Trần Quốc Toản sau đó về quê cùng người tướng già chiêu mộ binh sĩ, rèn luyện võ nghệ, dựng cờ khởi nghĩa rồi kéo quân đi diệt giặc. Đoàn nghĩa sĩ giương cao lá cờ đỏ, thêu sáu chữ vàng "Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua), liên tiếp lập nhiều chiến công khiến quân giặc khiếp sợ.
Sau đó, Trần Quốc Toản được lệnh đưa đoàn nghĩa sĩ về hội quân tại Vạn Kiếp. Lá cờ "Phá cường địch, báo hoàng ân" phất phới bay ngang hàng với cờ của các vương hầu khác. Trần Quốc Toản xin được ra trận lập công. Chàng được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cử làm tướng tiên phong dưới quyền Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, đưa quân đánh tan đạo quân của Toa Đô ở cửa Hàm Tử.
Lá cờ thêu sáu chữ vàng tiếp tục dẫn Trần Quốc Toản cùng đoàn nghĩa sĩ "đi mãi tới những nơi nào không có bóng quân Nguyên".
Theo GS Phong Lê, Lá cờ thêu sáu chữ vàng hội đủ những gương mặt tiêu biểu, tượng trưng cho khí phách của vương triều như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng... xung quanh Trần Nhân Tông. Về phía giặc, đó là một loạt nhân vật từ sứ thần Sài Thung, thái tử Thoát Hoan đến viên tướng Toa Đô. Truyện với quy mô nhỏ nhưng bao chứa lượng nhân vật khá lớn - trên cả hai phía.
Câu 3: Vở kịch nào của Nguyễn Huy Tưởng viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng đầu thế kỷ 16 với nhân vật chính là một người thợ xây dựng tài ba?