Trần Phương Tùng (21 tuổi) học Quản trị kinh doanh tại Mỹ nhưng anh lại quyết định quay trở về Việt Nam lập nghiệp với giống dưa lưới Ichiba Nhật Bản.
Giữa năm 2017, Tùng mượn đất của mẹ ở xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi, TP HCM) đầu tư 4.000 m2 nhà vườn trồng dưa lưới Nhật. "Mình nhận thấy giống dưa này có tiềm năng vì còn mới mẻ ở Việt Nam nên quyết định trồng. Mình đầu tư nhà màng, cây giống, hệ thống tưới nhỏ giọt... hết 3,5 tỷ đồng để trồng theo công nghệ cao, không dùng thuốc trừ sâu. Đặc biệt là dưa trồng trong giá thể gồm mụn dừa, đất, dinh dưỡng... thay vì mọc trong đất bình thường", Tùng chia sẻ.
Trần Phương Tùng (21 tuổi) học Quản trị kinh doanh tại Mỹ nhưng anh lại quyết định quay trở về Việt Nam lập nghiệp với giống dưa lưới Ichiba Nhật Bản.
Giữa năm 2017, Tùng mượn đất của mẹ ở xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi, TP HCM) đầu tư 4.000 m2 nhà vườn trồng dưa lưới Nhật. "Mình nhận thấy giống dưa này có tiềm năng vì còn mới mẻ ở Việt Nam nên quyết định trồng. Mình đầu tư nhà màng, cây giống, hệ thống tưới nhỏ giọt... hết 3,5 tỷ đồng để trồng theo công nghệ cao, không dùng thuốc trừ sâu. Đặc biệt là dưa trồng trong giá thể gồm mụn dừa, đất, dinh dưỡng... thay vì mọc trong đất bình thường", Tùng chia sẻ.
Thời gian đầu, hơn 30% số quả dưa lưới khi chín bị hỏng do chăm sóc chưa đạt chuẩn. Hiện, nhà vườn của Tùng có bảy nhà màng với số lượng khoảng 8.000 gốc dưa.
"Một cây từ lúc ươm mầm đến lúc thu hoạch là 75 ngày rồi chết đi. Cứ khoảng chục ngày mình thu hoạch một đợt được 1,5 tấn dưa hoặc khi nào có khách mua nhiều thì cũng hái", Tùng cho biết.
Thời gian đầu, hơn 30% số quả dưa lưới khi chín bị hỏng do chăm sóc chưa đạt chuẩn. Hiện, nhà vườn của Tùng có bảy nhà màng với số lượng khoảng 8.000 gốc dưa.
"Một cây từ lúc ươm mầm đến lúc thu hoạch là 75 ngày rồi chết đi. Cứ khoảng chục ngày mình thu hoạch một đợt được 1,5 tấn dưa hoặc khi nào có khách mua nhiều thì cũng hái", Tùng cho biết.
Cầm theo chiếc cân nhỏ loại 5 kg, ông Lưu Hữu Lễ (60 tuổi, quản lý nhà vườn) cho biết: "Một quả dưa từ khi mới hình thành đến lúc chín mất khoảng một tháng, có trọng lượng trung bình 2 ký. Việc cân ngay trên cây phải làm liên tục để kiểm soát sự phát triển của trái".
Cầm theo chiếc cân nhỏ loại 5 kg, ông Lưu Hữu Lễ (60 tuổi, quản lý nhà vườn) cho biết: "Một quả dưa từ khi mới hình thành đến lúc chín mất khoảng một tháng, có trọng lượng trung bình 2 ký. Việc cân ngay trên cây phải làm liên tục để kiểm soát sự phát triển của trái".
Hái giống dưa lưới Nhật phải luôn phải nhẹ nhàng, trái được cắt thừa một phần cuống rồi khẽ đặt xuống đất theo hàng dọc để không bị dập.
"Khi cắt dưa thì nên để thừa phần cuống theo hình chữ T vì theo quan niệm người Nhật, phần cuống này nhìn tựa như cánh hạc đậu trên mai rùa là quả dưa. Điều này tượng trưng cho sự sang trọng, cao quý, bác Lễ giải thích.
Hái giống dưa lưới Nhật phải luôn phải nhẹ nhàng, trái được cắt thừa một phần cuống rồi khẽ đặt xuống đất theo hàng dọc để không bị dập.
"Khi cắt dưa thì nên để thừa phần cuống theo hình chữ T vì theo quan niệm người Nhật, phần cuống này nhìn tựa như cánh hạc đậu trên mai rùa là quả dưa. Điều này tượng trưng cho sự sang trọng, cao quý, bác Lễ giải thích.
Công việc thu hoạch dưa lưới diễn ra chỉ trong khoảng hai tiếng đồng hồ.
Trước khi giao cho thương lái, dưa được cắt ra để thử độ ngọt. Theo đó, nếu độ ngọt đạt 11 mới bán ra thị trường. "Giống dưa này ăn giòn, ngọt, thơm chứ không mềm và nhạt như loại thường. Trung bình, quả dưa Nhật bảo quản khoảng nửa tháng trong nhiệt độ thường và cả tháng nếu để ở tủ lạnh", Tùng cho biết.
Trước khi giao cho thương lái, dưa được cắt ra để thử độ ngọt. Theo đó, nếu độ ngọt đạt 11 mới bán ra thị trường. "Giống dưa này ăn giòn, ngọt, thơm chứ không mềm và nhạt như loại thường. Trung bình, quả dưa Nhật bảo quản khoảng nửa tháng trong nhiệt độ thường và cả tháng nếu để ở tủ lạnh", Tùng cho biết.
Dưa lưới thu hoạch được cân trọng lượng, bao bọc, phân thành hai loại. Theo đó, loại một được bán giá sỉ 60.000 đồng một kg. "Mỗi tháng, nhà vườn thu được khoảng 4,5 tấn dưa, nếu trừ hết chi phí thì cũng có lợi nhuận gần 100 triệu đồng ", chủ vườn cho biết.
Dưa lưới thu hoạch được cân trọng lượng, bao bọc, phân thành hai loại. Theo đó, loại một được bán giá sỉ 60.000 đồng một kg. "Mỗi tháng, nhà vườn thu được khoảng 4,5 tấn dưa, nếu trừ hết chi phí thì cũng có lợi nhuận gần 100 triệu đồng ", chủ vườn cho biết.
Dưa sau khi đã thu hoạch, số giá thể thừa không được tái sử dụng do giảm dinh dưỡng và nhằm ngăn sâu bệnh cho lứa sau. Giá thể đã trồng được bán cho nông dân trồng rau trong vùng.
Việc thu hoạch và ươm giống diễn ra cuốn chiếu. Dưa lưới Nhật được ươm bằng hạt nhập từ nước ngoài thay vì dùng chính hạt của quả đã hái trong nhà vườn.
Dưa sau khi đã thu hoạch, số giá thể thừa không được tái sử dụng do giảm dinh dưỡng và nhằm ngăn sâu bệnh cho lứa sau. Giá thể đã trồng được bán cho nông dân trồng rau trong vùng.
Việc thu hoạch và ươm giống diễn ra cuốn chiếu. Dưa lưới Nhật được ươm bằng hạt nhập từ nước ngoài thay vì dùng chính hạt của quả đã hái trong nhà vườn.
Do trồng trong nhà màng nên việc thụ phấn diễn ra theo phương pháp nhân tạo. "Mỗi cây chỉ chọn thụ phấn năm hoa mọc ở giữa thân cây. Nếu mùa nắng thì tất cả đậu trái còn mùa mưa thì chỉ được một nửa", bác Lễ cho hay.
Do trồng trong nhà màng nên việc thụ phấn diễn ra theo phương pháp nhân tạo. "Mỗi cây chỉ chọn thụ phấn năm hoa mọc ở giữa thân cây. Nếu mùa nắng thì tất cả đậu trái còn mùa mưa thì chỉ được một nửa", bác Lễ cho hay.
Theo người trồng, khi mọc tự nhiên dưa lưới có thể cho ra 20 trái. Tuy nhiên trồng công nghệ cao, nhà vườn khống chế cho mỗi cây chỉ có một trái phát triển. "Nếu quả ra nhiều thì sẽ lớn, chín không đồng đều, độ ngọt giảm đi. Trái vừa ra là đươc treo trên giá để không bị chạm xuống đất giúp tránh bị thối, dập nát... Số trái mọc thừa thì bị cắt đi", chủ nhà vườn cho biết.
Theo người trồng, khi mọc tự nhiên dưa lưới có thể cho ra 20 trái. Tuy nhiên trồng công nghệ cao, nhà vườn khống chế cho mỗi cây chỉ có một trái phát triển. "Nếu quả ra nhiều thì sẽ lớn, chín không đồng đều, độ ngọt giảm đi. Trái vừa ra là đươc treo trên giá để không bị chạm xuống đất giúp tránh bị thối, dập nát... Số trái mọc thừa thì bị cắt đi", chủ nhà vườn cho biết.
Những trái non bị cắt đi thường được tận dụng để làm muối chua hoặc chế biến thành món ăn.
Nằm trong chuỗi chuyên đề thuộc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018, Diễn đàn chuyên đề Nông nghiệp – Giải pháp phát triển cho nông sản Việt sẽ khai mạc vào sáng 5/6.
Diễn đàn là nơi các cơ quan quản lý, giới chuyên gia và doanh nghiệp cùng bàn thảo hai nội dung chính là vấn đề mở rộng thị trường cho nông sản Việt, ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp. Diễn đàn do Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân phối hợp thực hiện cùng Báo điện tử VnExpress. Theo dõi chương trình và đăng ký tham dự tại đây: https://vief.vnexpress.net/
Quỳnh Trần