Anh Nguyễn Anh Tú – Trưởng nhóm Kỹ sư Blockchain tại TomoChain – startup Việt về Blockchain gọi vốn được hơn 8 triệu USD trên toàn cầu có những giải đáp xung quanh định hướng học và làm việc trong lĩnh vực này.
Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Hệ thống phân tán tại Đại học Basel, Thụy Sĩ, ông Tú nhận định học Blockchain không dễ. "Đây là môn khó, cần cả tư duy logic lẫn kinh nghiệm lập trình chắc chắn. Nếu lập trình phần hạ tầng Blockchain, một khi release phần mềm là bạn mất quyền kiểm soát với việc vận hành của phần mềm đó. Vì vậy việc code lỗi trong hạ tầng Blockchain là một tai hoạ", anh Tú nhận định.
Để hiểu cho đúng công việc của lập trình viên Blockchain, theo anh Tú, cần nhìn rõ hai lớp cơ bản trong kiến trúc của một hệ thống blockchain, đó là:
Hạ tầng (infrastructure) gồm có mạng (network), lưu trữ (storage), thuật toán đồng thuận (consensus) và các dịch vụ nền tảng khác. Công việc ở tầng này rất khác so với phần hạ tầng của các công nghệ theo mô hình client-server. Blockchain dựa vào nền tảng hạ tầng peer-to-peer để đảm bảo tính phi tập trung của mình, cho nên LTV ở mảng hạ tầng cần có tư duy lập trình theo hướng peer-to-peer: nghĩa là không tin tưởng vào dữ liệu mà nó đang có mà phải luôn có bước kiểm tra với dữ liệu mà nó đồng bộ từ node mạng khác về.
Vấn đề dữ liệu có đúng hay không còn phụ thuộc vào luật đồng thuận nữa (bao nhiêu % node mạng có dữ liệu giống nhau thì là đúng; và bao nhiêu % node mạng có dữ liệu giống nhau thì được xem là không thay đổi được nữa - immutable). Phần hạ tầng cũng đòi hỏi cả khả năng lập trình song song bởi node mạng trong blockchain cần xử lý dữ liệu rất nhanh và rất nhiều luồng xử lý cho những tác vụ khác nhau.
Tầng ứng dụng phi tập trung (decentralized applications) bao gồm cả ứng dụng mobile và ứng dụng web: Công việc ở tầng này tương đối giống với các loại công nghệ khác. Tuy nhiên có một phần khác đấy là việc ứng dụng kết nối vào blockchain thông qua các lời gọi smart-contract đòi hỏi ltv phải thành thạo các ngôn ngữ lập trình smart-contract như Solidity hay Viper. Dữ liệu được trình bày theo dạng chuỗi khối có thể khiến ltv lúng túng khi tiến hành truy vấn. Ngoài ra, các lời gọi vào blockchain được thực hiện dưới dạng các transaction cũng là một điểm mới lạ, và cần phải trả phí cho hệ thống máy đào (miner) để đồng loạt thực hiện transaction đó. Nó không giống với việc truy vấn API vào các hệ thống khác.
Để theo đuổi công nghệ này, theo anh Tú, nắm chắc kiến thức nền là quan trọng nhất. Nếu đã có kinh nghiệm, bạn có thể học qua solidity, viết ứng dụng phi tập trung (dapps). Sau đó nếu muốn đi sâu hơn thì cố gắng tìm kiếm một dự án Blockchain thật sự để rèn luyện.
Quá trình làm việc nhiều với các dự án thật sẽ giúp bạn tích luỹ được kinh nghiệm rất nhanh và nếu may mắn hoàn toàn có thể thành công sớm.
Với thế mạnh là công nghệ tiềm năng của tương lai,anh Nguyễn Anh Tú chỉ ra một vài hướng làm startup blockchain để các bạn trẻ nghiên cứu và thử sức:
Xử lý những phần chưa hoàn thiện trong hạ tầng Blockchain. Ví dụ tốc độ xử lý còn chậm, khả năng tích hợp với các hệ thống khác còn hạn chế, việc phân quyền truy cập dữ liệu chưa có. Phần này rất khó, đòi hỏi người làm phải hiểu rõ về công nghệ blockchain. Các công ty trong mảng này đều chi rất nhiều tiền cho việc nghiên cứu.
Ngoài ra, có thể là dễ làm hơn, các bạn trẻ muốn khởi nghiệp có thể phát triển ứng dụng phi tập trung giải quyết các vấn đề của xã hội. Vấn đề nào cần sự minh bạch thông tin, không bị bên trung gian nào kiểm soát, các thành phần tham gia vào hệ thống không tin tưởng lẫn nhau sẽ mở ra nhiều cơ hội để làm.
Khởi nghiệp với Blockchain vẫn còn khá mới, vì công nghệ này đang ở thời kỳ đầu, còn nhiều phần chưa đạt được điểm ổn định và hoàn thiện để có thể áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, bên cạnh hướng làm start-up, người muốn theo đuổi Công nghệ blockchain hiện nay còn nhiều phần chưa đạt được điểm ổn định và hoàn thiện để có thể áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, bên cạnh hướng tự mình làm start-up, các bạn trẻ muốn theo đuổi ngành Blockchain có thể bắt đầu bằng việc học tập để trở thành lập trình viên Blockchain
Anh Nguyễn Anh Tú tiết lộ, Tomochain vẫn tuyển dụng thường xuyên vị trí kỹ sư Blockchain. Yêu cầu là có kinh nghiệm làm backend lâu năm, có kinh nghiệm làm việc với các hệ thống key-value store, có tư duy lập trình song song tốt, có kinh nghiệm làm việc với các hệ thống phân tán. Đã biết Blockchain hoặc làm việc với các hệ thống peer-to-peer là lợi thế.
Khi tuyển dụng, các công ty startup trong lĩnh vực Blockchain thường đánh giá cao những bạn có kiến thức nền chắc chắn và tư duy mạch lạc. Anh Nguyễn Anh Tú nhận định, bạn trẻ mới học về blockchain khi đi xin việc không nên đặt nặng về thu nhập. Tuy vậy, anh Tú cũng tiết lộ mức lương tại Tomochain đang thuộc hàng top trên thị trường.
Trưởng nhóm Kỹ sư Blockchain tại Tomochain cho biết thêm, người muốn làm về công nghệ này có thể lựa chọn những chương trình học như khóa Blockchain Developer của FUNiX. Khóa học kéo dài 6 tháng trực tuyến, người học được các chuyên gia trong ngành hướng dẫn 1:1. Kết thúc chương trình, người học nắm được kiến thức về Blockchain, hợp đồng thông minh, các nền tảng Blockchain điển hình, đủ trình độ thực hiện các dự án Blockchain.
"Cá nhân mình cho rằng, bằng cấp không quan trọng, quan trọng là kiến thức học được từ chương trình cấp bằng đó. Chương trình học của FUNiX được các chuyên gia trong ngành góp ý xây dựng nên kiến thức học được đảm bảo là đủ để bắt đầu làm việc", anh Tú nhận định.
Thế Đan