From:
To: phapluat@vnexpress.net
Sent: Sunday, July 06, 2003 3:20 AM
Subject: Án tử hình sẽ bị bỏ khi đức hiếu sinh ở mỗi người lên tiếng
Thứ nhất, về lợi ích xã hội, Việt Nam là nước nghèo, cuộc sống của đại đa số dân cư dưới mức trung bình. Tiền thuế thu được chẳng là bao, vậy lấy đâu để duy trì nhà tù, bữa ăn cho tù nhân đang ngày càng nhiều. Thay vì tốn tiền cho việc này, cần tăng hình phạt để mỗi người phải có trách nhiệm hơn với xã hội, để răn đe những ai muốn làm điều sai trái.
Thứ hai, về hình pháp, cứ so sánh án tử hình ở Việt Nam với các nước Hồi giáo thì rõ. Trước khi tuyên án tử hình, tòa phải làm nhiều việc để định tội danh, xem xét tội ấy có đáng áp dụng hình phạt cao nhất không. Tội nhận lại được luật sư bào chữa, được quyền khiếu nại... Như vậy án tử hình không bao giờ tuyên vô cớ. Nó chỉ dành cho những kẻ cứng đầu, không biết hối cải và cuối cùng là những kẻ làm suy đồi xã hội.
Thứ ba, lịch sử xa xưa, các triều đại đã áp dụng hình phạt tử hình. Ngay Khổng Tử, Mạnh Tử đều là bậc thánh nhân nhưng đâu có ý định bỏ hình phạt này. Đơn giản đó cách răn đe hiệu quả nhất với tội phạm.
Thứ tư, với các nước tân tiến như Hoa Kỳ còn duy trì án tử hình thì Việt Nam ta chế độ pháp luật chưa nghiêm, làm sao có thể bãi bỏ loại hình phạt này. Thậm chí ở Hoa Kỳ, tội phạm chống đối cảnh sát còn bị bắn chết ngay.
Cuối cùng, án tử hình nói cho cùng chỉ là một hình pháp. Nếu lạm dụng thì là hiếu sát, nếu sử dụng đúng tội, đúng người thì đó là khoan hồng. Bởi ngay gia đình kẻ phạm tội cũng phải có trách nhiệm với hành vi của con em mình, bởi họ đã không ngăn chặn kịp thời, để con em đi vào con đường sai trái. Nói là khoan dung cho kẻ phạm tội, vậy nếu người thân của bạn là nạn nhân của chúng thì bạn sẽ phản ứng ra sao, có muốn trừng trị kẻ đó mức án cao nhất không? Đương nhiên là có, nếu nói không, bạn là người nói dối.
Doan Minh Truong