-
Con trai tôi được 4 tuổi. Bé hay kêu đau bụng và đòi đi vệ sinh. Có lúc bé đi được luôn, có lúc ngồi rất lâu mới đi được. Bé hay bị kích thích như đang ăn cơm lại đòi đi vệ sinh, có ngày đi đến 3 lần, phân của bé lúc nát, lúc bình thường. Đi khám bác sĩ chỉ chuẩn đoán bé rối loạn tiêu hóa.
Tình trạng của bé thường xuyên bị như vậy, bé hay lười ăn. Tôi muốn nhờ bác sĩ tư vấn tôi nên có chế độ bữa ăn cho con như thế nào?
(Lê Thị Thu Hà, 35 tuổi)Chào bạn,
Đúng là bé đang bị rối loạn tiêu hóa và có biểu hiện viêm đại tràng kích thích. Chế độ ăn của bé nên như sau:
Ngày ăn 3 bữa chính, 3 bữa phụ, các bữa chính đều cần chọn thực phẩm dễ hấp thu, dễ tiêu hóa, đảm bảo sự cân đối giữa chất bột đường (cơm, mì, nui...), chất đạm (ưu tiên chọn thịt nạt như thịt gà, thịt heo, thịt bò, cá nạc), rau (chọn các loại rau có lá xanh, mềm như mồng tơi, cải ngọt, bông cải; hạn chế chọn các loại rau củ có nhiều xơ, có tính sinh hơi như cà rốt, bắp cải...), chất béo (chọn dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu gạo...)
- Bữa phụ nên chọn sữa có bổ sung HMO, FOS, probiotic.
- Chia nhỏ bữa ăn.
-
Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ vậy bác sĩ? Có phải do ăn uống hay còn nguyên nhân gì khác?
(Nguyễn Đăng Nguyên)Chào bạn,
Rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Các nguyên nhân chính gồm:
- Các bệnh thực thể như bệnh phình đại tràng, đại tràng dài, viêm dạ dày ruột, viêm đại tràng; nhiễm ký sinh trùng, bệnh lý gan mật...
- Các yếu tố sinh lý: thỉnh thoảng trẻ có tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa ở các giai đoạn chuyển từ chế độ ăn lỏng sang ăn đặc, khi bắt đầu đi học, mới ăn món ăn mới. Tình trạng này thường nhanh hết, trẻ vẫn vui chơi, tăng trưởng tốt.
- Chế độ ăn không phù hợp: trẻ được cho ăn không cân đối các chất dinh dưỡng (nhiều thịt, ít rau...), chọn sữa không phù hợp, chế biến nhiều muối, nhiều chất béo quá mức, uống ít nước...
- Một số nguyên nhân cơ năng như bé ít hoạt động thể lực, ngồi tĩnh tại nhiều. Ví dụ bé mải mê thiết bị thông minh, tivi thường hay nhịn tiểu, đi ngoài khiến bé dễ bị táo bón, rối loạn tiêu hoá.
- Một số bé bị stress cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa.
-
Tôi thấy một số loại sữa, chẳng hạn như Similac có chứa HMO, FOS. Những dưỡng chất đó có tác động thế nào đến hệ tiêu hoá của bé?
(Lê Thị Thắm)Chào bạn
HMO, FOS là một trong những tiêu chí quan trọng giúp mẹ chọn mua sữa cho con.
HMO (Human Milk Oligosaccharides) là loại dưỡng chất có nhiều thứ 3 trong sữa mẹ. HMO có là nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa giúp tạo ra sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tạo ra các axit béo chuỗi ngắn để bảo vệ niêm mạc ruột. Dưỡng chất này còn hoạt động như một mồi nhử ức chế sự bám dính của các vi khuẩn gây bệnh vào tế bào ruột, nhờ đó giúp giảm nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp.
FOS (Fructo Oligosaccharides) là một loại prebiotic thuộc nhóm chất xơ hòa tan. FOS là nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa giúp duy trì sự cân bằng các vi khuẩn có lợi ở đường ruột, bảo vệ niêm mạc ruột, phòng ngừa táo bón. Trên thị trường có một số dòng sữa công thức có chứa dưỡng chất HMO và FOS, chẳng hạn như Similac, góp phần hỗ trợ cho đường tiêu hóa của bé phát triển khỏe mạnh.
-
Tôi có đọc thông tin về dưỡng chất HMO, nhưng không hiểu HMO là gì, có tốt cho bé không? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em có nên sữa có chứa HMO không? Em không có sữa nên dùng sữa công thức cho bé. Bé nhà em thường bị rối loạn tiêu hóa nên em rất phân vân.
(Nguyễn Phú Quí)Chào em,
HMO là thuộc nhóm carbohydrates bao gồm vài trăm loại khác nhau có trong sữa mẹ. HMO có vai trò quan trọng với sự tăng trưởng của trẻ, nhất là duy trì sự khỏe mạnh của hệ vi sinh đường ruột. HMO giúp tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch giảm tình trạng nhiễm trùng và các bệnh hô hấp. Sau khoảng 15 năm nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Abbott đã đưa được 2’ FL - HMO vào sữa Similac Eye-Q Plus HMO. Đã có nghiên cứu lâm sàng cho thấy, dùng sữa có bổ sung HMO giảm 66% nhiễm trùng hô hấp, 52% các bệnh lý nhiễm trùng nói chung, giảm 36% chứng đau quặn bụng so với sữa công thức không có bổ sung HMO.
Em không có sữa mẹ là điều đáng tiếc. Với các bằng chứng như trên, em có thể chọn sữa có chứa HMO, FOS sẽ phù hợp với tình trạng hiện tại của con mình.
-
Sữa công thức có làm bé táo bón không bác sĩ ơi? Tôi đang dự định cho con uống thêm sữa nhưng đọc trên mạng thấy nhiều thông tin cho rằng sữa công thức dễ làm bé đau bụng nên hoang mang quá. Ngoài ra, tôi còn thấy thông tin dầu cọ còn làm bé táo bón, nhờ bác sĩ giải đáp. Xin bác sĩ tư vấn loại sữa cho bé 3 tuổi.
(Lý Thị Mỹ Chi)Chào em,
Trẻ nuôi sữa công thức thường dễ bị táo bón hơn trẻ nuôi bằng sữa mẹ. Nếu vì lý do nào đó cha mẹ quyết định cho con bú sữa công thức thì nên chú ý lựa chọn các dòng sữa có bổ sung các dưỡng chất tăng cường sức đề kháng và giúp hệ tiêu hoá khỏe mạnh như HMO, FOS.
Dầu cọ cũng thường được bổ sung vào trong một số các loại thực phẩm chế biến sẵn, trong đó có sữa. Dầu cọ trong thành phần có nhiều axit béo bão hòa, nhất là axit palmitic. Khi vào trong cơ thể, axit palmitic sẽ kết hợp với canxi trong sữa khiến canxi khó hấp thu hơn, làm cứng phân nên có thể gây ra tình trạng táo bón.
Bé con em đã 3 tuổi vẫn cần tiếp tục được uống sữa hàng ngày. Em nên chọn loại sữa công thức dành cho trẻ tuổi từ trên 3 tuổi. Vì bé hay bị táo bón nên lưu ý trong thành phần sữa nếu có HMO, FOS, không có dầu cọ sẽ thích hợp cho con em.
-
Em chưa biết chọn loại sữa công thức có những chất gì để tốt cho tiêu hóa của con bác sĩ?
(Văn ánh linh)Chào em,
Em có thể lưu ý đến loại sữa có chứa HMO (Human Milk Oligosaccharides) là dưỡng chất có nhiều thứ 3 trong sữa mẹ (sau lactose, lipids hoặc fats). HMO có vai trò quan trọng cho sức khỏe đường tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ. Sữa có thành phần FOS là một prebiotic nguồn thức ăn cho vi sinh vật có lợi ở đường ruột, đồng thời có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh không có lợi. Quá trình chuyển hóa FOS ở đại tràng cũng sản sinh ra khí và nước sẽ làm cho phân mềm xốp, giúp quá trình tiêu hoá dễ dàng và phòng ngừa táo bón. Trên thị trường, có những dòng sữa chứa dưỡng chất HMO, FOS tốt cho hệ tiêu hóa của bé như dòng Similac Eye-Q Plus HMO.
-
Dấu hiệu nào cho biết trẻ đang khó chịu và gặp vấn đề về tiêu hóa? Có phải đứa trẻ nào cũng bị không bác sĩ?
(Phương My My)Hầu như trẻ nhỏ đều có lúc bị rối loạn tiêu hóa. Điều quan trọng là chúng ta cần nhận ra sớm tình trạng rối loạn tiêu hóa, tìm nguyên nhân và có những biện pháp khắc phục.
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa tương đối dễ nhận diện gồm đầy bụng, nôn chớ, táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu, tiêu phân sống... Một số triệu chứng mơ hồ nhưng hay đi kèm rối loạn tiêu hóa như ngủ không sâu hay trằn trọc, khóc khi đi ngoài.
-
Bé từ lúc được tập ngồi bô ít đi ngoài hẳn, hầu như 3-4 ngày mới đi một lần, phải làm sao để cải thiện tình trạng táo bón này ạ?
(Võ Thị Kiều Minh)Chào em,
Táo bón thường gặp ở trẻ nhỏ khi thức ăn chứa nhiều chất đạm và ít chất khoáng, cũng có thể do con uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ. Để giảm tình trạng táo bón, em nên cho bé uống nhiều nước, cho thêm nhiều chất xơ từ rau xanh và quả chín đối với trẻ đã ăn dặm, massage bụng cho bé mỗi ngày để kích thích tăng nhu động ruột. Đối với trẻ sử dụng sữa công thức, em nên tìm chọn loại sữa có HMO (Human Milk Oligosaccharides), bổ sung thêm chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa như FOS (Fructo Oligosaccharides).
-
Cháu nhà tôi được 3 tháng tuổi. Tôi muốn hỏi là đưa sữa bột vào khẩu phần ăn của trẻ hằng ngày thế nào cho hợp lý thưa bác sĩ?
(Yến, 30 tuổi, Quận 1)Chào em,
Bé mới ba tháng tuổi nên nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ vì lợi ích tối ưu của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ và chính cả mẹ. Em không nên cho bé bú sữa bột mà cố gắng để nuôi con bằng sữa mẹ.
-
Thưa bác sĩ, em thấy mọi người khuyên nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong nửa năm đầu. Nhưng hiện sữa của em đang có dấu hiệu ngừng lại dù bé nhà chỉ mới 4 tháng tuổi. Bác sĩ cho em hỏi em có thể tập cho bé loại thức ăn khác và nên cho ăn như thế nào để vẫn đảm bảo sức khỏe, hệ tiêu hóa cho bé?
(Nguyễn Hạ Vân, 29 tuổi, Quận 5, HCM)Chào Vân,
Em nên cố gắng hết sức để có nhiều sữa mẹ cho bé bú vì những lợi ích rất tốt của sữa mẹ. Em cố gắng thực hiện những điều sau cải thiện tình trạng thiếu sữa:
- Ngủ đủ giấc, tối thiểu 7 tiếng ban đêm, một tiếng vào buổi trưa.
- Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít. Em nên uống 500-600ml sữa mỗi ngày.
- Ăn ba bữa chính, 2 bữa phụ. Bữa phụ nên dùng sữa.
- Cho bé bú thường xuyên, bú đều cả hai bên vú.
Nếu em đã hết sức cố gắng mà vẫn không có sữa mẹ mới bắt buộc cho bé sử dụng sữa công thức. Chúc hai mẹ con luôn khỏe mạnh.