Ông David Trần, 71 tuổi, bắt đầu bán tương ớt vào năm 1975. Khi đó, ông cho tương ớt vào các lọ thủy tinh đựng thức ăn cho trẻ em, sau đó bán và đạp xe đi giao hàng.
Sau chiến tranh Việt Nam, ông sang Mỹ trên một chuyến tàu chở hàng của Đài Loan mang tên Huey Fong, cái tên sau này trở thành nguồn cảm hứng cho công ty sản xuất tương ớt trị giá hàng triệu đô của ông, Huy Fong Foods.
Ông David Trần, 71 tuổi, bắt đầu bán tương ớt vào năm 1975. Khi đó, ông cho tương ớt vào các lọ thủy tinh đựng thức ăn cho trẻ em, sau đó bán và đạp xe đi giao hàng.
Sau chiến tranh Việt Nam, ông sang Mỹ trên một chuyến tàu chở hàng của Đài Loan mang tên Huey Fong, cái tên sau này trở thành nguồn cảm hứng cho công ty sản xuất tương ớt trị giá hàng triệu đô của ông, Huy Fong Foods.
Đến Mỹ vào năm 1979, do không có việc làm, ông Trần tiếp tục nghề bán tương ớt. Ông tự làm ra loại gia vị có màu đỏ rực bắt mắt bằng tay trong một chiếc xô rồi đem phân phối chúng tới các nhà hàng và chợ châu Á ở Los Angeles, hay xa hơn như San Francisco và San Diego trên chiếc xe tải nhỏ của mình. Ông cũng tự vẽ logo tương ớt lên chiếc xe.
Đến Mỹ vào năm 1979, do không có việc làm, ông Trần tiếp tục nghề bán tương ớt. Ông tự làm ra loại gia vị có màu đỏ rực bắt mắt bằng tay trong một chiếc xô rồi đem phân phối chúng tới các nhà hàng và chợ châu Á ở Los Angeles, hay xa hơn như San Francisco và San Diego trên chiếc xe tải nhỏ của mình. Ông cũng tự vẽ logo tương ớt lên chiếc xe.
"Giấc mơ Mỹ của tôi chưa bao giờ là trở thành triệu phú. Chúng tôi bắt đầu vì chúng tôi thích tương ớt tươi, cay", ông nói với LA Times.
"Giấc mơ Mỹ của tôi chưa bao giờ là trở thành triệu phú. Chúng tôi bắt đầu vì chúng tôi thích tương ớt tươi, cay", ông nói với LA Times.
Sau đó, ông sản xuất ra nhiều loại tương ớt mang hương vị khác nhau, trong đó sriracha, một loại tương ớt bắt nguồn từ thị trấn Si Racha, Thái Lan, trở thành sản phẩm làm nên đế chế tương ớt thành công của ông Trần.
Sau đó, ông sản xuất ra nhiều loại tương ớt mang hương vị khác nhau, trong đó sriracha, một loại tương ớt bắt nguồn từ thị trấn Si Racha, Thái Lan, trở thành sản phẩm làm nên đế chế tương ớt thành công của ông Trần.
"Mọi thứ đều trở nên ngon hơn với sriracha. Tôi cho nó vào mọi món và ăn nó hàng ngày", ông nói.
Mục tiêu của ông Trần là "mọi người đều cầm sriracha trong tay". Phương châm của ông là: "Làm nước sốt của một người giàu với giá của một người nghèo". Giá một chai sriracha hơn 800 ml là khoảng 3,5 USD.
"Mọi thứ đều trở nên ngon hơn với sriracha. Tôi cho nó vào mọi món và ăn nó hàng ngày", ông nói.
Mục tiêu của ông Trần là "mọi người đều cầm sriracha trong tay". Phương châm của ông là: "Làm nước sốt của một người giàu với giá của một người nghèo". Giá một chai sriracha hơn 800 ml là khoảng 3,5 USD.
Sriracha được làm từ ớt tươi jalapeno được trồng ở Mỹ. Vào những năm 1980, ông Trần ký hợp đồng với trang trại của gia đình Underwood để cung cấp jalapeno cho các sản phẩm của mình. Từ 20 hecta ban đầu, ông Trần hiện có gần 700 hecta ớt jalapeno trải khắp từ quận Ventura đến quận Kern ở bang California.
Sriracha được làm từ ớt tươi jalapeno được trồng ở Mỹ. Vào những năm 1980, ông Trần ký hợp đồng với trang trại của gia đình Underwood để cung cấp jalapeno cho các sản phẩm của mình. Từ 20 hecta ban đầu, ông Trần hiện có gần 700 hecta ớt jalapeno trải khắp từ quận Ventura đến quận Kern ở bang California.
Hiện tượng sriracha bắt nguồn từ thung lũng San Gabriel sau đó lan rộng khắp nước Mỹ, Canada, Mexico và hơn 10 nước khác vào năm 2009. Năm 2012, Huy Fong Foods thu về 60 triệu USD từ các sản phẩm của mình và liên tục tăng trưởng 20% một năm.
Hiện tượng sriracha bắt nguồn từ thung lũng San Gabriel sau đó lan rộng khắp nước Mỹ, Canada, Mexico và hơn 10 nước khác vào năm 2009. Năm 2012, Huy Fong Foods thu về 60 triệu USD từ các sản phẩm của mình và liên tục tăng trưởng 20% một năm.
Sriracha được các nhân viên của Huy Fong Foods gọi là "tương bí mật". Website của công ty cho biết chưa bao giờ có ai được mời tới nhà máy để chứng kiến quy trình sản xuất loại tương này. Những người khác đùa rằng vào Lầu Năm Góc còn dễ hơn là vào nhà máy sriracha.
"Đến hôm nay, công ty vẫn có thể tự hào rằng chưa bao giờ phải quảng cáo sản phẩm hay thuê một người bán hàng nào. Sự tồn tại của tương bí mật chỉ là nhờ được mọi người truyền tai nhau. Loại tương bí mật cứ thế tự bán".
Sriracha được các nhân viên của Huy Fong Foods gọi là "tương bí mật". Website của công ty cho biết chưa bao giờ có ai được mời tới nhà máy để chứng kiến quy trình sản xuất loại tương này. Những người khác đùa rằng vào Lầu Năm Góc còn dễ hơn là vào nhà máy sriracha.
"Đến hôm nay, công ty vẫn có thể tự hào rằng chưa bao giờ phải quảng cáo sản phẩm hay thuê một người bán hàng nào. Sự tồn tại của tương bí mật chỉ là nhờ được mọi người truyền tai nhau. Loại tương bí mật cứ thế tự bán".
Năm 1980, cơ sở sản xuất tương ớt của ông Trần chỉ rộng 500 m2, nằm tại Chinatown, Los Angeles. 7 năm sau, Huy Fong chuyển tới một cơ sở dược phẩm cũ rộng hơn 6.300 m2 và cuối cùng được đặt tại Irwindale, California vào năm 2010 với trụ sở hơn 60.000 m2.
Năm 1980, cơ sở sản xuất tương ớt của ông Trần chỉ rộng 500 m2, nằm tại Chinatown, Los Angeles. 7 năm sau, Huy Fong chuyển tới một cơ sở dược phẩm cũ rộng hơn 6.300 m2 và cuối cùng được đặt tại Irwindale, California vào năm 2010 với trụ sở hơn 60.000 m2.
Ông Trần và các nhân viên của mình rất ít giao tiếp trên mạng xã hội và cũng không thích trả lời báo chí.
Là CEO, ông từ chối mọi lời đề nghị bán công ty do lo ngại người khác sẽ làm biến đổi tầm nhìn của ông. Ông cũng từ chối bán cổ phần công ty và đề nghị từ các nhà tài chính về tăng sản lượng.
Ông duy trì đế chế tương ớt như một doanh nghiệp gia đình. Con trai ông là chủ tịch, còn con gái là phó chủ tịch công ty. Ông Trần giải thích rằng những người muốn mua công ty chỉ quan tâm tới lợi nhuận chứ chưa bao giờ quan tâm tới sản phẩm.
Xem thêm: 'Đế chế rác thải' hàng trăm triệu đô của ông chủ gốc Việt ở Mỹ
Ông Trần và các nhân viên của mình rất ít giao tiếp trên mạng xã hội và cũng không thích trả lời báo chí.
Là CEO, ông từ chối mọi lời đề nghị bán công ty do lo ngại người khác sẽ làm biến đổi tầm nhìn của ông. Ông cũng từ chối bán cổ phần công ty và đề nghị từ các nhà tài chính về tăng sản lượng.
Ông duy trì đế chế tương ớt như một doanh nghiệp gia đình. Con trai ông là chủ tịch, còn con gái là phó chủ tịch công ty. Ông Trần giải thích rằng những người muốn mua công ty chỉ quan tâm tới lợi nhuận chứ chưa bao giờ quan tâm tới sản phẩm.
Xem thêm: 'Đế chế rác thải' hàng trăm triệu đô của ông chủ gốc Việt ở Mỹ
Anh Ngọc (Ảnh: Next Shark)