Anh Việt Thắng cho biết, bản thân luôn muốn giúp nhiều bạn trẻ có được cơ hội công việc tốt hơn trong ngành công nghệ thông tin. Với những vị trí trước đó, anh chỉ giúp được một doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, khi trở thành người kết nối doanh nghiệp với người học công nghệ, anh có thể giúp được rất nhiều doanh nghiệp tìm được nhân sự tốt, đồng thời mang lại cơ hội việc làm cho hàng nghìn bạn trẻ muốn chuyển đổi nghề nghiệp sang công nghệ thông tin.

Giám đốc Trung tâm cung ứng nguồn lực số FUNiX - Hoàng Việt Thắng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Theo anh, mô hình học tập trực tuyến tại tổ chức giáo dục FUNiX (trực thuộc FPT) là mảnh đất tiềm năng để thực hiện mục tiêu lớn của mình. Tổ chức có 4.000 chuyên gia công nghệ - mentor môn và mạng lưới gần 200 doanh nghiệp đối tác trong lĩnh vực công nghệ. Bên cạnh đó, 13.000 học viên theo học là nguồn nhân lực tiềm năng của ngành trong tương lai.
Khi tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp, cựu lập trình viên nhận thấy nhu cầu tuyển dụng ngành ngày càng lớn. Trung tâm cung ứng nguồn lực số FUNiX ra đời với mong muốn rút ngắn thời gian tiếp cận đôi bên, đồng thời, xây dựng cho đơn vị các chương trình học, kỹ năng, tinh thần làm việc... sát thực với nhu cầu của doanh nghiệp.
Với hành trình kết nối này, Trung tâm trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn học viên cách phỏng vấn, chuẩn bị CV và kỹ năng đàm phán mức lương. Anh Thắng từng bay trực tiếp vào Đà Nẵng để hỗ trợ học viên, cũng như giải quyết các tình huống liên quan tới kết nối học viên - doanh nghiệp.
Giám đốc Trung tâm kể lại, anh từng theo sát hỗ trợ Thành - một học viên FUNiX ở Hà Nội, không học hết lớp 12 trong quá trình xin việc. Anh đã kết nối Thành phỏng vấn ở nhiều nơi nhưng vẫn không đạt. Nhận thấy nguyên nhân nằm ở việc thiếu kỹ năng mềm, anh gặp trực tiếp học viên để hướng dẫn về các tình huống có thể gặp khi đi phỏng vấn. Sau đó, Thành đã trúng tuyển ở một công ty công nghệ, nhận đánh giá rất tốt sau thời gian đi làm.
Từ đó, anh và FUNiX quyết định sẽ hỗ trợ thêm cho học viên trong việc làm CV cũng như đào tạo thêm về kỹ năng phỏng vấn, làm việc nhóm trước khi hoàn thành chương trình học. FUNiX cũng cung cấp thêm một bản hồ sơ cá nhân (portfolio) ghi chép lại toàn bộ quá trình học viên đã học lập trình, gồm điểm số, số câu hỏi đã hỏi, số mentor đã tiếp xúc, thời gian học từng môn, những nhận xét của hannah (cán bộ chăm sóc học viên), mentor trong suốt quá trình học tập.
"Cuốn portfolio giúp doanh nghiệp hiểu rõ về hành trình, cách học viên đã vượt qua khó khăn trong quá trình học tập tại FUNiX, là cơ sở rất giá trị để doanh nghiệp đánh giá tuyển dụng", anh Thắng chia sẻ.
1.000 cơ hội học miễn phí và cam kết việc làm
Sau hai năm thành lập, Trung tâm cung ứng nguồn lực số FUNiX gặp gỡ, kết nối với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự công nghệ thông tin, sau đó, tổng hợp lại thành các đợt tuyển dụng lớn. Từ đó, bộ phận phối hợp với Phòng đào tạo của FUNiX xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp.
Ở giai đoạn đầu tiên, Trung tâm đã kết nối hơn 200 doanh nghiệp công nghệ hàng đầu ký hợp đồng thỏa thuận hợp tác (MOU) cung ứng nhân sự. Việt Thắng chia sẻ, tiến tới giai đoạn hai, trung tâm xây dựng các chương trình đào tạo riêng phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của từng doanh nghiệp. Các công ty sẽ đồng hành cùng FUNiX trong rất nhiều khâu, từ tuyển đầu vào, xây dựng lộ trình học tập đến tài trợ học phí.
Việc này giúp doanh nghiệp và nhân sự có thể thấu hiểu nhau, thuận lợi hơn khi làm việc. Về phía học viên, chương trình đem lại "quyền lợi kép". Người học nhận tài trợ học bổng trong suốt quá trình học và cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Mentor đồng hành cũng chính là người của doanh nghiệp, do đó, các bạn có thể làm quen với văn hóa làm việc, kỹ năng thực tế.

Trung tâm Cung ứng Nguồn lực số FUNiX đặt mục tiêu kết nối 1.000 cơ hội học tập và việc làm ngành IT thông qua FUNiX trong năm nay. Ảnh: FUNiX
Anh Hoàng Việt Thắng chia sẻ, trước đây có thể doanh nghiệp còn nhiều băn khoăn về cách đào tạo trực tuyến, tự tổ chức các khóa đào tạo trực tiếp cho thực tập sinh. Hai năm gần đây, công tác đào tạo đều chuyển sang online. Đây là thế mạnh của tổ chức này. Lộ trình FUNiX Way yêu cầu học viên phải có quyết tâm học tập cao, có sự đồng hành của hannah và mentor của chính doanh nghiệp. Khi phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp ngay từ giai đoạn đầu, hoạt động đào tạo và tuyển dụng kết hợp với nhau mang lại hiệu quả tích cực.
"Mục tiêu của trung tâm trong năm 2022 là kết nối thành công 1.000 cơ hội việc làm cho 1.000 bạn trẻ tham gia chương trình học bổng", anh nói thêm.
Anh Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc NAL Việt Nam, đối tác của FUNiX, đánh giá cao chất lượng đầu ra của đơn vị. 100% học viên từ FUNiX giới thiệu thử việc thành công tại NAL. Anh nhận định, học viên có quyết tâm và chủ động học tốt mới có thể hoàn thành các chứng chỉ ở FUNiX. Đó cũng cũng những yếu tố các doanh nghiệp cần.
"Mục tiêu của NAL Việt Nam năm 2022 là nhân đôi số lượng nhân sự. Tin cậy nguồn nhân lực chất lượng từ FUNiX, chúng tôi chia sẻ kế hoạch tuyển dụng với FUNiX không chỉ theo năm, mà còn chia nhỏ theo quý, tháng", anh nói.
Minh Hạnh