-
Trên điều hòa có những chế độ tiết kiệm điện như thế nào?
(Nguyễn Trang, 32 tuổi)Ông Nguyễn Quốc Anh:
Để tiết kiệm điện, bạn không nên cài đặt nhiệt độ quá thấp, sử dụng chế độ tiết kiệm điện. Ví dụ như Econo mode (giới hạn dòng điện và điện năng tiêu thụ một cách tối đa), sử dụng tính năng Sleep mode khi đi ngủ, giúp điều chỉnh nhiệt độ, tránh quá lạnh hoặc quá nóng (khi sưởi) vào ban đêm, vừa tiết kiệm điện, vừa mang đến giấc ngủ ngon.
-
Máy lạnh có chức năng diệt khuẩn không? Có cần phải mua thêm máy lọc không khí không?
(Ngoc Anh, 25 tuổi, quận 7)Ông Nguyễn Quốc Anh:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tích hợp công nghệ diệt khuẩn như công nghệ lọc khí Streamer, phin lọc Enzyme Blue. Cụ thể, công nghệ Streamer sẽ phân hủy vi khuẩn, nấm mốc và virus bám trên phin lọc dưới hình thức phóng điện plasma tiên tiến, nó có khả năng phân hủy oxy hóa gấp 1.000 lần hoặc hơn. Còn phin lọc Enzyme Blue có khả năng loại bỏ nhiều mùi hôi trong vòng một giờ, đặc biệt là bốn tác nhân gây mùi khó chịu trong nhà; hạn chế các nguyên nhân của 25 loại dị ứng như phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng, nấm mốc... Phin lọc này là model thay thế cho tất cả các phin lọc khử mùi trước đây.
Toàn cảnh buổi tư vấn. Ảnh: Hữu Khoa.
-
Xin bác sĩ, chuyên gia tư vấn các tiêu chí cần quan tâm khi lựa chọn điều hòa để phù hợp với nhu cầu sử dụng, tốt cho sức khỏe?
(Hoàng Thùy, 35 tuổi, Hà Nội)Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hoàng Phong:
Nhìn chung, để sử dụng điều hòa phù hợp, tránh các bệnh lý về đường hô hấp, bạn cần lưu ý:
- Nhiệt độ phòng: Cần sử dụng nhiệt kế phòng nhằm theo dõi nhiệt độ ổn định trong không gian phòng. Đặc biệt với trẻ em, duy trì nhiệt độ phòng 26-27 độ C.
- Không để luồng gió thổi trực tiếp vào cơ thể.
- Với trẻ em, chỉ sử dụng máy lạnh trong 2-3 giờ sau đó dừng khoảng 30 phút rồi mở lại.
- Khi trẻ từ bên ngoài đi vào nên có thời gian thích nghi khoảng 5 phút rồi mới bật máy lạnh, tránh việc chênh lệch nhiệt độ khiến trẻ dễ mắc bệnh. Khi rời khỏi phòng máy lạnh nên tắt khoảng 20-30 phút mới đưa trẻ ra ngoài.
- Vệ sinh máy điều hòa định kỳ, thường xuyên để tránh vi khuẩn, nấm mốc.
- Để phòng thoáng khí, mở cửa sổ để không khí lưu thông, tránh việc vi khuẩn sinh sôi trong phòng kín.
- Tránh việc sử dụng máy lạnh nhiệt độ thấp trong thời gian dài, kéo dài nhiều ngày vì dễ làm niêm mạc đường thở bị khô, dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp ví dụ viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn...
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh...
- Khi có triệu chứng bệnh đường hô hấp thì cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Ông Nguyễn Quốc Anh:
Ngoài những lưu ý trên, khi chọn điều hòa, chúng ta cần quan tâm thêm các tính năng sau:
- Chức năng Inverter.
- Cân bằng độ ẩm.
- Tinh lọc không khí.
- Luồng gió phân bổ đều và không thổi gió trực tiếp vào người.
- Điều chỉnh nhiệt độ chính xác đến 0,5 độ C.
- Kết nối thông minh (có thể điều khiển qua smartphone).
-
Cháu tôi đã từng mắc bệnh viêm phổi, nằm điều hòa có bị ảnh hưởng không?
(La Thị Hồng Liên, 38 tuổi)Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hoàng Phong:
Viêm phổi là bệnh lý nặng của đường hô hấp dưới; thường gặp ở trẻ em do vi khuẩn, virus và các tác nhân khác gây bệnh. Tại Khoa Hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng 2, ước tính khoảng 50-60% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm phổi. Bệnh dễ tái phát, diễn tiến nặng, tỷ lệ tử vong cao.
Với trẻ từng viêm phổi, cần chú ý:
- Môi trường sống của trẻ cần được đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh dụng cụ cá nhân của trẻ (đồ chơi, chăn mền, ga, gối…) thường xuyên, định kỳ. Phòng trẻ cần thông thoáng, cửa sổ mở thường xuyên nhằm tăng lưu thông không khí.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất, có thể khám thêm bác sĩ dinh dưỡng để có thực đơn phù hợp. Uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh…
- Vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
- Tiêm chủng đầy đủ.
- Khi trẻ có triệu chứng về đường hô hấp như ho, hắt hơi, sổ mũi… cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị sớm, tránh để bệnh kéo dài khiến bệnh tiến triển nặng và nhanh.
- Trẻ từng bị viêm phổi vẫn có thể nằm điều hòa nhưng cần sử dụng đúng cách: nhiệt độ phòng duy trì 26-27 độ C; sử dụng máy lạnh chỉ dùng ở 2-3 giờ sau đó dừng khoảng 30 phút rồi mở lại; để phòng thoáng khí, mở cửa sổ để không khí lưu thông, tránh việc vi khuẩn sinh sôi trong phòng kín; vệ sinh thiết bị định kỳ, thường xuyên để tránh vi khuẩn, nấm mốc.
Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước để tránh khô niêm mạc, giảm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp. Tránh để luồng gió thổi trực tiếp vào người trẻ.
Khi trẻ từ bên ngoài đi vào nên có thời gian thích nghi khoảng 5 phút rồi mới bật máy lạnh, tránh việc chênh lệch nhiệt độ khiến trẻ dễ mắc bệnh. Khi rời khỏi phòng máy lạnh nên tắt khoảng 20-30 phút mới đưa trẻ ra ngoài.
Có thể sử dụng các thiết bị điều hòa có thêm tính năng cân bằng độ ẩm, lọc khí... để tăng chất lượng không khí cho gian phòng, giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ.
-
Phòng sử dụng máy điều hòa 24/24 có cần phải đặt thêm chậu nước vào để đảm bảo cân bằng độ ẩm không ạ?
(Hoang Duy Dang, 55 tuổi, Đồng Nai)Ông Nguyễn Quốc Anh:
Việc này rất tốt cho sức khỏe vì lượng hơi nước bốc lên từ chậu nước sẽ bù lại lượng ẩm đã mất trong quá trình làm lạnh. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý thay nước mỗi ngày để tránh vi khuẩn, lăng quăng...
-
Điều hòa Daikin có tốt cho hô hấp của mẹ bầu và trẻ nhỏ không?
(Trần Thị Hoàng Lan, 29 tuổi, 33 nguyễn hữu thọ, p Tân Hưng, Quận 7)Ông Nguyễn Quốc Anh:
Máy điều hòa hiện nay không chỉ mang lại sự thoải mái mà còn giúp bảo vệ sức khỏe cho người dùng. Ví dụ:
- Công nghệ Inverter của Daikin, ngoài tiết kiệm điện còn giúp duy trì nhiệt độ trong phòng luôn thoải mái.
- Luồng gió Coanda không thổi trực tiếp vào cơ thể, gây khó chịu và dễ gây bệnh.
- Đặc biệt, công nghệ mới độc quyền Streamer và phin lọc Enzyme Blue giúp lọc sạch bụi bẩn, mùi hôi, diệt khuẩn tối ưu, mang lại không khí trong lành.
- Công nghệ Hybrid Cooling giúp duy trì độ ẩm ở mức tối ưu nhất cho hô hấp của mẹ bầu và trẻ nhỏ. -
Em bị bệnh viêm mũi dị ứng, hay dị ứng với máy điều hòa vì lạnh? Mùa hè nóng nực thì không thể thiếu được, vậy làm thế nào để vừa sử dụng được điều hòa và vừa để thích nghi với căn bệnh viêm mũi của em được. Xin chuyên gia tư vấn? Em cảm ơn!
(Lương Triều Vĩ, 33 tuổi, 147 Thanh Thủy, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng)Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hoàng Phong:
Viêm mũi dị ứng là phản ứng nhạy cảm của niêm mạc mũi họng với nhiệt độ, ô nhiễm môi trường... gây ra những triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi...
Bạn vẫn có thể sử dụng điều hòa, tuy nhiên nên thực hiện theo những cách sau:
- Nhiệt độ phòng nên duy trì từ 25 độ trở lên.
- Máy điều hòa cần vệ sinh thường xuyên, định kỳ.
- Bổ sung sung đầy đủ nước, trái cây, rau xanh... nhằm tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể.
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
- Nếu có những triệu chứng đường hô hấp nặng hơn hoặc ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị.
-
Xin bác sĩ, chuyên gia tư vấn cách chỉnh điều hòa vì phòng ngủ nhà tôi khá nhỏ, máy lạnh gắn ở đầu giường nên bé 1 tuổi nằm nếu nhiệt độ cao quá thì bị chảy mồ hôi đầu còn nếu để vừa mát thì bé bị ho?
(Nguyễn Minh Mẫn, 35 tuổi, Đà Nẵng)Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hoàng Phong:
Với trẻ em, đặc biệt những trẻ từ 1 tuổi trở lên nên để nhiệt độ phòng duy trì 26-27 độ C sẽ an toàn cho đường hô hấp trẻ em vì hệ hô hấp của trẻ rất nhạy cảm. Phụ huynh nên trang bị nhiệt kế phòng để đảm bảo nhiệt độ duy trì thích hợp.
Khi sử dụng máy lạnh chỉ dùng ở 2-3 giờ sau đó dừng khoảng 30 phút rồi mở lại. Lưu ý để phòng thoáng khí, mở cửa sổ để không khí lưu thông, tránh việc vi khuẩn sinh sôi trong phòng kín. Cần vệ sinh định kỳ, thường xuyên để tránh vi khuẩn, nấm mốc.
Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước để tránh khô niêm mạc, giảm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp. Tránh để luồng gió thổi trực tiếp vào người trẻ.
Khi trẻ từ bên ngoài đi vào nên có thời gian thích nghi khoảng 5 phút rồi mới bật máy lạnh, tránh việc chênh lệch nhiệt độ khiến trẻ dễ mắc bệnh. Khi rời khỏi phòng máy lạnh nên tắt khoảng 20-30 phút mới đưa trẻ ra ngoài.
Có thể sử dụng các thiết bị điều hòa có thêm tính năng cân bằng độ ẩm, lọc khí... để tăng chất lượng không khí cho gian phòng, giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hoàng Phong. Ảnh: Hữu Khoa.
-
Bà mình 77 tuổi, nếu ở nhà cả ngày nên để chế độ điều hòa bao nhiêu là phù hợp với sức khỏe, có nên bật điều hòa 24/24 khi ở nhà không?
(Vinh Anh, 28 tuổi, Quan 4)Ông Nguyễn Quốc Anh:
Bạn nên đặt nhiệt độ từ 26-28 độ C. Đối với nhà có người lớn tuổi, bạn không nên bật điều hòa 24/24. Chỉ nên bật khi trời nóng như buổi trưa hay buổi tối khi ngủ. Còn buổi sáng và chiều (từ 5-7 giờ tối), chúng ta nên mở cửa cho không khí tươi vào phòng, tạo độ thông thoáng.
Ông Nguyễn Quốc Anh. Ảnh: Hữu Khoa.
-
Thưa bác sĩ, thực trạng bệnh hô hấp hiện nay ra sao? Bệnh hô hấp có những ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
(Phạm Hoàng Thịnh, 27 tuổi, Bến Nghé, TP HCM)Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hoàng Phong - Trưởng khoa Hô Hấp 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2:
Hiện nay, tại TP HCM, tình trạng ô nhiễm đang gia tăng, bệnh lý hô hấp cũng ngày càng tăng theo, đặc biệt là trẻ nhỏ, do hệ thống miễn dịch còn yếu. Trên thế giới và cả Việt Nam, có đến 70-80% trẻ mắc bệnh lý đường hô hấp, ví dụ viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản...
Riêng Khoa Hô hấp của Bệnh viện Nhi đồng 2, có những mùa đông bệnh nhân, một ngày bệnh nhân nội trú tại khoa lên tới 300-400 bệnh nhi. Tỷ lệ bệnh nặng cũng tăng cao, ví dụ viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen suyễn..., có khoảng 40% ca bệnh là viêm phổi.
Khi có tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng: ho, hắt hơi, sổ mũi... Nặng hơn có sốt, khó thở. Nếu không điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh hưởng chung khiến trẻ ăn uống kém, kéo dài có thể suy kiệt cơ thể.