Tây Trà trước đây là huyện miền núi của Quảng Ngãi với hơn 20.000 dân, trong đó chủ yếu là người Cor. Từ 1/4/2020, huyện này sáp nhập vào huyện Trà Bồng theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tất cả tài sản của huyện Tây Trà được bàn giao cho huyện Trà Bồng quản lý gồm hàng chục nhà công vụ với diện tích 589.000 m2, tổng giá trị 516 tỷ đồng; cùng 12 ô tô, máy móc, trang thiết bị hơn 72 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chỉ một số ít tòa nhà được sử dụng, còn phần lớn trụ sở bỏ hoang, xuống cấp. Trong đó, trụ sở Tòa án huyện Tây Trà cũ (mái nhà màu đỏ) đang được người dân tận dụng để trồng chuối, nuôi gà. Kế bên, nơi làm việc của Viện kiểm sát huyện là chỗ người dân nhốt bò.
Tây Trà trước đây là huyện miền núi của Quảng Ngãi với hơn 20.000 dân, trong đó chủ yếu là người Cor. Từ 1/4/2020, huyện này sáp nhập vào huyện Trà Bồng theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tất cả tài sản của huyện Tây Trà được bàn giao cho huyện Trà Bồng quản lý gồm hàng chục nhà công vụ với diện tích 589.000 m2, tổng giá trị 516 tỷ đồng; cùng 12 ô tô, máy móc, trang thiết bị hơn 72 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chỉ một số ít tòa nhà được sử dụng, còn phần lớn trụ sở bỏ hoang, xuống cấp. Trong đó, trụ sở Tòa án huyện Tây Trà cũ (mái nhà màu đỏ) đang được người dân tận dụng để trồng chuối, nuôi gà. Kế bên, nơi làm việc của Viện kiểm sát huyện là chỗ người dân nhốt bò.
Người dân dùng chiếu cũ để che cho rau khỏi nắng trước cửa TAND huyện Tây Trà cũ
Trong sân của tòa án huyện, người dân làm hệ thống ống nước, đào hố trồng chuối, đu đủ.
Một số căn phòng từng là nơi ở, làm việc của cán bộ, nhân viên tòa án cũ trở thành chuồng trại để người dân ấp trứng gà.
Một số căn phòng từng là nơi ở, làm việc của cán bộ, nhân viên tòa án cũ trở thành chuồng trại để người dân ấp trứng gà.
Một năm qua, trụ sở Viện kiểm sát huyện (kế bên tòa án) thành nơi nuôi nhốt bò của người dân. Cuối tháng 5, bò được lùa ra khỏi trụ sở này sau khi UBND huyện Trà Bồng chỉ đạo.
Một năm qua, trụ sở Viện kiểm sát huyện (kế bên tòa án) thành nơi nuôi nhốt bò của người dân. Cuối tháng 5, bò được lùa ra khỏi trụ sở này sau khi UBND huyện Trà Bồng chỉ đạo.
Cách tòa án và viện kiểm sát chưa đến 200 m, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Tây Trà cũng bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm trong khuôn viên.
Cách tòa án và viện kiểm sát chưa đến 200 m, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Tây Trà cũng bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm trong khuôn viên.
Lâu ngày không sử dụng, nhiều cửa phòng của trung tâm bị vỡ kính, bên trong bụi đóng lớp.
Cách đó khoảng 500 m, UBND xã Trà Phong không có người sử dụng, lá khô rơi đầy sân, do bộ máy xã chuyển đến các trụ sở của UBND huyện Tây Trà.
Người dân thường chui vào bên trong các trụ sở bị bỏ hoang tổ chức nhậu nhẹt, ngủ lại.
Cách đó khoảng 500 m, UBND xã Trà Phong không có người sử dụng, lá khô rơi đầy sân, do bộ máy xã chuyển đến các trụ sở của UBND huyện Tây Trà.
Người dân thường chui vào bên trong các trụ sở bị bỏ hoang tổ chức nhậu nhẹt, ngủ lại.
Người dân để chiếu, chăn ngủ lại bên hè trụ sở UBND xã Trà Phong. "Ngoài ngủ, một số thanh niên còn lấy sắt vụn trong công trình đem bán, đổi tiền mua rượu", bà Hồ Thị Nga, một người dân địa phương cho biết.
Người dân để chiếu, chăn ngủ lại bên hè trụ sở UBND xã Trà Phong. "Ngoài ngủ, một số thanh niên còn lấy sắt vụn trong công trình đem bán, đổi tiền mua rượu", bà Hồ Thị Nga, một người dân địa phương cho biết.
Kính vỡ của một trụ sở ở huyện Tây Trà nhưng không có ai thu dọn. Cây dại bò vào tới bên trong hành lang.
Kính vỡ của một trụ sở ở huyện Tây Trà nhưng không có ai thu dọn. Cây dại bò vào tới bên trong hành lang.
Bên trong các phòng nhếch nhác các loại rác thải.
Ông Đặng Minh Thảo, Bí thư Huyện ủy Trà Bồng, cho biết một số trụ sở cũ như UBND huyện và Huyện ủy, được giao cho ủy ban và công an xã Trà Phong sử dụng. Nhiều khối nhà giao cho giáo viên miền núi sinh hoạt, ở lại, một số khác làm nhà sinh hoạt cộng đồng.
"Dù đã cố gắng nhưng không thể sử dụng hết vì các trụ sở từng là nơi làm việc của một huyện giờ chỉ còn là nơi làm việc của một xã", ông Thảo nói và cho biết các giải pháp của huyện chỉ tạm thời tránh các tài sản công đỡ xuống cấp, hư hỏng.
Theo ông Thảo, các tài sản này khó đấu giá vì cách xa TP Quảng Ngãi 100 km, đời sống khó khăn, việc bán đất và tài sản trên đất đều khó. Huyện bố trí một số trụ sở cho các trường, nhưng nơi đây địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, học sinh không thể đi xa, tới các trụ sở này để sử dụng.
Bên trong các phòng nhếch nhác các loại rác thải.
Ông Đặng Minh Thảo, Bí thư Huyện ủy Trà Bồng, cho biết một số trụ sở cũ như UBND huyện và Huyện ủy, được giao cho ủy ban và công an xã Trà Phong sử dụng. Nhiều khối nhà giao cho giáo viên miền núi sinh hoạt, ở lại, một số khác làm nhà sinh hoạt cộng đồng.
"Dù đã cố gắng nhưng không thể sử dụng hết vì các trụ sở từng là nơi làm việc của một huyện giờ chỉ còn là nơi làm việc của một xã", ông Thảo nói và cho biết các giải pháp của huyện chỉ tạm thời tránh các tài sản công đỡ xuống cấp, hư hỏng.
Theo ông Thảo, các tài sản này khó đấu giá vì cách xa TP Quảng Ngãi 100 km, đời sống khó khăn, việc bán đất và tài sản trên đất đều khó. Huyện bố trí một số trụ sở cho các trường, nhưng nơi đây địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, học sinh không thể đi xa, tới các trụ sở này để sử dụng.
Phạm Linh