Cù Lao Chàm có 8 hòn đảo, cách bờ biển Cửa Đại, TP Hội An 18 km, được UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển. Nơi đây phân chia thành ba vùng chức năng, trong đó vùng lõi rộng 2.471 hecta thuộc khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, với đặc trưng là các hệ sinh thái rừng và biển như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng đặc dụng. Vùng đệm rộng 8.455 hecta và vùng chuyển tiếp 22.220 hecta.
Năm 1996, các rạn san hô ở Cù lao Chàm phân bố chủ yếu ở phía tây, tây nam đảo Hòn Lao và xung quanh các đảo nhỏ với tổng diện tích khoảng 165 hecta mặt nước có 135 loài san hô với 35 giống, trong đó có 6 loài lần đầu được tìm thấy ở vùng biển Việt Nam.
Thời điểm đó, các rạn san hô đều bị hư hại do đánh bắt hải sản, khai thác để trang trí, xây nhà, nung vôi làm vật liệu xây dựng. Cùng với tác động của thiên tai, san hô Cù lao Chàm suy giảm cả về diện tích và vẻ đẹp.
Cù Lao Chàm có 8 hòn đảo, cách bờ biển Cửa Đại, TP Hội An 18 km, được UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển. Nơi đây phân chia thành ba vùng chức năng, trong đó vùng lõi rộng 2.471 hecta thuộc khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, với đặc trưng là các hệ sinh thái rừng và biển như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng đặc dụng. Vùng đệm rộng 8.455 hecta và vùng chuyển tiếp 22.220 hecta.
Năm 1996, các rạn san hô ở Cù lao Chàm phân bố chủ yếu ở phía tây, tây nam đảo Hòn Lao và xung quanh các đảo nhỏ với tổng diện tích khoảng 165 hecta mặt nước có 135 loài san hô với 35 giống, trong đó có 6 loài lần đầu được tìm thấy ở vùng biển Việt Nam.
Thời điểm đó, các rạn san hô đều bị hư hại do đánh bắt hải sản, khai thác để trang trí, xây nhà, nung vôi làm vật liệu xây dựng. Cùng với tác động của thiên tai, san hô Cù lao Chàm suy giảm cả về diện tích và vẻ đẹp.
Năm 2011, Ban Quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm được Viện Hải dương học Nha Trang chuyển giao công nghệ, kỹ thuật phục hồi san hô. Dựa trên vốn sẵn có, Ban quản lý đã bảo vệ những vùng san hô đang phát triển rồi lấy giống để ươm trồng.
Năm 2011, Ban Quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm được Viện Hải dương học Nha Trang chuyển giao công nghệ, kỹ thuật phục hồi san hô. Dựa trên vốn sẵn có, Ban quản lý đã bảo vệ những vùng san hô đang phát triển rồi lấy giống để ươm trồng.
Một nhánh san hô được lấy lên và kiểm tra trước khi đưa đi ươm giống.
Nhánh cây san hô sừng hươu cho vào ống nhựa và cố định bằng đinh vít để đưa xuống vườn ươm.
Vườn ươm giống san hô cấy trong giá thể là những ống nhựa PVC và hàn thành những khung rộng khoảng 3 m2, trên đó gắn những đoạn ống cao 12 cm, cách nhau 40 cm để đón những nhành san hô cấy vào.
Vườn ươm giống san hô cấy trong giá thể là những ống nhựa PVC và hàn thành những khung rộng khoảng 3 m2, trên đó gắn những đoạn ống cao 12 cm, cách nhau 40 cm để đón những nhành san hô cấy vào.
Khu vực vườn ươm sâu 4-6 m, tỷ lệ sống 70-90%. Nhân viên Ban Quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm thường xuyên lặn xuống kiểm tra. Công việc này đòi hỏi kỹ năng lặn và sức khỏe tốt.
"Từ mùa xuân đến mùa hè là thời điểm thích hợp cho việc lặn trồng và san hô phát triển để chống chọi trong mùa mưa bão", chị Nguyễn Thị Hồng Thúy, nhân viên Ban Quản lý phụ trách phục hồi san hô, cho biết.
Khu vực vườn ươm sâu 4-6 m, tỷ lệ sống 70-90%. Nhân viên Ban Quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm thường xuyên lặn xuống kiểm tra. Công việc này đòi hỏi kỹ năng lặn và sức khỏe tốt.
"Từ mùa xuân đến mùa hè là thời điểm thích hợp cho việc lặn trồng và san hô phát triển để chống chọi trong mùa mưa bão", chị Nguyễn Thị Hồng Thúy, nhân viên Ban Quản lý phụ trách phục hồi san hô, cho biết.
Sau 3 tháng nuôi dưỡng tại vườn ươm, san hô được mang đi trồng tại vùng suy thoái sâu 10-15 m. Đối với san hô sừng hươu, nhân viên chỉ khoan lỗ dưới đáy biển bỏ vào. Với san hô sang phiến, cần đóng hai cái đinh và cố định lại bằng dây buộc dưới đáy biển.
Sau 3 tháng nuôi dưỡng tại vườn ươm, san hô được mang đi trồng tại vùng suy thoái sâu 10-15 m. Đối với san hô sừng hươu, nhân viên chỉ khoan lỗ dưới đáy biển bỏ vào. Với san hô sang phiến, cần đóng hai cái đinh và cố định lại bằng dây buộc dưới đáy biển.
Gần 3 tháng trồng, nhành san hô ra chồi mới. Theo Ban Quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, sau 12 năm hồi phục và bảo vệ, diện tích rạn san hô ở vùng lõi khu dự trữ sinh quyển tăng lên khoảng 356 hecta, gấp 2 lần năm 1996, với 292 loài thuộc 23 họ san hô cứng tạo rạn.
Gần 3 tháng trồng, nhành san hô ra chồi mới. Theo Ban Quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, sau 12 năm hồi phục và bảo vệ, diện tích rạn san hô ở vùng lõi khu dự trữ sinh quyển tăng lên khoảng 356 hecta, gấp 2 lần năm 1996, với 292 loài thuộc 23 họ san hô cứng tạo rạn.
Dưới đáy biển Cù Lao Chàm nhiều rác thải, đây là một trong nhiều tác nhân khiến san hô chết.
Nhân viên Ban Quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm thường xuyên lặn xuống đáy biển vớt rác, bảo vệ san hô.
Nhân viên Ban Quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm thường xuyên lặn xuống đáy biển vớt rác, bảo vệ san hô.
San hô phát triển dưới đáy biển thu hút nhiều loại hải sản đến sinh sống.
Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó giám đốc Ban Quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, cho biết hơn một thập kỷ phục hồi, san hô ở khu bảo tồn được duy trì tương đối ổn định. Tuy nhiên, Cù Lao Chàm đang chịu tác động lớn về môi trường, từ các hoạt động khai thác hải sản, dịch vụ du lịch, nguồn chất thải ven bờ, mưa bão, biến đổi khí hậu... đã làm môi trường nơi đây biến động. Điều này ảnh hưởng trực tiếp lên sự sinh trưởng và phát triển của rạn san hô cùng các loài sinh vật khác.
San hô phát triển dưới đáy biển thu hút nhiều loại hải sản đến sinh sống.
Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó giám đốc Ban Quản lý khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, cho biết hơn một thập kỷ phục hồi, san hô ở khu bảo tồn được duy trì tương đối ổn định. Tuy nhiên, Cù Lao Chàm đang chịu tác động lớn về môi trường, từ các hoạt động khai thác hải sản, dịch vụ du lịch, nguồn chất thải ven bờ, mưa bão, biến đổi khí hậu... đã làm môi trường nơi đây biến động. Điều này ảnh hưởng trực tiếp lên sự sinh trưởng và phát triển của rạn san hô cùng các loài sinh vật khác.
Ươm, trồng san hô dưới đáy biển. Video: Đắc Thành
Đắc Thành