Trường THPT Phan Đình Phùng ngày nay vốn là trường nam sư phạm (École Normale d'instituteur) đào tạo giáo viên tiểu học thời Pháp thuộc. Đến năm 1923, trường đổi thành Cao đẳng tiểu học Đông Dương (École Primaire Superieur Indochinoise gọi tắt là E.P.S.I) mang tên Đỗ Hữu Vị (phi công đầu tiên ở Đông Dương). Ảnh: Tư liệu
Trường THPT Phan Đình Phùng ngày nay vốn là trường nam sư phạm (École Normale d'instituteur) đào tạo giáo viên tiểu học thời Pháp thuộc. Đến năm 1923, trường đổi thành Cao đẳng tiểu học Đông Dương (École Primaire Superieur Indochinoise gọi tắt là E.P.S.I) mang tên Đỗ Hữu Vị (phi công đầu tiên ở Đông Dương). Ảnh: Tư liệu
Trường THPT Phan Đình Phùng được thành lập ngày 10/3/1973, sau đó sát nhập với trường THPT Hoàng Diệu vào năm 1996 để trở thành trường THPT Phan Đình Phùng như ngày nay. Trong ảnh là tượng Ngự sử Phan Đình Phùng được đặt trang trọng trước dãy nhà trung tâm.
Trường THPT Phan Đình Phùng được thành lập ngày 10/3/1973, sau đó sát nhập với trường THPT Hoàng Diệu vào năm 1996 để trở thành trường THPT Phan Đình Phùng như ngày nay. Trong ảnh là tượng Ngự sử Phan Đình Phùng được đặt trang trọng trước dãy nhà trung tâm.
Trường nằm trên khuôn viên rộng 27.600 m2 có mặt trông ra phố Cửa Bắc dài 230 m và hai mặt trông ra phố Phan Đình Phùng, phố Quán Thánh dài 120 m.
Trường nằm trên khuôn viên rộng 27.600 m2 có mặt trông ra phố Cửa Bắc dài 230 m và hai mặt trông ra phố Phan Đình Phùng, phố Quán Thánh dài 120 m.
Dãy nhà trung tâm được xây dựng vào năm 1917. Hình thức kiến trúc này giống với kiểu kiến trúc dãy nhà học xây những năm 1920 ở trường Bưởi (Chu Văn An).
Dãy nhà trung tâm được xây dựng vào năm 1917. Hình thức kiến trúc này giống với kiểu kiến trúc dãy nhà học xây những năm 1920 ở trường Bưởi (Chu Văn An).
Mặt bằng các tầng bố trí như nhau, bao gồm cầu thang chính ở giữa, mỗi bên bốn lớp học, hồi phải có thang phụ. Hành lang tầng 1 được mở rộng ra sân trường, cuốn vòm, trang trí khá cầu kỳ. Hành lang các tầng 2 và 3 có cửa sổ hai lớp…
Mặt bằng các tầng bố trí như nhau, bao gồm cầu thang chính ở giữa, mỗi bên bốn lớp học, hồi phải có thang phụ. Hành lang tầng 1 được mở rộng ra sân trường, cuốn vòm, trang trí khá cầu kỳ. Hành lang các tầng 2 và 3 có cửa sổ hai lớp…
Hình thức trang trí mặt đứng tương đối phong phú, gồm vữa đắp kết hợp với gạch trần phía trên cửa sổ tầng 3.
Hình thức trang trí mặt đứng tương đối phong phú, gồm vữa đắp kết hợp với gạch trần phía trên cửa sổ tầng 3.
Khối nhà văn phòng của trường xưa được bố trí trong một biệt thự hai tầng quay ra phố Phan Đình Phùng. Đây thực chất là nhà làm việc kiểu hành lang giữa xây dựng theo phong cách biệt thự địa phương Pháp. Ngày nay, nó trở thành thư viện và phòng truyền thống của trường.
Khối nhà văn phòng của trường xưa được bố trí trong một biệt thự hai tầng quay ra phố Phan Đình Phùng. Đây thực chất là nhà làm việc kiểu hành lang giữa xây dựng theo phong cách biệt thự địa phương Pháp. Ngày nay, nó trở thành thư viện và phòng truyền thống của trường.
Trường Phan Đình Phùng xưa xây dựng theo kiểu phân tán trong một khuôn viên cây xanh rất rộng. Tuy nhiên khuôn viên nhà trường ngày nay đã bị thu hẹp (chỉ còn hơn 11.000 m2), lại có nhiều nhà học mới xây chen vào nên giá trị về mặt kiến trúc tổng thể bị giảm đi đáng kể.
Trường Phan Đình Phùng xưa xây dựng theo kiểu phân tán trong một khuôn viên cây xanh rất rộng. Tuy nhiên khuôn viên nhà trường ngày nay đã bị thu hẹp (chỉ còn hơn 11.000 m2), lại có nhiều nhà học mới xây chen vào nên giá trị về mặt kiến trúc tổng thể bị giảm đi đáng kể.
Trường THPT Phan Đình Phùng là nơi trung tướng Nguyễn Hòa, nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhà thơ Vũ Đình Liên... từng theo học. Năm 2010, thành phố công nhận trường đạt trường THPT chuẩn quốc gia.
Trường THPT Phan Đình Phùng là nơi trung tướng Nguyễn Hòa, nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhà thơ Vũ Đình Liên... từng theo học. Năm 2010, thành phố công nhận trường đạt trường THPT chuẩn quốc gia.
Hà Thành