Hoạ phẩm trúc của Trương Hán Minh. |
- Theo ông, điều chủ yếu làm nên diện mạo của một bức tranh thuỷ mặc là gì?
- Tranh thuỷ mặc chú trọng cả ba thứ: Hình, thần và ý. Hình là cái cốt để gửi ý. Thần là cái chủ yếu làm cho tranh sống động. Thuỷ mặc gửi cái thần và cái ý dưới các hình thức phong cảnh, tre trúc, hoa lá... nhằm biểu đạt niềm vui và nỗi buồn của con người qua tác phẩm.
- Thuỷ mặc truyền thống và thuỷ mặc hiện đại có gì khác nhau?
- Thuỷ mặc truyền thống phỏng theo các tranh cổ nổi tiếng, tôn trọng từ bố cục đến nội dung, hình thức và bút pháp, không đi ra ngoài các cách đặt vấn đề đã có từ ngàn xưa. Thuỷ mặc hiện đại đi tìm cái mới, không theo dấu chân của người xưa để gửi gắm ý niệm hiện thực của tác giả. Về khuôn khổ, tranh ngày xưa thường vẽ theo lối bố cục đứng (tranh trục) hợp với nhà cao, khi cần có thể cuốn lại. Còn thuỷ mặc hiện đại thì khuôn khổ, màu sắc và bút pháp mới lạ hơn. Từ cũ sang mới là cả một chặng đường. Vì vậy, người vẽ phải đủ sức, phải mạnh hơn và hay hơn cái cũ. Có tâm mà không có lực thì lực bất tòng tâm.
- Mong ước lớn nhất của ông?
- Đó là tranh thuỷ mặc Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực. Là một hoạ sĩ chuyên nghiệp, tôi không lúc nào ngừng nghỉ trong việc cầm bút. Tôi thấy mình còn phải phấn đấu sáng tác trên 20 năm nữa.
(Theo Lao Động)