-
Thưa PGS. TS Lê Lương Đống, hiện tại tôi bị bệnh rong kinh đã 2 năm nay, đã đi khám và điều trị tại bệnh viện Hùng Vương (TP HCM), bác sĩ chẩn đoán "niêm mạc dày" và tiến hành nạo hút, sinh thiết 2 lần, kết quả bình thường. Tuy nhiên, tới chu kỳ kinh tiếp theo tình trạng rong kinh vẫn không hết, tình trạng máu vẫn ra nhiều hơn kéo dài ngày, máu đóng cục và đen, kèm theo triệu chứng đau lưng.
(Huynh Ngoc, 1974 tuổi, TP HCM)
Mong PGS. TS Lê Lương Đống tư vấn giúp nguyên nhân, cách điều trị và nơi điều trị. Chân thành cảm ơn!Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống:
Bạn bị chứng rong kinh, rong huyết. Theo y học hiện đại là do cường estrogen và cường foliculin. Để chữa căn bệnh này, ngoài biện pháp nạo niêm mạc buồng tủ cung, cần các phương pháp điều hòa và giảm các nội tiết tố đã nêu. Theo y học cổ truyền, bạn bị chứng huyết ứ khá nặng. Thêm vào đó, thận (thận trong y học cổ truyền chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể) cũng bất túc. Do đó, cần bổ thận, hoạt huyết tiêu ứ, thông kinh. Bạn nên đến thầy thuốc chuyên khoa để được khám và chẩn trị được hiệu quả hơn.
-
Cháu xin được hỏi: Cháu lấy chồng được gần một năm. Khi lấy chồng, vợ chồng cháu có thống nhất kế hoạch bằng phương pháp uống thuốc tránh thai hằng ngày. Cháu không nhớ rõ tên thuốc lắm. Cháu uống được 3 tháng thì dừng hẳn, nhưng sau khi dừng thì kinh nguyệt của cháu bị rối loạn, từ đó đến nay kinh nguyệt của cháu cứ 2-3 tháng mới xuất hiện. Khi chưa lấy chồng, kinh nguyệt của cháu rất đều. Cháu chưa có con. Xin bác tư vấn cho cháu ạ. Cháu rất lo lắng ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ!
(Nguyễn Thị Lan, 25 tuổi)Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống:
Chào bạn,
Các phương pháp tránh thai bằng thuốc nói chung đều tác động vào nội tiết của người phụ nữ, đến tuyến yên và buồng trứng. Việc tác động và gây rối loạn tùy theo từng người với các mức độ khác nhau. Trường hợp của bạn bị rối loạn nhiều, cơ thể cần thời gian để thiết lập lại nội tiết và nhịp sinh học của chu kỳ kinh.
Tôi khuyên bạn nên áp dụng biện pháp tránh thai hiệu quả khác, đồng thời thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn loại thuốc phù hợp hơn. Cũng xin nhắc bạn rằng, chu kỳ đều đặn, hành kinh màu sắc tươi, lượng huyết kinh vừa phải, không đau bụng là thước đo sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của chị em phụ nữ tuổi sinh đẻ.
-
Xin chào bác sĩ. Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu! Chu kỳ kinh nguyệt của cháu thường dài ngắn khác nhau, màu đen và bị vón cục. Cháu muốn hỏi cháu bị như vậy có ảnh hưởng tới việc sinh nở hay không, vì cháu có thai 2 lần nhưng bị thai lưu và sảy thai. Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều!
(Hoàng Thi Phương, 32 tuổi)Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống:
Chào bạn!
Chu kỳ kinh nguyệt không đều, máu màu đen và vón cục là không bình thường. Hiện tượng đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Theo y học cổ truyền, đây là những người khí huyết bất túc kèm theo huyết ứ. Liên hệ với y học hiện đại là do nội tiết không điều hòa, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cũng như quá trình phát triển của thai nhi. Việc sảy thai và thai lưu, cần căn cứ vào tuổi thai để biết được nguyên nhân cụ thể.
Bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa sản, thực hiện một số xét nghiệm và làm rõ hơn tình trạng bệnh. Điều trị theo y học cổ truyền, có bài thuốc kinh điển là tứ vật đào hồng để bổ huyết và hoạt huyết điều kinh, gồm thục địa, bạch thưởng, xuyên khung, đương quy, đào nhân, hồng hoa. Bạn có thể sắc uống hoặc sử dụng viên uống theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống
-
Thưa bác sĩ, mỗi lần có tháng cháu thường xuyên bị đau bụng đến độ chân tay uể oải, không còn sức lực. Cháu có uống thuốc bắc nhưng không hiệu quả. Vì quá đau ảnh hưởng đến công việc nên mỗi lần đến kỳ, cháu đều uống thuốc giảm đau. Chu kỳngày kinh của cháu rất đều, 28 ngày, cháu đã kết hôn được 4 tháng mà vẫn chưa thấy có thai. Liệu cháu có bị ảnh hưởng đến sinh sản không và cách chữa trị như thế nào ạ? Cháu cám ơn bác sĩ!
(Mai Thị Yến, 24 tuổi, Hà Nội)Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống:
Chào bạn!
Chu kỳ kinh 28 ngày đều đặn là bình thường. Bạn mới kết hôn 4 tháng mà chưa có em bé cũng không kết luận điều gì. Tuy nhiên, mỗi kỳ kinh đều đau bụng dữ dội thì cần theo dõi và điều chỉnh. Việc uống tân dược để giảm đau có thể giúp bạn dễ chịu tạm thời, nhưng nếu dùng dài ngày, kỳ kinh nào cũng sử dụng khiến bạn dễ gặp phải các tác dụng không mong muốn. Thống kê cho thấy, phụ nữ thường dùng nhóm thuốc giảm đau có chưa paracetamol và codein, hoặc thuốc làm giảm co bóp tử cung... Nếu dùng nhiều có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, tăng men gan. Nếu sử dụng nhiều hơn nữa có thể gây rối loạn đông máu, giảm bạch cầu, thậm chí gây xơ gan...
Bạn nên sử dụng các biện pháp thông thường nhưng có hiệu quả như chườm nóng, nên dùng thuốc y học cổ truyền có nguồn gốc thảo dược dễ dung nạp và an toàn.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
-
Thưa Phó giáo sư, Tiến sĩ, năm nay cháu 24 tuổi. Trước đây cháu rất ít khi đau bụng kinh nguyệt nhưng bây giờ lại đau co thắt phần bụng dưới rất nhiều. Hiện tượng này là do đâu ạ? Ngoài ra, trong thời gian có kinh nguyệt, nếu cháu tập thể dục thể thao thì có sao không ạ? Cháu cám ơn!
(Trần Mỹ Hằng, 24 tuổi)Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống - nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, nguyên Giám đốc bệnh viện đa khoa Tuệ Tĩnh.:
Xin chào cháu Hằng và độc giả báo VnExpress! Cám ơn độc giả đã quan tâm gửi câu hỏi về cho chương trình tư vấn điều trị đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt. Ban tư vấn mong rằng, độc giả VnEpress, đặc biệt là chị em phụ nữ có thể tìm thấy các thông tin hữu ích trong buổi chia sẻ hôm nay.
Đau bụng kinh là chứng thường gặp ở phụ nữ. Bình thường phụ nữ hành kinh theo chu kỳ của trăng (nguyệt tín). Tuy nhiên, do thay đổi sinh hoạt như lao động mệt mỏi, thiếu ngủ, ăn uống không phù hợp, cảm mạo, dùng thuốc tá dược... có thể làm thay đổi kinh nguyệt.
Theo Đông y, khí huyết không thông thì gây đau. Nếu đau trước khi hành kinh là do huyết ứ, kinh máu thường có sắc sẫm hoặc đen, nhiều huyết khối. Nếu đau bụng lúc đang thấy kinh, thường là do chứng huyết hư. Người sau hết kinh mà đau bụng là huyết rất hư. Nếu bạn đau bụng cả trước và sau hành kinh, tức là vừa huyết hư vừa huyết ứ. Nếu đau bụng kinh kèm theo chướng bụng thì là khí trệ. Đau bụng kèm theo buồn nôn là do đàm thấp, đau tăng khi gặp lạnh hoặc chườm nóng thấy dễ chịu là do gặp hàn... Tùy theo nguyên nhân mà thầy thuốc chuyên khoa sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
Trường hợp của cháu chưa cung cấp đủ thông tin nên khó tư vấn và chẩn đoán ược. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tập thể dục phù hợp, chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga... khi đang hành kinh.
-
Cháu chào các bác sĩ!
(Nguyễn Liên)
Cháu năm nay 30 tuổi, cao 1m60, nặng 48 kg. Cháu lấy chồng được 4 năm và chưa có em bé. Năm 2011 cháu khám vô sinh tại Phụ sản Trung ương và bị chuẩn đoán là vô sinh do vòi trứng tắc. Sau đó cháu được chỉ định mổ nhưng sau khi mổ thì trong phiếu mô tả quá trình mổ, bác sĩ kết luận cháu vô sinh do buồng trứng đa nang, vòi trứng vẫn tốt và đã mổ cắt góc buồng trứng. Năm 2012 cháu có thai một lần nhưng lại bị chửa ngoài và phải điều trị bằng tiêm thuốc. Từ đó đến nay cháu chưa có thai được.
Vòng kinh của cháu không được đều thường 35 đến 60 ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 5-6 ngày và rất hay bị đau bụng vào ngày đầu tiên (có thể kéo dài 2 ngày) tháng thì đau giữ dội, tháng thì đau vừa, (kèm hiện tượng đau ngực, buồn đi ngoài...). Hầu như lần nào đau cũng phải dùng đến một trong các loại thuốc giảm đau như mofen, panadol extra, effenagan sủi, alverin... kèm xoa dầu, chườm nóng. Đặc biệt những ngày đầu, mà bị đau bụng thì kinh không ra được, mà chỉ khi đi vệ sinh mới ra được.
Từ mấy năm nay, sau khi cháu lấy chồng (tầm 4 năm nay) thì cháu thấy lượng kinh ra ít hơn ngày trước, có tháng chỉ cần dùng băng hàng ngày, chu kỳ thì dài hơn từ 40 đến 60 ngày. Một năm nay trước kỳ kinh còn kèm hiện thượng đau buốt lưng kinh khủng vào buổi sáng, đau ngực.... Cháu rất lo lắng mặc dù đi khám vô sinh nhiều lần rồi, đã hỏi trực tiếp bác sĩ khám nhưng cháu chưa được tư vấn về bệnh đau bụng này. Đến bây giờ cháu chỉ mong vòng kinh của cháu được đều đặn, không bị đau bụng để nhanh có bé, chứ vợ chồng cháu cũng chữa nhiều rồi mà chưa có được.
Qua đây, cháu muốn hỏi các bác sĩ là hiện tượng đau bụng của cháu như vậy nên đến đâu chữa hoặc dùng thuốc thế nào cho đỡ, chứ mỗi lần đau cháu hoảng lắm ạ. Mong các bác sĩ tư vấn giúp cháu với. Cháu xin chân thành cảm ơn.Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống:
Bạn từng được chẩn đoán tắc ống dẫn trứng và buồng trứng đa nang. Để có con, cần sự đồng tình và quyết tâm của 2 vợ chồng để thực hiện các biện pháp sinn sản. Y học hiện đại có thể tạo vòng kinh nhân tạo hoặc phẫu thuật cắt góc buồng trứng... Về y học cổ truyền, bạn thuộc chứng tiền thiên bất túc (buồng trứng phát triển không tốt). Bạn có thể bổ thận để điều hòa nội tiết, giúp thiết lập lại sức khỏe sinh sản, trứng phát triển tốt hơn để có thể dùng thụ tinh ống nghiệm. Bạn cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để điều trị có hiệu quả cao.
Bạn không nên lạm dụng các thuốc tân dược giảm đau. Nên sử dụng các thuốc có tác dụng hoạt huyết, tiêu ứ, thông kinh của y học cổ truyền. Trước mắt, để đỡ đau khi đến kỳ kinh, bạn có thể dùng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, dễ dung nạp, hiệu quả tin cậy, an toàn và có tác dụng toàn thân. Chúc bạn thành công và sớm có tin vui!
-
Chu kỳ kinh của cháu trước đây là 30 ngày nhưng 5 tháng trở lại đây chỉ còn 26 ngày. Mỗi lần bị cháu đau bụng và đau lưng rất nhiều vào ngày đầu. Những lần như vậy cháu ra máu rất nhiều. Cháu có đi khám bác sĩ chẩn đoán là bị thống kinh. Vậy cho cháu hỏi thống kinh là gì? Có phải điều trị không ạ?
(Nguyễn Hương Hà, 34 tuổi)Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống:
Chào bạn,
Thống kinh là hiện tượng đau bụng trong thời gian hành kinh, do co bóp cơ tử cung gây nên. Theo y học cổ truyền, đau bụng trước khi thấy kinh thường là do huyết ứ. Đau lúc đang hành kinh là do huyết hư (thiếu máu). Đau sau khi thấy kinh là do huyết hư nặng. Ngoài ra, có thể do khí trệ gây đau và chướng bụng, đau kèm theo đàm thấp có thể gây buồn nôn, đau kèm theo hàn (lạnh) thì chườm nóng có thể giúp dễ chịu, kèm theo đau lưng nhiều là do thận khí bất túc...
Thông thường chu kỳ kinh là 28-30 ngày. Nếu chu kỳ của bạn ngắn lại 26 ngày, có thể do bạn bị nhiệt, cần dùng thức ăn, thức uống, thuốc có tính mát để giãn chu kỳ dài ra. Đau lưng nhiều cần dùng bài thuốc bổ thận như bài thuốc Bát vị tri bá gồm thục địa, hoài sơn, sơn thù, bạch linh, trạch tả, đơn bì, tri mẫu, hoàng bá. Bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
-
Thưa bác sĩ, cháu năm nay 28 tuổi, đã lập gia đình được 1 năm, chưa có em bé. Kinh nguyệt của cháu có chu kỳ 32 - 34 ngày, đều mỗi tháng. Từ năm 18 tuổi đến nay mỗi khi bắt đầu kỳ kinh, cháu thường đau bụng dữ dội, toát mồ hôi, đau lưng, người uể oải, nôn và tiêu chảy cùng lúc. Khoảng 4h sau mới giảm dần, chuyển sang đau âm ỉ 2 ngày đầu. Cháu kết hợp cả chườm nóng và uống thuốc có tháng chịu đựng được, có tháng lại đau dữ dội, thuốc và chườm cũng không tác dụng. Vậy cháu cần làm gì để giảm cơn đau bụng hoặc có phải đi khám tại bệnh viện không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu cảm ơn bác sĩ!
(Nguyễn Thị Kim Anh, 28 tuổi, 47/10 Đường XTT59, Ấp 7, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM)Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống:
Chào bạn!
Bạn lấy chồng một năm, không kế hoạch nhưng vẫn chưa có em bé thì nên sớm thăm khám sức khỏe sinh sản, đặc biệt là nội tiết của vợ và chất lượng tinh dịch đồ của chồng.
Đối với người Việt Nam, chu kỳ đều đặn 28-32 ngày là tốt. Tuy nhiên, nếu đau bụng kinh dữ dội là do huyết hư kèm theo huyết ứ. Nếu thêm đau lưng là do thận khí bất túc. Bạn có các hiện tượng thấp đàm thấp trệ, gây nên chứng buồn nôn và tiêu chảy. Chườm nóng chỉ có tác dụng giảm đau trong trường hợp bạn bị hàn (lạnh) ngưng. Phương pháp y học cổ truyền có thể giúp ích cho trường hợp của bạn. Bài thuốc cơ bản là Tứ vật gia Ngải diệp A giao gồm thục địa, bạch thược, đương quy, xuân khung, gia thêm, ngải diệp, a giao có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh, chỉ thống. Nếu không có nhiều thời gian sắc uống, bạn có thể sử dụng các sản phẩm gồm các thảo dược trên, chẳng hạn như cốm Kim Nguyệt Kiều. Bạn nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền để được tư vấn thêm.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Cháu năm nay 17 tuổi cháu có kinh nguyệt từ năm lớp 6. Mỗi lần bị là đau dữ dội, nôn và không ăn uống được gì trong 2 ngày đau. Lúc đầu cháu có uống thuốc giảm đau nhưng được mấy tháng do biết không tốt nên cháu không uống nữa. Cho cháu hỏi bây giờ làm thế nào cho hết đau ạ? (Hạnh Minh, 17 tuổi, Hà Nội)
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống:
Đau bụng kinh có thể: đau cơ năng (rối loạn nội tiết chẳng hạn) hoặc do tổn thương thực thể (u xơ tử cung, dị dạng tử cung, lộn nội mạc tử cung…). Theo Y học cổ truyền: đau bụng trước khi thấy kinh phần lớn là do huyết ứ, máu có nhiều huyết khối, sẫm màu, đau khi đang hành kinh hoặc sau khi hành kinh là do huyết hư; nếu đau cả trước và trong khi hành kinh là do huyết hư kiêm huyết ứ, có hàn (lạnh); kèm theo đầy chướng là do khí trện, buồn nôn là do đàm thấp… Trường hợp của bạn nghĩ nhiều đến huyết ứ (đau dữ dội). Bạn nên đi khám chuyên khoa để loại trừ các trường hợp tổn thương thực thể. Nếu không có thi nên điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền sẽ có hiệu quả tin cậy, hầu như không có tác dụng không mong muốn (trước đay gọi là tác dụng phụ), lại có tác dụng toàn thân.
Hiện nay có một số sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên như: Cao Ích mẫu hoạt huyết phá ứ; cao lỏng Tứ vật đào hồng có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết; bột nghệ, tam thất nam (nga truật) đẻ hoạt huyết mạnh… Khá toàn diện có Sản phẩm Cốm Kim Nguyệt Kiều được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh, điều kinh, giảm đau, kháng viêm, đuổi phong, ôn kinh, kiện tỳ .Nhờ đó cải thiện được hầu hết các hiện tượng bất thường của kinh nguyệt. Dạng cốm khá tiện dụng dễ uống, dễ bảo quản, gon có thể mang theo khi đi học tập, du lịch… Hy vọng là hữu ích cho bạn. Chỉ nhắc là bạn dùng đều trong một vài tháng để có kết quả bên vững. Thân ái !
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống
-
Thưa Phó giáo sư, Tiến sĩ, năm nay cháu 20 tuổi. Cháu có kinh từ năm 11 tuổi, thời gian đầu thì kinh nguyệt khá đều, nhưng gần đây kinh nguyệt của cháu không đều. Có thời gian cháu bị kinh nguyệt ít, kéo dài. Năm ngoái cháu mất kinh 6 tháng, sau khi đi khám uống thuốc tây (thuốc tránh thai 1 tháng và thuốc nội tiết 1 tháng) thì có kinh đều khoảng 4 tháng. Đến nay cháu lại mất kinh khoảng 2 tháng rồi. Trong thời gian mất kinh cháu lại thấy da cằm bị đen. Cháu khá béo. vậy cháu xin hỏi cháu bị làm sao? Có cách gì để điều hòa kinh nguyệt không ạ? Cháu sợ ảnh hưởng tới sau này lập gia đình. Cháu xin cám ơn Phó giáo sư.
(Nguyễn Thủy Nguyên, 20 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội)Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống:
Chào cháu,
Kinh nguyệt đang đều chuyển sang không đều, thậm chí mất, mấy tháng mới có một lần là do nội tiết và chuyển hóa không bình thường. Việc thiết lập lại chu kỳ kinh nguyệt bình thường rất cần thiết, có quan hệ đến sức khỏe sinh sản sau này. Trước hết, nếu quá thừa cân, cháu nên có kế hoạch giảm cân phù hợp. Đồng thời áp dụng phương pháp điều trị kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại. Về y học cổ truyền, có thể dùng xen kẽ bài thuốc Nhị trần thang với Tiêu dao trần bán bao gồm các vị thuốc có tác dụng điều hòa và trừ đàm thấp, giúp cháu giảm cân và thiết lập lại cân bằng chuyển hóa. Trên cơ sở đó, hành kinh cũng dần ổn định theo hướng có lợi cho sức khỏe sinh sản.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống
-
Thưa chú, vòng kinh của cháu đều 28 ngày nhưng mỗi lần ra rất nhiều máu khiến người mệt mỏi, da mặt không được tốt. Ngày đầu tiên thường hết một bịch băng vệ sinh 10 miếng loại cho ngày nhiều. Huyết áp cháu thấp. Cháu nhờ chú tư vấn có cách nào cải thiện tình hình. Cháu xin cảm ơn chú.
(Hà, 37 tuổi)Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Lương Đống:
Kinh nguyệt nhiều là vấn đề không bình thường. Đầu tiên, cháu cần xét nghiệm máu để xác định có kém đông máu hay không. Nếu như không có gì bất thường, cần xem xét nguyên nhân do niêm mạc tử cung quá dày do cường estrogen và foliculin... Khi đã biết nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn cho cháu phương pháp cải thiện tình trạng đã nêu. Trước mắt, cháu nên kiêng các thuốc chống đông máu, thuốc hoạt huyết, phá huyết mạnh của y học cổ truyền, nên dùng thêm các thuốc có tác dụng bổ huyết, điều kinh.