Hoạt động từ đầu tháng 6, bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam nằm ở tầng một của một tòa nhà trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, trưng bày hàng nghìn trang sức và trang phục của tất cả cộng đồng dân tộc trong nước.
Các hiện vật thuộc bộ sưu tập của ông Đỗ Hùng - người sáng lập bảo tàng. Ông cho biết mở địa điểm này để giới thiệu những nét đẹp văn hóa qua các đồ trang sức cổ xưa mà mình sưu tầm hơn 30 năm qua.
Hoạt động từ đầu tháng 6, bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam nằm ở tầng một của một tòa nhà trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, trưng bày hàng nghìn trang sức và trang phục của tất cả cộng đồng dân tộc trong nước.
Các hiện vật thuộc bộ sưu tập của ông Đỗ Hùng - người sáng lập bảo tàng. Ông cho biết mở địa điểm này để giới thiệu những nét đẹp văn hóa qua các đồ trang sức cổ xưa mà mình sưu tầm hơn 30 năm qua.
Phòng đầu tiên là các bộ quần áo kèm trang sức của nhiều dân tộc Việt Nam. Bảo tàng bố trí khu vực trưng bày theo vị trí địa lý nhóm cư dân thường sinh sống thành một cụm vì có sự tương đồng.
Phòng đầu tiên là các bộ quần áo kèm trang sức của nhiều dân tộc Việt Nam. Bảo tàng bố trí khu vực trưng bày theo vị trí địa lý nhóm cư dân thường sinh sống thành một cụm vì có sự tương đồng.
Khu vực trưng bày trang sức và quần áo của người dân tộc Si Là và Xinh Mun, chủ yếu sống ở miền núi phía Bắc. Phần lớn hiện vật thuộc thế kỷ 19-20, các chú thích được viết ngắn gọn bằng song ngữ Việt - Anh.
Khu vực trưng bày trang sức và quần áo của người dân tộc Si Là và Xinh Mun, chủ yếu sống ở miền núi phía Bắc. Phần lớn hiện vật thuộc thế kỷ 19-20, các chú thích được viết ngắn gọn bằng song ngữ Việt - Anh.
Trang phục của dân tộc Kinh với chiếc áo tứ thân và nón quai thao.
Giá trị nhất trong bộ trang sức của người Kinh là các hiện vật như hoa tai, vòng đeo tay, nhẫn, dây chuyền thuộc nền văn hóa Đông Sơn, cách đây hơn 2.000 năm.
Giá trị nhất trong bộ trang sức của người Kinh là các hiện vật như hoa tai, vòng đeo tay, nhẫn, dây chuyền thuộc nền văn hóa Đông Sơn, cách đây hơn 2.000 năm.
Chiếc vòng đeo tay chất liệu đồng, thuộc nền văn hóa Đông Sơn.
Bộ trang sức của người Mường - một cộng đồng dân tộc có nhiều nét văn hóa tương đồng với người Kinh.
Bộ trang sức của người Mường - một cộng đồng dân tộc có nhiều nét văn hóa tương đồng với người Kinh.
Khu trưng bày của người Hoa được bố trí không gian rộng, số lượng hiện vật nhiều. Các đồ trang sức phong phú, bằng nhiều chất liệu như vàng, bạc, ngọc bích, cẩm thạch, ngà.
Khu trưng bày của người Hoa được bố trí không gian rộng, số lượng hiện vật nhiều. Các đồ trang sức phong phú, bằng nhiều chất liệu như vàng, bạc, ngọc bích, cẩm thạch, ngà.
Ô treo trang sức người Chăm được cách điệu theo hình đền tháp của dân tộc này. Các hiện vật của người Chăm khá phong phú như vòng tay, vòng cổ, nhẫn, khuyên tai, chuỗi hạt cườm, trâm cài tóc được chế tác từ nhiều chất liệu.
Ô treo trang sức người Chăm được cách điệu theo hình đền tháp của dân tộc này. Các hiện vật của người Chăm khá phong phú như vòng tay, vòng cổ, nhẫn, khuyên tai, chuỗi hạt cườm, trâm cài tóc được chế tác từ nhiều chất liệu.
Trang sức đội đầu với những đường nét hoa văn cầu kỳ của phụ nữ Khmer. Người Khmer sống chủ yếu ở Tây Nam Bộ, họ thích đeo những bộ trang sức có hình dạng như trăng lưỡi liềm, hoa, trái cây, chim.
Trang sức đội đầu với những đường nét hoa văn cầu kỳ của phụ nữ Khmer. Người Khmer sống chủ yếu ở Tây Nam Bộ, họ thích đeo những bộ trang sức có hình dạng như trăng lưỡi liềm, hoa, trái cây, chim.
Quỳnh Trần