Thứ bảy, 9/11/2024
Thứ sáu, 13/11/2015, 10:35 (GMT+7)

'Truyện Thúy Kiều' không chỉ có một tranh Kiều lõa thể

Ngoài trang bìa, sách "Truyện Thúy Kiều" còn có nhiều tranh vẽ của các họa sĩ nổi tiếng Việt Nam.

Cuốn sách Truyện Thúy Kiều in kèm phụ bản là 11 tranh vẽ lấy từ Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du, xuất bản năm 1942. Tranh của Lê Văn Đệ từng được chọn để thiết kế bìa cuốn sách cũ được dùng lại làm bìa cho cuốn mới. Tranh minh họa câu "Buồng the phải buổi thong dong/ Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa/ Rõ màu trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên".

Thời gian qua, bìa sách với hình ảnh nàng Kiều lõa thể gây dư luận trái chiều. 

Ngoài tranh bìa, Truyện Thúy Kiều cũng sử dụng một số bức tranh khác để họa các câu thơ trong tác phẩm của Nguyễn Du như: tranh của Phạm Hầu họa câu "Dập dìu lá gió, cành chim" (ảnh) hay tranh của danh họa Tô Ngọc Vân.

Tranh họa câu "Vầng trăng ai xẻ làm đôi" của Nguyễn Tường Lân - một trong tứ trụ hội họa Việt Nam.

Tác phẩm của Lương Xuân Nhị họa câu "Mịt mù dặm cát đồi cây/ Tiếng gà đếm nguyệt dấu giày cầu sương". Lương Xuân Nhị là nhà giáo nhân dân, một trong những người đưa tranh sơn dầu về Việt Nam. Ông nổi tiếng với các tranh phong cảnh và chân dung.

Tác phẩm của Tôn Thất Đào - hiệu trưởng đầu tiên Cao đẳng Mỹ thuật Huế.

Tranh vẽ Từ Hải của Nguyễn Đỗ Cung.

Tranh của Nguyễn Gia Trí - một trong bốn cây đại thụ mỹ thuật hiện đại Việt Nam. 

Tác phẩm của Trần Văn Cẩn - một trong bộ tứ danh họa hàng đầu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam.

Tranh của Lưu Văn Sìn. 

Tranh của Nguyễn Văn Tỵ, họa câu "Quá chiều nên đã chán chường yến anh".

Y Nguyên