do di truyền. Rất tiếc cháu không cho biết cắt bằng phương pháp nào, tái phát là chuyện thường xảy ra nhất là nếu người mổ không chuyên nghiệp hoặc người bệnh không kiêng khem được hoặc do bệnh đã quá nặng - do cơ địa của bệnh nhân. Như cháu nói thì chắc đã tái phát và trĩ đã bị đến độ 3 (phải dùng tay nhét vào). Ăn nhiều rau quả... chỉ giúp một phần nhỏ không thể chữa khỏi bệnh. Cháu nên đi khám lại và nếu đúng nhiều khả năng phải mổ lại lần nữa mới hết hẳn được. Xin cảm ơn.
- Cháu sinh con đc gần một năm. Cháu đã cai sữa cho con. Từ hồi sinh xong, cháu không bị táo bón, nhưng rất nhiều lần đi ngoài, cháu bị đau hậu môn và thấy máu đỏ tươi ở giấy vệ sinh. Mẹ cháu bảo cháu bị trĩ nội. Cháu muốn đi khám nhưng không rõ đi khám và điều trị ở đâu ? Cháu muốn bác sĩ cho cháu một lời khuyên ạ. Cháu cảm ơn bác (Phạm Minh Phương, 28 tuổi, 9 Hồ Xuân Hương, Hà Nội)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Theo như bạn mô tả, có thể bạn bị trĩ nội. Bạn nên đến khám tại khoa ngoại hoặc khoa ngoại hậu môn trực tràng ở các bệnh viện tỉnh, thành phố.
- Xin chào bác sĩ, em tên Nguyễn Thị Thanh thúy - 38 tuổi, hiện là nhân viên văn phòng. Cho em hỏi thăm trung bình cách một ngày, em mới đi cầu một lần, mỗi lần đi xong thì hay đau lắm, còn hiện tượng ra máu thì chưa có, xin hỏi bác sĩ em có phải bị bệnh trĩ chưa? Bác sĩ chỉ em cách ăn uống cho dễ đi vệ sinh, có phải do em ăn ít nên cách một ngày mới đi được một lần ( khẩu phần của em là sáng ăn một ổ bánh mì, nếu ăn hủ tiếu thì được 1/2 bát, buổi trưa thì một bát cơm, tối thì được một bát rưỡi) nước hơn 2 lít một ngày, trái cây thì lúc có lúc không có.
Em xin nhờ bác sĩ tư vấn! (Thanh Thuy, 38 tuổi, HN)
- Dược sĩ Lê Phương:
Tình trạng của em, có hai vấn đề là ngồi nhiều (bệnh của dân văn phòng) và táo bón đều là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Theo mô tả, có thể em đã bắt đầu bị bệnh trĩ. Để biết mình có bị hay không, em nên đi khám. Tuy nhiên, bệnh của em (nếu có) cũng chưa nặng, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, bệnh sẽ tự khỏi bằng cách:
Thứ nhất là chế độ ăn uống: Ăn nhiều rau xanh, quả tươi và ăn hàng ngày. Nên ăn loại quả chứa nhiều chất xơ như bưởi, thanh long, cam, chuối (đặc biệt là chuối tiêu), đu đủ... Nên ăn thêm khoai lang, rau lang...
Thứ hai, bạn không nên ngồi quá lâu, nên vận động sau 30 phút ngồi một chỗ bằng cách đi lại. Bạn nên tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội, tập gym...
Nếu sử dụng các biện pháp trên mà không thấy đỡ bệnh, bạn nên đi khám để được tư vấn kỹ hơn.
- Thuốc điều trị bệnh trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi không thưa bác sĩ? (Kim Ánh, HCM)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Thuốc điều trị bệnh trĩ cũng có những loại ảnh hưởng đến thai nhi (đa số). Khi dùng thuốc, bạn nên rất chú ý điểm này nhất là những thực phẩm chức năng. Theo tôi biết An Trĩ Vương là loại thuốc đã được Bộ Y tế cho phép và không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, bạn cũng không nên dùng nhiều quá mà dùng liều lượng trung bình 4 viên một ngày trong 1 tháng rồi lại nghỉ, rồi tiếp tục dùng. Tất cả độ vài lần và kết hợp với chế độ dinh dưỡng... Bạn chú ý theo dõi thai nhi trong giai đoạn này. Chúc bạn thành công!
- Tôi mắc bệnh trĩ đã lâu, khoảng trên 20 năm. Thời gian gần đây do tính chất công việc nên phải uông bia rượu không kiêng được do vậy khi đi vệ sinh thường ra nhiều máu, khi làm việc ở gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Tôi muốn hỏi trường hợp của tôi nên chữa trị như thế nào, bằng phương pháp gì, thời gian chữa trị và có dứt điểm được không. Kinh phí về việc chữa trị. Rất mong được tư vấn và cá nhân mong muốn chữa trị dứt điểm. (Lương Thanh Sơn, 34 tuổi, HN)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Trường hợp của bạn cần thiết phải đi khám để chẩn đoán loại trĩ và mức độ trĩ thì mới có biện pháp điều trị phù hợp.
Đối với trĩ nội độ 1, 2, 3 và trĩ ngoại không biến chứng bạn chỉ cần điều trị nội khoa.
Với trị nội độ 4 và trĩ ngoại có biến chứng bạn cần điều trị bằng phẫu thuật hoặc thủ thuật.
Bênh trĩ có khả năng tái phát rất cao, ngay cả khi đã điều trị khỏi hoàn toàn cho nên các biện pháp dự phòng là vô cùng quan trọng.
Các biện pháp dự phòng gồm: tăng cường vận động thể thao, hạn chế ngồi nhiều đứng lâu, ăn nhiều rau uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích...
- Xin hỏi bác sĩ, vợ tôi năm nay 25 tuổi bị trĩ ngoại (gia đình vợ cũng có em vợ cũng bị trĩ), vợ tôi mới sinh em bé được 2 tháng. Vậy bác sĩ cho vợ tôi cách điều trị. xin cám ơn (lê văn giang, 29 tuổi, hải dương)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Thường không phải là trĩ ngoại đơn thuần. Qua kinh nghiệm của tôi thì ít nhất vợ bạn bị trĩ hỗn hợp (cả ngoại lẫn nội). Trong lúc đang cho cháu bú, bạn nên chú ý dùng thuốc khỏi ảnh hưởng đến cháu. Nếu trĩ không to lắm bạn có thể chờ khi cháu được 1 tuổi hoặc hơn hãy mổ vì tôi nghĩ trường hợp của bạn nếu đúng là trĩ chỉ có mổ mới khỏi. Trong khi chờ đợi, bạn có thể dùng thuốc và các chế độ ăn uống, tránh táo bón...
- Mẹ tôi năm nay 73 tuổi, bị trĩ nặng, những ngày này đang chảy máu nhưng mẹ tôi không chịu đi điều trị về trĩ. Mẹ tôi uống thuốc tim và huyết áp hàng ngày, liệu phẫu thuật cắt trĩ có khó khăn gì không? (Hoàng, Hà Nội)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Hiện, có nhiều biện pháp phẫu thuật cắt trĩ đạt kết quả cao, ít tái phát như: cắt bằng lazer, Longo, HCPT... Các biện pháp này thực hiện tương đối đơn giản và nhanh chóng. Bệnh nhân có thể về nhà trong ngày hoặc nằm điều trị một vài ngày. Tốt nhất bạn thuyết phục mẹ đi khám để chuẩn đoán mức độ từ đó lựa chọn biện pháp phẫu thuật phù hợp.
- Cháu chào bác sĩ, cháu năm nay 20 tuổi, bị trĩ từ năm học lớp 8. Cháu đã được gia đình lấy các loại lá về đắp được một thời gian rồi lại tái phát. Hiện giờ, trĩ của cháu ngày càng lớn, đi vệ sinh rất đau. Mọi người khuyên cháu đi mổ nhưng có người nói mổ rồi lại tái phát. Xin bác sĩ cho cháu hỏi làm thế nào để điều trị bệnh này tận gốc? Cháu cảm ơn bác sĩ. (LE THU THUY, 34 tuổi, HN)
- Dược sĩ Lê Phương:
Các loại lá cây, một số loại có tính kháng sinh thực vật giúp búi trĩ hết viêm. Vì vậy, bạn cảm giác thấy đỡ, sau đó búi trĩ viêm lại. Bệnh trĩ được phẫu thuật khi ở độ 3, độ 4 trở lên. Bạn không nói rõ mức độ bệnh trĩ của mình nên chưa thể tư vấn cụ thể được. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ để cắt bỏ búi trĩ, nếu bạn vẫn tiếp tục tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như táo bón, tiêu chảy, ngồi nhiều, đứng lâu... thì bệnh vẫn có thể tái phát. Để khắc phục tình trạng hiện nay, bạn cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt để tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh, ngâm hậu môn vào nước muối ấm, xoa bụng khi đi cầu. Bạn nên đi khám để xác định mức độ bệnh trĩ và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc. Đồng thời, bạn nên lựa chọn sử dụng thêm một số thực phẩm chức năng từ thảo dược giúp hỗ trợ hết táo bón, co búi trĩ, hết chảy máu khi đi cầu.
- Tôi bị cảm cúm sau đó uống thuốc tây dẫn đến táo bón. Khi đi ngoài và ra trĩ đến nay trĩ vẫn không lên. Vậy cách khắc phục thế nào. (Nguyễn Thị Hằng, 40 tuổi, THCS Đồng Hợp)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Táo bón kéo dài có nguy cơ rất cao dẫn đến bệnh trĩ. Trường hợp của bạn trước tiên cần khắc phục tình trạng táo bón bằng cách: tăng cường vận động thể thao, hạn chế ngồi nhiều, bổ sung thêm rau xanh và nước, hạn chế chất kích thích... Nếu búi trĩ vẫn không co lên được, bạn nên đi khám để điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn có thể uống sản phẩm An trĩ vương để hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát.
- Em bị trĩ khoảng 3 năm nay rồi. Tháng 5 năm 2013 em đi khám bệnh viện thì kết quả là trĩ độ 3 và được tư vấn mổ. Xin cho em hỏi ở Hà Nội có thể mổ ở những bệnh viện nào, thời gian từ mổ đến xuất viện mất bao lâu? (Vũ Văn Khuê, 34 tuổi, Thanh Miện, Hải Dương)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Trĩ độ 3 có lẽ nên mổ là phương pháp hữu hiệu nhất nhưng cũng còn tùy theo có kèm trĩ ngoại hoặc số lượng búi trĩ nội... mà quyết định phương pháp mổ. Ở Hà Nội, nhiều nơi có thể mổ trĩ tốt như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 108, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội, Bệnh viện Xanh Pôn... Thường sau mổ 3-4 ngày, bệnh nhân có thể xuất viện nhưng phải tiếp tục điều trị vì bệnh chưa khỏi (rất dễ nhiễm trùng vì vết thương ở chỗ bẩn, có nhiều phân...).
- Tôi bị bệnh trĩ cách đây đã khá lâu và có thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ. Xin bác sĩ tư vấn giúp chế độ ăn uống, sinh hoạt để không bị lại. Hiện tại, thỉnh thoảng tôi có bị táo bón. (hang, 32 tuổi, Ha noi)
- Dược sĩ Lê Phương:
Nếu bạn vẫn tiếp tục để bị táo bón, sớm muộn bệnh sẽ tái phát. Vấn đề của bạn hiện nay là khắc phục triệt để tình trạng táo bón của mình. Để tránh táo bón, bạn nên ăn nhiều rau xanh, quả tươi hằng ngày, uống mỗi ngày ít nhất 2 lít nước, hạn chế đồ ăn cay nóng và chất kích thích như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu... Bạn nên xoa bụng khi đi cầu, tập luyện thể thao hàng ngày đều đặn với các môn nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, nên tránh các môn cần phải gồng mình.
- Tôi bi bệnh tri đã đi cắt năm 2010 xong hiện tại vẫn bị mỗi lần đi vệ sinh có lúc còn chảy máu.Vậy theo bác trường hợp của tôi dùng An Trĩ Vương có khỏi không , xin bác sĩ tư vấn giúp (trần hồng Sơn, 34 tuổi, HN)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Trường hợp của bạn nhiều khả năng là trĩ tái phát. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng An trĩ vương để hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát. Liều dùng 6-9 viên một ngày chia 2 -3 lần tùy mức độ.
- Chào Bác Sĩ,
Tôi bị trĩ vào mổ cắt trĩ gần 10 năm nay. Tuy nhiên thời gian gần đây tôi thường bị thốn bên trong hậu môn (thường là ban đêm) và có cảm giác như muốn đi đại tiện nhưng không đi cầu được, vậy không biết đó là triệu chứng tái phát của bệnh trĩ hay là một bệnh nào khác? Mong bác sĩ cho lời khuyên (nguyen cuong, 45 tuổi, Quan 7)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Với tuổi 45 của bạn, bạn rất nên đi khám lại bệnh của mình, nhiều khi phải nội soi đại tràng để phát hiện hoặc bệnh cũ tái phát hoặc có một bênh khác mới phát sinh.
- Em thường đi vệ sinh rất lâu có thể tư 30 phút đến 90 phút thỉnh thoảng cảm thấy đau tức như có viên bi to gấp đôi viên bi bình thường bằng sắt bên trong hậu môn vậy em có phải bị trĩ không thưa bác sĩ? (minh hao, 39 tuổi, pleiku-Gia Lai)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Chưa thể kết luận là bạn có bị trĩ hay không bởi thông tin bạn đưa chưa đủ. Ví dụ có đi ngoài ra máu không? có trĩ lòi ra ngoài không?... Bạn cần đi khám về hậu môn và có nội soi.
- Cháu năm nay 28 tuổi thông thường nếu cháu 2 đến 3 ngày không đi ngoài thì khi đi cầu thường ra máu còn nếu cháu đi ngoài ngày một thì không có gì hết, cho cháu hỏi vậy có phải là biểu hiện của bệnh trĩ không, nếu có là nó đang ở giai đoạn nào, và cách chữa trị nó ra sao. Cháu xin chân thành cám ơn! (Nguyễn Công Bửu, 34 tuổi, HN)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
2 đến 3 ngày bạn mới đi ngoài một lần có nghĩa là bạn đã bị táo bón. Táo bón lâu ngày nguy cơ cao dẫn đến mắc bệnh trĩ. Bạn nên đi khám chuyên khoa ngoại để được chẩn đoán xác định từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
- Mẹ em năm nay 76 tuổi, bà thường xuyên thấy khó chịu không chỉ lúc đi đại tiện mà ngay cả những lúc bình thường. Do búi trĩ sa ra ngoài khoảng 1,5 cm, cũng có lúc đẩy lên được có lúc không đảy được, mẹ em bị ca bệnh về xương khớp nữa nên thường xuyên phải uống thuốc kháng sinh thì càng hay gặp phải. Như vậy, mẹ em có thể chỉ dùng một thuốc An trĩ vương có được không và uống thuốc trong thời gian bao lâu? Em rất mong nhận được câu trả lời sớm. Em cảm ơn rất nhiều! (Nguyễn Thị Hường, 29 tuổi, Hà Nội)
- Dược sĩ Lê Phương:
Việc thường xuyên phải dùng thuốc kháng sinh hay những loại thuốc khác để điều trị bệnh xương khớp là nguyên nhân gây táo bón, dẫn tới bệnh trĩ và làm nặng thêm tình trạng bệnh. Vì vậy, muốn điều trị khỏi các loại bệnh trên, mẹ bạn cần được điều trị ổn định bệnh xương khớp theo đơn của bác sĩ phối hợp với chế độ ăn uống, tập luyện, bổ sung dưỡng chất (sữa, thực phẩm chức năng).
Theo mô tả, bệnh trĩ của mẹ bạn đã ở độ 4, kết hợp với tuổi cao, việc điều trị bằng thuốc uống đơn thuần sẽ khó khỏi bệnh triệt để. Nếu muốn khỏi hoàn toàn, mẹ bạn nên phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ, sau đó sử dụng An trĩ vương khoảng 3 tháng để tránh tái phát bệnh. Tuy nhiên, nếu sức khỏe không cho phép phẫu thuật, mẹ bạn có thể kiên trì sử dụng An trĩ vương, sẽ giúp ổn định và giảm bệnh dần. Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể gọi tới số 1900 1259 để được các chuyên gia hướng dẫn thêm.
- Em chào bác sĩ ạ. Năm nay em 22 tuổi. Em vẫn chưa kết hôn. Em muốn nhờ bác sĩ tư vấn. Năm ngoái em bị táo bón nặng nên đã đi khám bác sĩ thì kết quả là em bị viêm loét đại tràng, trực tràng. Sau đó em uống thuốc trong một tuần thì đi được bình thường và bác sĩ chỉ cho em uống thuốc kháng sinh rồi thôi. Đầu năm nay em phát hiện minh bị sa búi trĩ, khi đi khám thì đc cho uống thuốc để búi trĩ teo lại. Em đã cố gắng uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh nhưng em rất ít khi có cảm giác đau bụng để đi toilet. Em muốn hỏi bác sĩ là uống thuốc thì tốt hơn hay là cắt trĩ thì tốt hơn và làm sao để hết trĩ và táo bón hoàn toàn?
Em xin chân thành cám ơn bác sĩ. (Bạch Lăng, HCM)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Chào cháu! Cháu bị táo nặng đó là một bệnh khó không thể khỏi qua 1-2 đơn thuốc được. Cụ thể cuối cùng cháu lại bị sa trĩ. Rất tiếc cháu không nói sa trĩ nhiều hay ít, có phải dùng tay đẩy vào hay không, có kèm chảy máu hay không... nên rất khó có lời khuyên. Có lẽ trước hết, cháu phải uống thuốc chống táo bón còn về trĩ nên đi khám thêm về hậu môn xem có đúng là trĩ hay không. Nếu đúng là trĩ cũng còn tùy theo loại trĩ, độ trĩ... mà quyết định điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Nói chung bệnh nhẹ mới có thể dùng thuốc còn nếu bệnh đã nặng chỉ có phẫu thuật mới khỏi được mà thôi.
- Thưa bác sĩ. Cách đây một năm tôi bị nứt hậu môn và đau rát, đi ngoài ra máu. Tôi có đi bệnh viện khám và nội soi bác sĩ chuẩn đoán trĩ cấp độ 2, cho dùng thuốc đặt hậu môn và thuốc uống, tuy nhiên đến nay chưa hết. Hiện nay vẫn còn hiện tượng là: mép hậu môn có nổi một nụm nhỏ đau rát chưa dứt bệnh trĩ. Tôi nghe nói đi đốt trĩ nhanh, hiệu quả và không tái phát. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên đối trường hợp như tôi có nên đi đốt trĩ, hay dùng loại thuốc nào tốt nhất. Cám ơn bác sĩ! (ĐINH QUỐC TÂN, 34 tuổi, HN)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Trường hợp của bạn có thể là bị trĩ hỗn hợp (cả trĩ nội và trĩ ngoại). Trước tiên bạn nên điều trị nội khoa theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với các biện pháp dự phòng. Nếu tình trạng không cải thiện, bạn nên đi khám chuyên khoa ngoại và phẫu thuật cắt trĩ. Hiện có nhiều biện pháp phẫu thuật đạt kết quả cao như: cắt lazer, đốt điện, longo... Tuy nhiên, khi thực hiện các biện pháp này, bạn cần đi khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
- Thưa bác sĩ, cho tôi hỏi làm thế nào để phòng tránh bệnh trĩ tốt nhất? (Nguyễn Thị Thanh Hà, 28 tuổi, Hà Nam)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Hiện nay, khoa học trên thế giới đã có quá nhiều nghiên cứu về bệnh trĩ nhưng vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân chính gây bệnh trĩ. Tuy nhiên, người ta cũng thấy được một số nguyên nhân thuận lợi tức là những yếu tố có thể giúp bệnh trĩ phát sinh và phát triển như táo bón, kiết lị, ỉa chảy, ngồi nhiều, ăn uống bừa bãi, hút thuốc lá... Muốn phòng tránh bệnh trĩ hữu hiệu, hiện nay hầu hết các tác giả trên thế giới đều khuyên người ta sống một cuộc sống lành mạnh, hoạt động, tránh tĩnh tại, dinh dưỡng hợp lý (nhất là tránh táo bón, ỉa chảy, kiết lị).
- Tôi bị bệnh trĩ ngoại. Tôi muốn phẫu thuật. Nhưng lại sợ di chứng. Có phương pháp nào triệt búi trĩ mà không bị di chứng không? (Phạm Trung Kiên, 33 tuổi, Hòa Bình)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Đối với trĩ ngoại không biến chứng, bạn không cần phải phẫu thuật mà chỉ cần điều trị nội khoa. Các thuốc điều trị nội khoa cần phải theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện các biện pháp dự phòng.
- Chào bác sĩ, cho em xin phép được giấu tên, năm nay em 24 tuổi, đã mắc bệnh trĩ 4 năm. Hiện búi trĩ đã sa ra ngoài 2-3cm, sau mỗi lần đi ngoài tôi phải dùng tay để nhét búi trĩ vào lại. Một tuần nay tôi đi ngoài ra máu, sau đó thì khá là rát. Em xin hỏi có cách nào để cầm máu không? Đơn giản và dễ làm vì em đang đi công tác xa nhà, phải một tháng nữa mới về lại thành phố. Cách chữa trị cho trường hợp của em là uống thuốc hay phẫu thuật, nếu phẫu thuật thì đến đâu ở TP HCM ? (Lê Cuộc Sống, 24 tuổi, TP. Hồ Chí Minh.)
Em đang thực hiện các biện pháp đọc được trên mạng là không ăn mặn, không rượu bia, không ngồi lâu quá một giờ, hạn chế khiêng vác vật nặng. Các điều đó có giúp được nhiều cho bệnh tình của em khôngĩ? Thức ăn thì em có ăn nhiều rau diếp cá, chuối và không uống cà phê nữa, như vậy có được không? Có cần bổ sung thêm chất gì nữa không ?
- Dược sĩ Lê Phương:
Bệnh của bạn đã ở mức độ 3, có chiều hướng tăng bệnh. Để tránh chảy máu và đau rát, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt như đã hỏi, đồng thời, nên đặt hậu môn bằng viên đạn trĩ như Protolog (có bán tại các nhà thuốc tây) khoảng 5 ngày, mỗi ngày một viên vào buổi tối. Bạn có thể bổ sung thêm một số chế phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc giúp hết chảy máu, co búi trĩ.
Để điều trị triệt để, bạn có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật tại khoa tiêu hóa của một số bệnh viện lớn ở TP HCM như bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Bình Dân... hoặc kiên trì uống An trĩ vương trong khoảng 6 tháng.
- Tôi thường xuyên bị đau bụng sau khi ăn xong, đau quặn lên và sau đó phải đi đại tiện. Đi đại tiện lúc đầu là táo bón, lúc sau là đi lỏng. Khoảng nửa tháng nay, tôi đi đại tiện có dấu hiệu rất đau, rát và chảy máu đỏ tươi ở hậu môn, hậu môn không có cục thịt lồi lên, nhưng tôi có cảm giác hơi sưng. Xin cho tôi hỏi có phải tôi bị đại tràng và bệnh trĩ không? Có thể uống thuốc khắc phục chữa trị không? Nếu đi khám thì đi khám ở đâu? Tôi sống và làm việc tại Hà Nội (Lại Huyền Anh, 41 tuổi, Hà Nội)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Ít nhất bạn mắc bệnh đại tràng và trĩ - nếu không nói còn những bệnh khác mà chỉ có nội soi đại tràng toàn bộ mới phát hiện được. Bạn có thể đến các bệnh viện lớn ở Hà Nội để khám chuyên khoa tiêu hóa và cần được nội soi đại tràng toàn bộ để phát hiện bệnh. Tuy theo khám và soi mà quyết định điều trị.
- Tôi có con gái 4 tuổi. Cách đây một năm cháu xuất hiện phía sát rìa dưới hậu môn đoạn thịt ngắn khoảng 0,3 cm. Thưa các bác sĩ đây có phải bệnh trĩ, cách điều trị thế nào ạ. Xin cảm ơn! (Nguyen Ly Sắc, 34 tuổi, HN)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Trẻ em khả năng bị trĩ rất thấp. Tuy nhiên, một số trường hợp táo bón kéo dài vẫn có thể bị trĩ. Bạn nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán xác định. Bên cạnh đó, bạn hãy thực hiện các biện pháp để dự phòng táo bón cho bé bằng cách: ăn nhiều rau, uống nhiều nước, tăng cường vận động... Nếu vẫn không cải thiện, bé cần được được uống chất xơ hòa tan.
- Tôi đã điều trị xong bệnh trĩ bằng phương pháp tiêm búi trĩ ở Bệnh viện Y học dân tộc. Tôi được chẩn đoán là trĩ nội độ 2. Bây giờ tôi không còn đau rát nữa nhưng cứ khoảng 3, 4 ngày là tôi lại bị táo bón. Mỗi khi như vậy, tôi lại phải uống bột nhuận tràng mà lúc trước bác sĩ điều trị kê đơn, mỗi lần uống 1/2 gói thì hôm sau đi cầu khá nhiều có khi đi 2, 3 lần một ngày, các ngày sau cũng đi dễ nhưng khoảng 3, 4 ngày thì bị táo bón lại. Tôi cũng ăn rau nhiều và cố uống nhiều nước (1,5 - 2l mỗi ngày). Cho tôi hỏi có cách nào để không bị táo bón nữa mà không phải lệ thuộc phải bột nhuận tràng nữa. (nguyễn thị như ngọc, 27 tuổi, 69 bùi thị xuân, p.2, q.tân bình)
- Dược sĩ Lê Phương:
Nếu bạn vẫn để tình trạng táo bón xảy ra, bệnh trĩ rất dễ bị tái phát. Việc điều trị táo bón bằng thuốc nhuận tràng thường xuyên sẽ gây quen thuốc, không có lợi cho sức khỏe của bạn. Bạn nên tiếp tục chú ý ăn nhiều rau, uống nhiều nước, tập thể dục đều đặn mỗi ngày, hạn chế đồ ăn cay nóng và chất kích thích, đồng thời xoa bụng mỗi ngày một lần vào một giờ nhất định để tập thói quen đi cầu hàng ngày. Nếu vẫn còn táo bón, bạn nên lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón từ các thảo dược thiên nhiên, không nên dùng bột nhuận tràng.
- Tôi là nhân viên IT, công việc phải ngồi trước máy tính nhiều giờ liền. Hiện tại tôi chảy máu khi đi vệ sinh nhưng ko bị thường xuyên. Bác sĩ có thể tư vấn một số bài tập nhẹ nhàng có thể thực hiện trong văn phòng để hạn chế bệnh này không?
Cảm ơn bác sĩ. (Phùng Mạnh Hưng, HCM)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Những người ngồi nhiều (nhân viên văn phòng, nhân viên IT...) rất dễ bị táo bón. Đây là yếu tố thuận lợi của bệnh trĩ. Để khắc phục bạn nên thực hiện các biện pháp tập luyện như: chạy bộ, đi bộ, vận động tại chỗ. Ngoài ra, bạn có thể chơi một số môn thể thao như: cầu lông, tenis, bơi lội....
- Khi bị trĩ, nếu chỉ điều trị bằng đường uống thì có khỏi không bác sĩ hay bắt buộc phải phẫu thuật? (Hoàng Hưng, 42 tuổi, Bình Dương)
- Dược sĩ Lê Phương:
Nếu bệnh trĩ nội ở mức độ 3 trở xuống, trĩ ngoại không quá to thì có thể điều trị bằng đường uống mà không cần phẫu thuật, điều quan trọng là cần phải kiên trì và hạn chế các yếu tố nguy cơ gây bệnh như táo bón, tiêu chảy, ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác nặng... Với trĩ nội độ 4, trị ngoại búi trĩ to thì bắt buộc phải phẫu thuật. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, cần hạn chế tái phát và giúp nhanh chóng hồi phục tổn thương bằng các sản phẩm đường uống.
- Thưa bác sĩ,cho em hỏi em sinh năm 1992, đang làm công nhân ở 1 công ty điện tử, công việc của em phải đứng suốt 12h trừ những lúc ăn cơm và giải lao 2h 1 lần mỗi lần 10p. em thường hay bị đau lưng đau từ chỗ hông trở xuống, nhiều lần đau nhói rất khó chịu em bị toát mồ hồi và nỗi da gà, mỗi lần em đi đại tiện rất khó khăn.không biết em đang bị bệnh gì ak. bác sĩ có thể cho em biết những dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ, bệnh trĩ có di truyền không, vì bố em bị bệnh này (trần thị kim tuyến, 34 tuổi, HN)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Bạn có thể bị trĩ giai đoạn sớm (có thể trĩ nội độ 1 hoặc 2). Bệnh liên quan nhiều đến chế độ làm việc, chế độ ăn uống và hoạt động thể lực. Bệnh không liên quan đến di truyền. Để dự phòng bệnh trĩ, ngoài thời gian làm việc bạn cần vận động nhiều, hạn chế táo bón bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước hạn chế rượu, bia ...
- Tôi là nhân viên IT, công việc phải ngồi trước máy tính nhiều giờ liền. Hiện tại tôi chảy máu khi đi vệ sinh nhưng ko bị thường xuyên. Bác sĩ có thể tư vấn một số bài tập nhẹ nhàng có thể thực hiện trong văn phòng để hạn chế bệnh này không? Cảm ơn bác sĩ. (Phùng Mạnh Hưng, 35 tuổi)
- Dược sĩ Lê Phương:
Việc ngồi nhiều giờ liền như bạn thì nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao, và bạn là một điển hình. Với điều kiện làm việc của bạn, nên đi lại khoảng 5-10 phút sau mỗi giờ làm việc. Chú ý chế độ ăn nhiều rau xanh, quả tươi, uống nhiều nước, không ăn đồ cay nóng và chất kích thích. Mỗi ngày sau giờ làm việc, bạn nên tập một môn thể thao nhẹ nhàng, tránh phải gồng mình. Bạn nên xoa bụng khi đi cầu khoảng 5-10 phút, theo chiều quay của kim đồng hồ (nếu quay mặt vào tường), không nên rặn.
- Cách đây khoảng 1 năm, tôi từng đi khám tại bệnh viện địa phương và được chẩn đoán bị trĩ loại 3, tuy nhiên tôi không thấy đau hoặc bị chảy máu khi đi vệ sinh, chỉ có búi trĩ bị sa và dùng ngón tay đưa vào hậu môn. Tình trạng vẫn như thế cho đến hiện nay. Xin hỏi cách điều trị vì tôi rất sợ phải phẫu thuật (Long Bình, 35 tuổi, Bien Hòa)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Có lẽ bác sĩ tại địa phương đã chẩn đoán đúng loại trĩ của bạn là loại 3 (trĩ sa phải dùng tay đẩy vào). Bệnh trĩ nếu không có biến chứng thì không đau nhưng ít khi không chảy máu (tuy nhiên cũng có trường hợp trĩ không chảy máu). Tôi nghĩ trường hợp của bạn có trĩ độ 3 (chưa biết có thêm trĩ ngoại hay không vì độ 3 chỉ là nói lên có trĩ nội). Thường thì trĩ độ 3 nên mổ mới khỏi hẳn. Tóm lại bạn có thể bị trĩ độ 3 nên đi khám chuyên khoa sâu và được bác sĩ chuyên khoa mổ.
- Em bị bệnh trĩ đã lâu. Gần một năm nay, em có dấu hiệu ra nước vàng, hôi và ngứa. Em ở Bình Dương, vậy em có thể khám bệnh ở đâu. (Tan Dinh, 34 tuổi, HN)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Nhiều khả năng, bạn bị trĩ có biến chứng nhiễm khuẩn vùng hậu môn trực tràng. Tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa ngoại hậu môn trực tràng để được chẩn đoán xác định và điều trị phù hợp. Ở Bình Dương bạn có thể đến bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc các bệnh viện ở TP HCM.
- Tôi bị trĩ khoảng 12 năm, đi đại tiện búi trĩ ra ngoài phải ấn vào nhưng không đau và không chảy máu. Xin hỏi nếu không phẫu thuật mà giữ chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý có sao không. (Ngô Quang Vinh, 54 tuổi, Bình sơn quang ngãi)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Thường bệnh trĩ không đau, nhưng ít khi không chảy máu. Tuy bệnh của ban không đau, không chảy máu và chứ mỗi lần đi ngoài cứ ấn nó vào là hết chuyện đôi khi có thể "sống chung" với trĩ. Tuy nhiên, nó ẩn chứa một nguy cơ biến chứng chủ yếu là chảy máu và nhồi máu trĩ. Hiện nay, bạn đã 54 tuổi và còn khỏe, bạn rất nên nội soi đại tràng và khám bệnh chuyên khoa hậu môn trực tràng: nếu đúng trĩ độ 3 (còn tùy theo to hay nhỏ vì không thấy bạn thông tin) và trĩ to hoặc nhiều búi thì bạn nên phẫu thuật để tránh biến chứng và tránh bệnh nặng lên cùng thời gian, tuổi tác (mổ khi đã có tuổi tất nhiên bệnh vừa nặng, người vừa yếu không tốt bằng mổ bây giờ). Sau mổ, có thể uống thuốc để phòng tái phát vì quỹ sống của bạn còn khá dài.
- Bác sĩ ơi, liệu có khi nào bị trĩ lâu biến thành ung thư? Bác cho cháu hỏi có những biến chứng nào xảy ra đối với bệnh trĩ, cảm ơn bác (Khải Anh, 40 tuổi, HÀ Nội)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Cho đến nay không thấy thế giới thông báo có trường hợp nào trĩ chuyển thành ung thư. Trĩ có những biến chứng chính: chảy máu, sa trĩ, nghẹt trĩ (trĩ nhồi máu, rất đau).
- Em đang mắc bệnh trĩ khiến em rất lo lắng, hiện tượng như sau: xuất hiện búi trĩ ở hậu môn (không to lắm), khi đi ngoài bị đau và chảy máu. Em ra hiệu thuốc hỏi thì dược sĩ bảo nên uống Daflon, em uống hết một vỉ thì thường là khỏi nhưng sau khoảng một tuần lại bị lại, tình trạng cứ như vậy tiếp diễn trong 4 tháng nay.
Em làm văn phòng nên cũng thường xuyên ngồi bàn giấy suốt ngày. 4 tháng vừa rồi em nằm viện vì em bị tai nạn giao thông vỡ đầu gối nên cũng dùng nhiều kháng sinh. Hiện tại em đang dùng thuốc bắc để phục hồi khớp gối. Em rất mong bác sĩ tư vấn giúp em cách chữa để khỏi hoàn toàn, không bị nhanh tái phát như 4 tháng vừa rồi. Em xin cám ơn! (Nguyễn Thị Phong Lan, 35 tuổi, Hà Nội)
- Dược sĩ Lê Phương:
Ngồi nhiều, nằm lâu, uống kháng sinh đều là nguyên nhân gây táo bón dẫn tới bệnh trĩ và làm nặng thêm tình trạng bệnh của bạn. Daflon làm bền tĩnh mạch, vì vậy, giúp bệnh trĩ không nặng thêm và cũng cần phải điều trị theo đợt, ít nhất 3 tháng mới đạt hiệu quả tối đa. Để khỏi bệnh hoàn toàn, bạn nên chú ý chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước, tránh ngồi nhiều, đứng lâu, hỗ trợ hết hoàn toàn táo bón. Đồng thời, nếu búi trĩ chỉ ở mức độ ba trở xuống, bạn có thể lựa chọn phương pháp uống thuốc để điều trị. Nếu bệnh nặng hơn, bạn cần phải phẫu thuật, sau đó, dùng thuốc để hồi phục chức năng hậu môn và ngăn ngừa tái phát. Với thuốc uống, bạn có thể lựa chọn thuốc tây như Daflon, một số sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên chứa diếp cá, hoa hòe, nghệ... và kiên trì sử dụng theo hướng dẫn từ 3 đến 6 tháng.
- Bác sĩ cho tôi hỏi có phải sau khi đã cắt trĩ thì thỉnh thoảng vẫn bị són phân đúng không? Vì khi tôi đi hoặc đứng nhiều tôi có cảm giác bị ướt phía ngoài hậu môn rất khó chịu (nguyen cuong, 45 tuổi, Quan 7)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Sau khi cắt trĩ, có thể bị són phân hoặc chảy dịch tí chút nhưng không được lâu quá 6 tháng. Nếu sau 6 tháng vẫn có những hiện tượng này, cần phải được khám lại để được xem có hiện tượng gì khác không.
- Tôi bị trĩ cách đây 5 năm, khi có thai lần đầu tiên (Khoảng tháng thứ 7 cuả thai kỳ ). Đến nay, mỗi khi đại tiện, hay ngồi xổm búi trĩ bị xa xuống, lấy tay đưa vào, nó vẫn bình thường không đau đớn hay khó chịu. Ttrường hợp của tôi có cách nào điều trị không cần phẫu thuật không ạ?và nếu phẫu thuật thì nên ở đâu? Chi phí khoảng bao nhiêu ? (Trần Thị Tuyết Trinh, 36 tuổi, 528/5/118a Dien Bien Phu. Q10)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Bạn đang bị trĩ độ 3, với mức độ như vậy bạn chỉ cần điều trị nội khoa và thực hiện các biện pháp dự phòng.
Điều trị nội khoa phải theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó bạn có thể thực hiện các biện pháp dự phòng như: tập thói quen đi ngoài hằng ngày, hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tăng cường vận động... Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sản phẩm An trĩ vương để hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát.
Nếu sau 6 tháng điều trị nội khoa thất bại, bạn nên tái khám và cân nhắc phẫu thuật cắt trĩ. Hiện có nhiều biện pháp cắt trĩ cho kết quả tốt.
- Ba tôi năm nay 77 tuổi, bị trĩ nội sa vòng đi cầu ra máu. Mới đây chuẩn bị mổ, phát hiện bệnh mạch vành đã đặt stent, bác sĩ nói không mổ được, chỉ dùng nội khoa. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. (trần cao nguyên, 52 tuổi, 5 nguyễn trưc, huế)
- Dược sĩ Lê Phương:
Trường hợp của ba bạn có thể sử dụng An trĩ vương được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên, kiên trì uống từ 6 tháng trở lên giúp cầm máu, chống viêm, co búi trĩ và vẫn an toàn cho bệnh nhân tim mạch, tuổi cao. Bạn hãy gọi (04) 3 9 95 9969 để được tư vấn cụ thể.
- Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, tôi không biết bị bệnh trĩ từ bao giờ, nhưng tôi thấy ở hậu môn luôn chẩy ra nước màu vàng từ phân. Mẹ tôi nói không đau, không chẩy máu
Cho tôi hỏi mẹ tôi như vậy có nặng không? điều trị ở đâu? mất bao nhiêu thời gian và để lâu có nguy hiểm không? (Hoàng Quang Cương, Bin hf Hưng Hoà, Bình Tân, Tp. HCM)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Trường hợp mẹ bạn nên được khám ở chuyên khoa tiêu hóa của bệnh viện lớn. Nhất thiết phải nội soi đại tràng để tìm ra bệnh. Những thông tin của bạn không đủ để có chẩn đoán giúp bạn và do đó không thể nói bệnh nặng hay nhẹ hay điều trị trong thời gian bao nhiêu vì chưa biết là bệnh gì. Nhưng nhất thiết cần điều trị cho cụ.
- Xin chào các bác sĩ
Xin cho em hỏi con gái em được 4 tuổi, cách đây mấy tháng cháu đột nhiên bị một búi mà em thật sự không biết là ruột hay là gì ở lỗ hậu môn. Búi có màu đỏ hồng, rất căng khi đi đại tiện xong thì nó lòi ra. Em sờ vào thì cháu kêu đau và khóc. Khi cháu đi tiểu tiện cũng kêu đau. Sáng hôm sau thì nó xẹp bớt đi. Em ko hiểu là cháu bị làm sao cho đi bệnh viện khám thì bác sĩ có cho viên đặt. Tuy nhiên từ hôm đó tới giờ khi cháu đi ngoài thì cục thịt đó vẫn cứ lồi ra nhưng chỉ một ít thôi.
Em muốn hỏi có phải con em bị trĩ không? Bình thường cháu ít ăn rau nhưng cháu không bị nhiệt bao giờ cả, xin các bác sĩ tư vấn. (Nguyễn Thúy Hằng, 34 tuổi, tổ 18 Ngọc Thuỵ.Long Biên,HN)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Trường hợp của cháu như vậy là bị trĩ. Tốt nhất bạn nên tiếp tục điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện các biện pháp dự phòng như: cho cháu ăn nhiều rau, uống nhiều nước, tăng cường vận động...
- Tôi cách đây 5 tháng bị một lỗ rò hậu môn và đã đi phẫu thuật ở viện 108 khi đó các bác sĩ khám có bảo tôi bị cả trĩ nhưng bảo không cần thuốc mà về chịu khó vận động, tốt nhất là bơi lội vì tôi bị cả thoái hóa đốt sống cổ. Giờ tôi hay thấy ngứa hậu môn và có dịch gì đó ra hơi nhầy nhầy, không biết có phải bệnh trĩ tăng nặng không, khi soi nhìn qua gương tôi thấy nó khối màu đỏ nổi lên? Đôi khi tôi chà sát hơi mạnh thì bị chảy máu. Tôi đang không biết làm cách nào để đỡ và có thể điều trị tại nhà không? Nếu không thì có địa chỉ nào tin cậy để khám chữa? Mong bác sĩ giới thiệu, tôi xin cảm ơn! (Trần Minh Hoàng, HCM)
- Dược sĩ Lê Phương:
Theo mô tả, bệnh trĩ của bạn có thể đã nặng thêm, có viêm nhiễm, cần hỗ trợ điều trị để khỏi hoàn toàn chứ không thể đơn giản là vận động. Bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị tại nhà bằng cách ngâm hậu môn bằng nước muối ấm mỗi ngày một lần 15 phút, đặt hậu môn bằng viên đạn trĩ trong 10 ngày đầu điều trị, uống một trong các loại sản phẩm chứa thảo dược như diếp cá, nghệ, hoa hòe... giúp chống viêm, co búi trĩ, hết chảy máu. Đồng thời lưu ý chế độ ăn tránh táo bón, tránh ngồi nhiều, đứng lâu và tránh các động tác phải gồng mình hằng ngày.
- Thưa TS Nhâm, em có dấu hiệu của trĩ ngoài trong 6 tháng gần đây,bình thường thỉnh thoảng hàng ngày ở hậu môn hay lồi ra 1 cục bằng đầu ngón tay, em phải đi vào nhà vệ sinh rửa nước và dùng tay ấn cái đó nó mới vào. Em thỉnh vẫn uống thuốc đi khám BHYT nhưng chỉ thấy đỡ được ít bữa sau đó lại như cũ. Xin TS vui lòng tư vấn cho em nên sinh hoạt hàng ngày như thế nào, ăn uống..... Và nên điều trị ra sao (Nguyen Thanh Kien, 34 tuổi, HN)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Có lẽ gần như chắc chắn là trường hợp của chị là trĩ nội độ 3, không phải trĩ ngoại. Tất nhiên còn tùy theo búi trĩ đó to hay nhỏ, số búi trĩ nhiều hay ít mà quyết định điều trị như thế nào. Chính vì vậy, bạn uống thuốc chỉ đỡ một chút thôi, có nhiều khả năng bạn nên mổ mới dứt điểm được. Về sinh hoạt và ăn uống: sống cuộc sống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước, tránh ngồi nhiều, tránh các chất cay, nóng... Nhưng ăn uống và uống thuốc không khỏi được bệnh. Nếu đúng là trĩ độ 3, to, bạn cần khám cụ thể và quyết định hướng điều trị. Những loại thuốc điều trị bệnh trĩ chỉ có thể điều trị khỏi trĩ nội độ 1, độ 2 và độ 3 nhỏ. Trường hợp của bạn nhiều khả năng nên mổ, tất nhiên cần khám cụ thể mới quyết định.
- Tôi có một cục lồi ở miệng hậu môn làm cho đi tiêu phân không thành khuôn, như vậy có phải bị trĩ ?có cần điều trị cắt ở đâu - tôi đang ở Biên Hòa (hienvumanhhien@yahoo.com)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Trường hợp của bạn có thể là trĩ ngoại, nếu không có biến chứng gì (tắc mạch, huyết khối, nhiễm khuẩn...) thì chỉ cần điều trị nội khoa. Nếu có biến chứng, bạn phải đi khám và phẫu thuật cắt trĩ. Ở Biên Hòa, bạn có thể đến bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc các bệnh viện ở TP HCM để khám và điều trị.
- Kính gửi bác sĩ:
Ba tôi 59 tuổi, chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng lympho đang được điều trị hóa chất giai đoạn I (giai đoạn dùng thuốc gây suy tủy). Trong quá trình điều trị hóa chất xuất hiện trĩ ngoại gây trở ngại trong ăn uống sinh hoạt và thể trọng sa sút từ 57kg còn 49kg. Do sức khỏe yếu, hiện bác sĩ điều trị đang dừng hóa trị và kích bạch cầu tăng về mức 6.000. Xin hỏi bác sĩ phương hướng để giúp ba tôi cải thiện tình trạng đau do trĩ gây ra. Trân trọng cảm ơn. (Đặng Nhật Minh)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Trường hợp của ba bạn là rất khó khăn vì bạch cầu hạ thì khả năng nhiễm trùng cao, hơn nữa lại còn điều trị hóa chất. Bởi vậy, ba bạn nên cố gắng điều trị bảo tồn (không mổ). Ba bạn cần được một chuyên gia giỏi khám và cho hướng điều trị kết hợp với bác sĩ điều trị ung thư.
- Em ăn uống điều độ, ăn nhiều rau, đi cầu hàng ngày, không táo, làm văn phòng. em bị hai lần đi cầu ra máu tươi, sa một ít búi trĩ. Bác sĩ cho em hỏi có phải em bị cả trĩ nội và trĩ ngoại không ạ. Cách điều trị như thế nào à. (Đỗ Thị Bích Thủy, 135, Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Dựa vào vị trí của búi trĩ người ta chia ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Với mô tả như của bạn rất khó để có thể kết luận là trĩ nội hay trĩ ngoại. Tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa ngoại hậu môn trực tràng, nội soi trực tràng để chẩn đoán xác định. Tùy thuộc vào loại trĩ và mức độ trĩ để có biện pháp điều trị khác nhau.
- Kính gửi GS. Nguyễn Mạnh Nhâm.
Cháu bị trĩ từ 2005 đến nay. 2 năm trước cháu đi tiêm trực tiếp vào búi trĩ. Khi tiên thì khỏi, nhưng giờ thỉnh thoảng vẫn bị khi bị táo bón. Cháu muốn chữa trị rứt điểm. Vậy phải đến đâu? Chữa trong thời gian bao lâu? (nguyễn hữu hải, 38 tuổi, 406B3 TT Thanh Xuân Bắc HN)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Kinh nghiệm tiêm trĩ có thể có kết quả nhưng khả năng tái phát thường cao hơn phẫu thuật. Bạn nên đặt vấn đề phẫu thuật nếu trĩ tái phát to và sa nhiều (cần phải khám cụ thể mới biết). Bạn có thể điều trị trĩ tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội.
- Cháu năm nay 29 tuổi. Ở hậu môn cháu thỉnh thoảng bị lòi một cục thịt thừa đỏ đỏ và cháu thấy hơi bẩn, hường bị 1 lần một tháng vào những ngày cháu bị táo. Cháu nhớ ko nhầm thì cháu bị từ khi cháu hơn 10 tuổi như có phải bị bệnh trĩ ko? và phương pháp điều trị như thế nào xin PGS.TS Nguyễn Mạnh nhâm tư vấn giúp cháu. (Nguyễn Hoàng Thủy, 29 tuổi, Hà Nội)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Rất nhiều khả năng bạn bị polyp hậu môn nên được điều trị bằng cách cắt polyp. Dù sao cũng nên đi khám ở chuyên khoa hậu môn và tôi nghĩ rằng phương pháp điều trị duy nhất là phải phẫu thuật. Nếu đúng chỉ có polyp thôi thì phẫu thuật rất đơn giản, nhẹ nhàng.
- Thưa tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm
Tôi là công chức Văn phòng nên thời gian ngồi làm việc nhiều, bên cạnh đó do thói quen ăn uống, ít uống nước và hình như là bị di truyền nên đến nay tôi đã bị trĩ 3 năm nay. Hiện tượng: Hậu môn có búi trĩ lớn, đi cầu ra máu, khi đi cầu xong thì búi trĩ tự thụt vào được, tuy đã có uống thuốc nhưng thấy không khỏi. Xin Bác sĩ tư vấn cách chữa trị như thế nào cho hiệu quả? (Nguyễn Đình Vân, 1176/9 Trường chinh - Đà Nẵng.)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Qua những thông tin của bạn thì bạn là người có nhiều nguy cơ bị bệnh trĩ và rất có thể đang bị trĩ. Việc điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật... cần được khám cụ thể để "nhận dạng" búi trĩ của bạn mới có thể quyết định được.
- Xin bác sĩ cho biết phương pháp để phòng ngừa bệnh trĩ? (Quang Anh, 34 tuổi, Hà Nội)
- Dược sĩ Lê Phương:
Để phòng ngừa bệnh trĩ, điều quan trọng là cần tránh các yếu tố, nguy cơ gây bệnh trĩ như táo bón, tiêu chảy, bệnh nghề nghiệp, mắc một số bệnh mãn tính như ho kéo dài, viêm phế quản... Như vậy, hàng ngày, bạn nên chú ý chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ trên 2 lít nước mỗi ngày, tập luyện thể thao nhẹ nhàng, ít nhất 30 phút, tránh ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác nặng. Cần điều trị triệt để các bệnh mãn tính về tiêu hóa, hô hấp... Có một số tác nhân bất khả kháng như mang thai, sinh đẻ, người cao tuổi, khi đó, cần hỗ trợ bằng các sản phẩm an toàn như thảo dược chứa diếp cá, nghệ, rutin, đương quy...
- Thưa bác sĩ, em đã mổ trĩ cách đây 3 năm, nhưng cho đến nay khi đi tiêu trĩ vẫn lòi ra khoảng 3 đến 4 búi lận. Em vẫn nhét thuốc Protolog khi thấy đau. Vậy bác sĩ chỉ cho em cách nào cho nó giảm lòi trĩ được không ạ? (Bui thi Kim Anh, 38 tuổi, 8 Nguyen Hue, Q.1)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Bệnh trĩ khả năng tái phát rất cao ngay cả khi đã cắt. Ngoài các biện pháp điều trị bằng thuốc và phẫu thuật thì biện pháp dự phòng cũng vô cùng quan trọng để hạn chế tái phát. Để giảm việc lòi trĩ bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
Tăng cường vận động, hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu.
Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các chất kích thích.
Nếu không cải thiện, bạn phải đi khám để điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sản phẩm An trĩ vương để hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát.
Sau 6 tháng điều trị và theo dõi mà búi trĩ vẫn lòi ra, bạn nên đi khám và cân nhắc phẫu thuật cắt trĩ lại.
- Thưa giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm cháu vị viêm đại tràng kích thích và giờ bị trĩ, có đi khám nhiều bệnh viện trên TP HCM. Khi uống thuốc thì có bớt 1 thời gian, nhưng sau đó lại bị lại. Cháu không bị táo bón, phân thường mền có lúc lỏng. Mặc dù đã kiêng cữ rất nhiều nhưng bệnh vẫn nặng. Xin hỏi bác sĩ cách nào giảm được hai loại bệnh trên. (trần quang vinh, 29 tuổi, biên hòa - đồng nai)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Bạn nên đi khám bệnh đường tiêu hóa đặc biệt đại tràng và hậu môn. Nếu trĩ nặng thì không thể điều trị bằng ăn uống, cộng uống thuốc mà chỉ có phẫu thuật mới điều trị triệt để được. Bạn nên được khám tại những chuyên khoa sau ở những bệnh viện lớn của TP HCM.
- Cháu thỉnh thoảng rất đau ở hậu môn, nghe người ta nói nên cháu mua An trĩ vương uống, khoảng một tuần sau thì khỏi nhưng dừng uống một thời gian thì lại bị. Làm thế nào để chữa dứt điểm, cháu không bị sa búi trĩ? (Vũ Tuấn Anh, 35 tuổi, Hải Phòng)
- Dược sĩ Lê Phương:
Trường hợp của bạn là trĩ nội độ một. Để điều trị khỏi trĩ nội độ một bằng An trĩ vương, bạn cần uống trong ít nhất 4 tuần, hai tuần đầu mỗi ngày 9 viên chia 3 lần, hai tuần tiếp theo uống 4-6 viên mỗi ngày, chia hai lần. Ngoài ra, bạn nên tránh ăn đồ cay nóng, chất kích thích, tránh ngồi nhiều, đứng lâu và nên ăn nhiều rau xanh, quả tươi, uống nhiều nước. Bạn nên luyện tập thể thao đều đặn mỗi ngày và xoa bụng khi đi cầu.
- Tôi bị trĩ đã lâu, xưa nay đi ngoài phải rửa bằng nước và phải dùng tay lần đưa vào. Thỉnh thoảng có chảy máu nhưng không thường xuyên. Xin hỏi bệnh của tôi có được dùng xà phòng để rửa búi trĩ không? (Trương Hùng, 59 tuổi, đà nẵng)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Không nên dùng xà phòng để rửa búi trĩ dù là loại tốt nhất. Sau khi đi ngoài, nên rửa bằng nước sạch và ấm, rồi ngồi bệt vào chậu nước ấm có pha muối, ngâm 10-15 phút.
- Tôi 33 tuổi, lúc trước tôi không bị trĩ nhưng cách đây 5 năm, khi mang thai thì tôi bắt đầu bị trĩ. Sau khi sinh xong đến giờ tình hình không thuyên giảm,thường xuyên đi đại tiện là ra máu tươi và đau buốt... Nhưng búi trĩ lồi ra lại ko nhiều.
Với bệnh của tôi liệu có điều trị bằng thuốc được không hay phải tiến hành tiểu phẫu. Hiện tại tôi thấy quảng cáo rất nhiều loại thuốc uống điều trị nhưng vẫn chưa dám dùng. Xin bác sĩ tư vấn, nếu dùng thuốc thì nên dùng loại nào. Thành thật cảm ơn. (Anh Thư, 33 tuổi, TPHCM)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Phụ nữ mang thai nguy cơ bị trĩ rất cao do thai nhi chèn ép vào hậu môn tạo nên tình trạng táo bón. Đối với trường hợp của bạn, trĩ đang ở giai đoạn cấp. Bạn nên đi khám, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các biện pháp dự phòng tái phát.
- Bị trĩ độ 3 có thể mang thai được không. Xin các bác sĩ tư vấn giúp, xin cám ơn! (tran kim khoa, 35 tuổi, Đà Nẵng)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Bệnh trĩ nói chung là lành tính và ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh chỉ gây là một số khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt. Cho nên bạn hoàn toàn có thể mang thai khi bị trĩ. Lưu ý, mang thai là một yếu tố làm cho bệnh trĩ nặng hơn. Sau khi mang thai và sinh đẻ, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
- Thưa bác sĩ, năm nay cháu 22 tuổi, mới gần đây cháu phát hiện có dấu hiệu bị trĩ và đi khám thì bị trĩ nội độ 1. Cháu có uống thuốc Nam của một bác gần nhà. Uống xong thì cháu thấy đi đại tiện rất đều đặn và bình thường, nhưng mặt cháu lại bị lên rất nhiều mụn (điều mà chưa bao giờ cháu bị) vì thế cháu dừng không dám uống nữa.
Cháu muốn hỏi bác sĩ, có cách nào để trị tận gốc bệnh không ạ? Cháu cũng không uống cà phê, rượu bia, các chất cay nóng, tăng cường ăn rau xanh, hạn chế ăn thịt rồi ạ. Cháu cám ơn bác sĩ! (Lê Hằng, 22 tuổi, Mễ Trì Hạ, Từ Liêm, Hà Nội)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Trĩ nội độ 1 (nếu đúng thế) thì chữa nội khoa có thể khỏi. Nếu bạn đã dùng một loại thuốc thấy tốt nhưng lại mọc mụn ở mặt thì
- Nên tạm ngừng thuốc một thời gian xem mụn có hết hay không (có phải tại thuốc không vì có khi mụn mọc lại do một cơ chế khác)
- Nên đến hỏi ông lang để ông có thể gia giảm vị thuốc cho phù hợp với bạn
Trị tận gốc bệnh trĩ chỉ có một phương pháp là phẫu thuật nhưng trường hợp của bạn nếu đúng là mới ở độ 1 thì không nhất thiết phải phẫu thuật (tôi nhắc đi nhắc lại về chẩn đoán vì chẩn đoán trĩ độ 1 rất khó, cần xem cho chính xác vì trĩ độ 1 thường rất ít biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài).
- Khi tôi mang bầu được 7 tháng thì ở hậu môn có một búi lòi ra, tôi ngâm nước nóng mấy ngày thì khỏi. Nay bé của tôi được 9 tháng thì khoảng 3 tháng nay mỗi khi đi cầu thì búi thịt đó cứ lòi ra và phải lấy tay ấn vào thì nó mới thụt vào rồi tới đi cầu lần sau thì lại lòi ra, gần đây thì tôi thường xuyên bị táo bón. Xin bác sĩ cho tôi biết là tôi bị trĩ gì và phải chữa trị thế nào, có phải mổ không? Cám ơn bác sĩ. (Nguyễn Thị Duyên, 34 tuổi, Bình Minh, Vĩnh Long)
- Dược sĩ Lê Phương:
Trường hợp của bạn là trĩ nội độ 3. Nếu vẫn bị táo bón thường xuyên bệnh sẽ nặng dần lên. Bạn có thể lựa chọn một trong hai phương pháp điều trị sau:
Thứ nhất, phẫu thuật tại cơ sở y tế uy tín, sau đó dùng thuốc để hồi phục chức năng hậu môn và phòng tránh tái phát.
Thứ hai, điều trị nội khoa bằng thuốc uống, cần kiên trì trong khoảng 6 tháng. Để an toàn, bạn nên lựa chọn loại thuốc được bào chế từ thảo dược như diếp cá, nghệ, hoa hòe...
Tuy nhiên, để khỏi triệt để, ngoài việc điều trị như trên, bạn nên chữa dứt điểm tình trạng táo bón của mình. Thảo dược để điều trị bệnh trĩ ở trên có thể đồng thời giúp hết táo bón. Đồng thời, bạn nên chú ý chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn cay nóng và chất kích thích, không nên ngồi nhiều, đứng lâu, nên vận động thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày 30 phút và xoa bụng mỗi ngày vào một giờ nhất định để tập thói quen đi cầu hàng ngày.
- Xin Bác Nhâm cho cháu hỏi ở Hà Nội thì nên khám và điều trị (ở đây ý cháu là làm phẫu thuật cắt trĩ) (Hoang ANH, 36 tuổi, Hà Nội)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Cắt trĩ là phương pháp điều trị triệt để nếu đúng kỹ thuật trên 90% bệnh khỏi hẳn. Ở Hà Nội, bạn có thể đến bệnh viện Việt Đức, bệnh viên Quân Y 108, 103, bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội, Bệnh viện Xanh Pôn...
- Em đang mang thai và bị táo bón. Em dùng An trĩ vương có bị ảnh hưởng gì không? (nguyen ha, 34 tuổi, thanh xuan ,ha noi)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
An trĩ vương sử dụng an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Bạn bị táo bón có thể sử dụng sản phẩm này để phòng và hỗ trợ điều trị. Bạn có thể dùng 4-6 viên một ngày chia làm 2-3 lần. Ngoài ra, bạn nên tăng cường vận động, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các chất kích thích...
- Em năm nay 34 tuổi, cách đây khoảng 2 tháng bị triệu chứng đi cầu ra máu đỏ tươi, em có uống thuốc Daflon trong khoảng 3 tuần và thấy hiện tượng không còn đi cầu ra nhiều máu tươi như trước nữa. Tuy vẫn còn hơi đau rát mỗi lần đi cầu và đôi khi có thấy dính máu trong giấy vệ sinh. Xin hỏi các bác sĩ có phải tôi bị trĩ không và có nên tiếp tục uống thuốc Daflon để trữa trị tiếp. (Nguyen Vu Huy, 34 tuổi, Binh Thanh, Ho Chi Minh)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Trường hợp của bạn là đã mắc trĩ giai đoạn sớm (có thể trĩ nội độ 1 hoặc 2). Nếu đã qua giai đoạn cấp (không còn đi ngoài ra máu, không còn đau rát hậu môn) thì bạn không cần dùng thuốc Daflon để điều trị nữa. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện các biện pháp để dự phòng.
- Chào bác sĩ, tôi bị hiện tượng đi ngoài trĩ chồi ra phải lấy tay ấn vào nhưng ko ảnh hưởng nhiều lắm tới sinh hoạt, hiện tượng này chỉ xảy ra khi uống nhiều rượu, bia hoặc chất nóng... Hình như trước đây bác sĩ có chẩn đoán là trĩ độ một, vậy tôi có phải điều trị hay dùng thuốc gì không? Xin cảm ơn bác sĩ. (Tuấn Anh, Hà Nội)
- Dược sĩ Lê Phương:
Theo mô tả thì hiện nay bệnh trĩ của bạn đã nặng hơn độ một, có thể là trĩ nội độ ba. Khi uống rượu bia hoặc dùng đồ cay nóng, sẽ làm phồng tĩnh mạch trĩ, gây phồng búi trĩ, vì vậy, búi trĩ trồi ra. Đồng thời, rượu bia và đồ cay nóng sẽ gây táo bón, khó đi cầu, lúc đó, bạn phải rặn nhiều hơn cũng làm phồng búi trĩ.
Để điều trị khỏi bệnh của bạn, quan trọng nhất là bạn phải kiêng tuyệt đối rượu, bia và đồ cay nóng. Bạn cần bổ sung nhiều rau xanh, quả tươi, uống nhiều nước, vận động thể thao hàng ngày, tránh ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác nặng. Bạn có thể hỗ trợ để nhanh chóng khỏi bệnh bằng cách uống thực phẩm chức năng từ thảo dược thiên nhiên từ 3 đến 6 tháng hoặc đến cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể hơn.
- Chào Bác Sĩ.
Em là Nam giới, năm nay 34 tuổi.
Thời gian gần đây Em đi đại tiện thấy hậu môn bị chảy máu khi dùng giấy vệ sinh để lau, nhưng hiện tượng này không xảy ra thường xuyên. Mấy hôm nay thì lại không thấy gì, hậu môn của Em không bị lòi ra, đi đại tiện phân cũng bình thường không bị táo bón. Xin hỏi bác sĩ, triệu chứng vậy có phải em bị bệnh trĩ không ạ?
Cám ơn Bác Sĩ. (Phạm Hải, 34 tuổi, 261 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội)
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm:
Rất có thể bạn bị trĩ. Trĩ là một bệnh âm ỉ, không đau, thỉnh thoảng chảy máu (chảy máu có thể tự cầm, không cần thuốc nhưng sau ít lâu lại mắc lại). Trĩ cứ âm thầm như thế và nặng dần lên khiến người bệnh chủ quan vì công việc không chịu đi khám bệnh. Trường hợp của anh rất nên đi khám bệnh và qua đó (nội soi) có thể biết là trĩ hay là một bệnh khác. Bạn nên nhớ có 1 số bệnh cũng gây chảy máu tươi ở hậu môn, nhiều khi rất khó chữa nhất là nếu để lâu, bệnh nặng. Tóm lại, bạn nên đi khám bệnh về tiêu hóa và nên xin được soi trực tràng và hậu môn.
- Thưa bác sĩ, cho cháu hỏi nguyên nhân gây bệnh trĩ, lứa tuổi nào thường mắc phải, cách chữa trị cụ thể và cách phòng bệnh.
Bệnh này có biến chứng thành ung thư? Cách nào điều trị dứt điểm và không để lại di chứng?
Cháu cảm ơn các bác sĩ và hy vọng câu hỏi của cháu được trả lời chi tiết nhất. (Đức Thắng, 38 tuổi, Hà Nội)
- Bác sĩ Vũ Văn Lực:
Các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ gồm: táo bón kéo dài, ít vận động thể lực, mắc một số bệnh mạn tính ở hậu môn trực tràng, sử dụng nhiều chất kích thích như (rượu bia...).
Lứa tuổi hay mắc trĩ thường rơi vào nhóm trung niên. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cứ 2 người có một người mắc trĩ ở những người sau 40 tuổi.
Bệnh trĩ thường là lành tính, không có bằng chứng cho thấy bệnh trĩ có thể dẫn đến ung thư.
Điều trị bệnh trĩ phụ thuộc vào loại trĩ, mức độ trĩ.
Nói chung bệnh trĩ rất khó điều trị dứt điểm. Di chứng thường để lại là những búi trĩ nhỏ ở hậu môn hoặc những mảnh da thừa, không gây nguy hiểm nhưng có thể gây ra khó chịu cho người bệnh.