Henri Cartier-Bresson (1908-2004) được mệnh danh là một trong nhiếp ảnh gia vĩ đại nhất thế kỷ 20, cha đẻ của nhiếp ảnh báo chí hiện đại. Ông bắt đầu chụp hình từ năm 1930, tới hàng chục quốc gia và ghi lại những sự kiện điển hình của thế kỷ như nội chiến ở Tây Ban Nha, sự sụp đổ của Bức tường Berlin, lãnh tụ Ấn Độ Mahatma Gandhi qua đời, sự kiện giải phóng Paris trong Chiến tranh thế giới thứ hai...Henri đến Trung Quốc lần đầu năm 1948, ban đầu chỉ dự định ở lại hai tuần nhưng sau đó lưu lại 10 tháng. Một trong tác phẩm tiêu biểu của ông ở đây là cảnh dòng người chen lấn ở ngân hàng tại Thượng Hải tháng 12/1948. Bấy giờ, trước tình trạng lạm phát và mất giá tiền giấy, Quốc dân đảng quyết định mỗi người được đổi tối đa 40 g vàng. Hàng nghìn người xếp hàng từ sáng tới cuối ngày với hy vọng mua được vàng. Cảnh sát được trang bị vũ khí để duy trì trật tự nhưng 10 người chết vì xô lấn.Sáng sớm tháng 12/1948, một vạn tân binh của Quốc dân đảng xếp hàng trong Tử Cấm Thành. Theo trang The Paper, Henri Cartier-Bresson chú trọng "khoảnh khắc quyết định" trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Ông ngày đêm trên phố tìm kiếm, nắm bắt thời khắc quan trọng nhất của sự kiện và biến phút chốc đó thành vĩnh cửu.Người đàn ông làm công việc hộ tống cô dâu trên kiệu hoa, chụp năm 1948, bên hông Tử Cấm Thành. Nhiếp ảnh gia không tán thành dùng các thủ pháp thay đổi ánh sáng tại hiện trường, không sử dụng phương pháp can thiệp ánh sáng tự nhiên như đèn flash, nhằm thể hiện con người, sự việc một cách khách quan và chân thực nhất.Người qua đường ngắm xe đạp trưng bày ở tiệm. Henri Cartier-Bresson quay lại Trung Quốc năm 1958, ghi lại cuộc sống thường nhật của người dân.Các sinh viên hợp sức xây dựng bể bơi tại Đại học Bắc Kinh, năm 1958.Những đứa trẻ bên trong tiệm bút lông trên phố đồ cổ.Trẻ nhìn bức tranh tường với khẩu hiệu "Xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học".Người dân và tranh tuyên truyền diệt các loài gây hại mùa màng, ảnh chụp ở công viên Cảnh Sơn, Bắc Kinh.Công nhân khuân vác tại cảng ở Thượng Hải.Những người tu sửa trạm thủy điện ở Tam Môn Hiệp, tỉnh Hà Nam.Như Anh Ảnh: The Paper