Ma Dingming với điện thoại 848 USD của mình. |
Ma Dingming cho biết anh mua điện thoại này vì nó là model mới nhất. Nó còn hơn một thiết bị hỗ trợ cá nhân (PDA) bởi nó có CPU tốc độ cao, RAM lớn hơn bất kỳ một điện thoại thông thường nào. Ngoài ra nó còn dùng hệ điều hành Microsoft giúp tôi có thể ghi chép, lướt web và chat qua MSN, anh tâm sự. Số tiền mua điện thoại do Ma tích góp từ tiền tiêu vặt hàng tháng, cộng với tiền mừng tuổi từ năm ngoái.
*Trung Quốc bắt buộc đăng ký ĐTDĐ |
*Nokia đầu tư mạnh vào Trung Quốc |
*Người Trung Quốc 'kết' di động Nokia |
Chính giới trẻ nhiều tiền và ham công nghệ như Ma Dingming là lý do tại sao các công ty điện thoại hàng đầu thế giới như Nokia và Motorola quyết đầu tư hàng tỷ USD vào việc thành lập nhà máy sản xuất và xây dựng mạng lưới phân phối trên toàn Trung Quốc.
Năm 2004, dân nước này đã mua 92 triệu điện thoại máy ảnh, tăng 15,8% so với năm 2003. Con số này đã biến Trung Quốc thành thị trường điện thoại di động lớn nhất thế giới. Tổ chức Dữ liệu quốc tế dự đoán thị trường máy cầm tay tại nước này sẽ tiếp tục tăng với hơn 400 triệu máy di động được bán ra từ nay đến năm 2009.
Nửa đầu năm 2005, ba nhãn hiệu được ưa chuộng nhất tại Trung Quốc là Nokia, Motorola, Samsung, theo sau là các hãng nội địa: Ningbo Bird, TCLm Konka và Lenovo.
Mặc dù tỷ lệ nội - ngoại là 50 - 50, nhưng thật đáng ngạc nhiên, thị phần của các hãng điện thoại trong nước của Trung Quốc lại đang giảm. Đầu năm 2005, thị phần là 34%, nhưng đến cuối quý III vừa qua, chỉ còn 30%. Hơn nữa, duy nhất Lenovo là hãng nội địa duy nhất đạt lợi nhuận trong năm nay.
Ông Alan Hsieh, Giám đốc tập đoàn Dữ liệu quốc tế Trung Quốc, cho biết lý do thành công của các công ty điện thoại nước ngoài là họ phát triển sản phẩm của mình theo với nhiều mẫu mã đa dạng và quảng cáo hấp dẫn. Trong khi đó, các nhãn hiệu trong nước lại chỉ chú trọng vào việc bán hàng qua các kênh phân phối của mình. Tại mỗi tỉnh thành trong nước, họ đặt một chi nhánh và thuê hàng nghìn người phân phối sản phẩm tới các nhà bán lẻ. Còn Nokia hay Motorola chỉ sử dụng một đại lý duy nhất và phân phối tới các nhà bán lẻ. Chính vì thế mà hai hãng này giảm được chi phí marketing đáng kể, và giá thành điện thoại lại không cao như các sản phẩm nội địa.
Chính phủ không can thiệp vào việc kinh doanh trên của các hãng điện thoại. Tuy nhiên, chính phủ lại khuyến khích phát triển công nghệ viễn thông, đặc biệt là công nghệ 3G (TD-SCDMA). Chuẩn này đang được thử nghiệm.
Chính phủ Trung Quốc phải quyết định xem liệu có tiến hành TD-SCDMA hay không vì nó sẽ không mang lại nhiều lợi nhuận. Ông Steven Qin, Giám đốc Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Panasonic có trụ sở của Shanghai, đối tác của công ty công nghệ Cosmobic, nhận định chính phủ sẽ quyết định trong khoảng quý II/2006, vì mọi thứ phải hoàn thành trước thế vận hội Olympic 2008.
Thanh Vân (theo BBC)