Cũng theo khung này, Đại học Cardiff nằm trong top 5 trường đại học hàng đầu ở Vương quốc Anh có thế mạnh về nghiên cứu. Các nghiên cứu của ĐH Cardiff mang lại những tác động tích cực trong dài hạn, góp phần giải quyết các thách thức mang tính toàn cầu như sức khỏe tinh thần hay phát triển bền vững.
Các nghiên cứu đột phá và có ý nghĩa thực tiễn
Đại học Cardiff chú trọng kết nối học thuật với thực tiễn qua các mối liên kết với doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ tại Wales. Với cách tiếp cận này, nhà trường tạo ra những nghiên cứu có ảnh hưởng, mang tới những thay đổi tích cực, hướng tới một thế giới mạnh mẽ, lành mạnh và bền vững hơn.
Đại học Cardiff chứng minh chất lượng nghiên cứu với vị trí trong nhóm Russell – nhóm các trường đại học hàng đầu Vương quốc Anh về hoạt động này. Chiến lược đổi mới nghiên cứu và liên kết với doanh nghiệp đã giúp nhà trường tìm ra các giải pháp hữu dụng trong thực tế, góp phần nâng cao sức ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Đại học Cardiff cũng là ngôi nhà của một số học giả quốc tế xuất sắc. Trường có hai giáo sư đoạt giải Nobel và một số giáo sư nhận được Kỷ niệm chương của Nữ hoàng. Trong đó, Giáo sư Martin Evans được trao tặng giải thưởng Nobel Y học khi là người đầu tiên xác định tế bào gốc phôi, điều không tưởng 20 năm trước đó.
Các nhà khoa học đã đào sâu nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết những thách thức lớn mà xã hội, nền kinh tế và môi trường đang phải đối mặt. Ví dụ như:
- Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Cardiff đã phát triển một phương pháp dự đoán kích thước đồ nhựa các loài động vật khác nhau có khả năng ăn phải.
Các nhà nghiên cứu cho rằng khi vấn đề ô nhiễm nhựa ngày càng leo thang, việc có thể nhanh chóng đánh giá nguy cơ của nhựa đối với các loài khác nhau trên thế giới là rất quan trọng. Không những thế công trình này còn giúp các nhà khoa học đo lường nguy cơ ô nhiễm nhựa đối với hệ sinh thái và nguồn cung cấp thực phẩm cũng như với sức khỏe con người.
- Các học giả của ĐH Cardiff đã tìm thấy phân tử hiếm - phosphine – ở các đám mây quanh sao Kim. Công trình nghiên cứu được dẫn dắt bởi Giáo sư Jane Greaves. Trên Trái đất, khí này chỉ được tạo ra trong sản xuất công nghiệp hoặc bởi các vi sinh vật phát triển mạnh trong môi trường không có oxy. Việc phát hiện ra các phân tử phosphine (hợp chất chứa hydro và phốt pho), có thể là dấu hiệu cho thấy tồn tại sự sống ngoài trái đất.
Sau khi loại trừ các phương pháp thay thế khác để tạo ra phosphine, nhóm nghiên cứu tin rằng khám phá của họ có ý nghĩa rất lớn dù việc xác nhận sự hiện diện của "sự sống" cần nhiều minh chứng hơn. Các đám mây tầng cao của sao Kim có nhiệt độ khá dễ chịu, lên tới 30 độ C nhưng chúng có tính axit rất cao - khoảng 90% là axit sulfuric. Với môi trường axit mạnh như vậy, vi khuẩn khó có có khả năng tồn tại. Nhóm nghiên cứu hiện đang chờ thêm thời gian sử dụng kính thiên văn để xác định xem liệu phosphine có nằm trong phần tương đối ôn hòa của các đám mây hay không cũng như tìm kiếm các khí khác có liên quan đến sự sống.
Môi trường nghiên cứu năng động
Khi nghiên cứu tại ĐH Cardiff, các học giả sẽ được làm việc trong môi trường thú vị và sôi động cùng với các nhà khoa học hàng đầu, tiếp xúc với những công trình xuất sắc và kiến thức cập nhập nhất trong lĩnh vực của họ.
Đại học Cardiff đang tiến hành một số hoạt động khuyến khích nghiên cứu, đổi mới sáng tạo. Trường có thể hỗ trợ sinh viên và nhà khoa học kết nối với doanh nghiệp dịch vụ và công nghiệp, qua đó, nhận ra được đóng góp thực tiễn của các nghiên cứu.
Với các dịch vụ đào tạo và tư vấn nghề nghiệp từng đoạt giải thưởng, Đại học Cardiff giúp các học giả phát triển các kỹ năng kỹ thuật, học cách truyền đạt và cải thiện khả năng lãnh đạo khi dẫn dắt các nhóm nghiên cứu hàng đầu thế giới. Nhà trường cũng dành các khoản đầu tư lớn vào việc trang bị cơ sở vật chất mới, các thiết bị hiện đại nhất thế giới phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Hệ thống cơ sở vật chất của trường đa dạng cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu, từ các phòng thí nghiêm giả lập đặc tính môi trường, kỹ thuật cải thiện hiệu năng, dịch vụ công nghệ sinh học, siêu máy tính và thiết bị chụp quét não cho đến lò đốt tuabin khí, giàn khoan, phòng thí nghiệm sét, vân vân,...
Các Viện Nghiên cứu của Đại học Cardiff là nơi quy tụ những bộ óc học thuật vĩ đại để giải quyết những vấn đề lớn nhất của thế giới. Hợp tác giữa các viện rất chặt chẽ, từ các dự án liên ngành và các dự án được tài trợ chung cho đến việc chia sẻ công nghệ và các thiết bị.
Thông qua Hiệp hội các nhà nghiên cứu, các học giả hàn lâm có thể góp phần định hình và phát triển môi trường nghiên cứu tại đại học Cardiff. Hiệp hội này còn có ý nghĩa quyết định đến cách thức hỗ trợ và quản lý các hoạt nghiên cứu.
Chia sẻ về mục tiêu của nhà trường trong vài năm tới, Ruth Page - Cán bộ phòng Hợp tác quốc tế tại Đại học Cardiff cho biết, trường sẽ duy trì và phát triển một cộng đồng các nhà khoa học với trí tưởng tượng, năng lượng và năng lực để cùng nhau kiến tạo tương lai. ĐH Cardiff muốn nhận được công nhận vì sự đổi mới và đóng góp của nhà trường đối với sức khỏe, sự thịnh vượng, an ninh và hạnh phúc của các thế hệ tương lai ở Wales, cũng như ở Vương quốc Anh và trên toàn cầu. "Chúng tôi coi nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành và nghiên cứu ứng dụng là ba mảng gắn liền và ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời hướng đến sự xuất sắc trong mỗi mảng nghiên cứu đó", ông nói thêm.
Để tìm hiểu thêm về các nghiên cứu của Đại học Cardiff, bạn đọc có thể xem tại đây.
(Nguồn: Hội đồng Anh)