Tuy nhiên, phần xuất bản và nội dung vẫn còn là khu vực cấm, một quan chức ngành xuất bản Trung Quốc cho biết hôm qua.
"Doanh nhân nước ngoài có thể đầu tư các công ty kinh doanh sách, báo và tạp chí mà không cần tham gia liên doanh", ông Yu Yongzhan, phó giám đốc cơ quan quản lý báo chí và xuất bản Trung Quốc, nói.
Năm nay, Bắc Kinh đã có bước thay đổi chính sách đáng kể khi cho phép các nhà đầu tư tư nhân mua cổ phần trong các công ty truyền thông do nhà nước kiểm soát.
Truyền thông được coi là ngành sau cùng mở cửa ở Trung Quốc, sau các lĩnh vực viễn thông, xe hơi, năng lượng, nông nghiệp và ngân hàng.
Hồi đầu năm, Trung Quốc đã cho phép đầu tư nước ngoài trong các công ty sản xuất chương trình truyền hình, nhằm đưa công nghệ và chuyên môn ngoại vào lĩnh vực vốn phát triển tương đối chậm chạp này.
Ông Yu cho hay chính phủ đã tiến hành thử nghiệm cải cách ở hãng sách khổng lồ Tân Hoa, vốn chịu trách nhiệm phân phối khoảng hai phần ba tổng lượng ấn phẩm toàn quốc, cho phép nguồn vốn cả trong và ngoài nước đầu tư vào hãng.
Đầu tháng tới, triển lãm sách Bắc Kinh lần thứ 11, lớn nhất thế giới sẽ được tổ chức, quy tụ hơn 900 công ty quốc tế.
Các hãng truyền thông khổng lồ như Bertelsmann, Time Warner, News Corp and Viacom giờ đây đang cạnh tranh quyết liệt để giành chỗ đứng trên thị trường được coi là còn non trẻ này.
Trung bình mỗi người Trung Quốc đọc khoảng 5 cuốn sách hằng năm. Tổng doanh thu ngành xuất bản năm 2003 đạt gần 13 tỷ USD.
T. Huyền (theo Straits Times, People 's Daily)