Ngày cuối tháng 4, xã Ba, huyện Đông Giang nắng nóng như đổ lửa nhưng các vườn chè dây vẫn xanh mơn mởn. Cành lá được thu hoạch làm thức uống ưa chuộng của nhiều người.
Người Cơ Tu gọi chè dây là Ra zéh, dùng chữa các loại bệnh liên quan tới dạ dày, đường ruột, giảm đau, giảm viêm. Cây được biết đến rộng rãi khi người miền Bắc vào làm ăn, hái chè dây về nấu nước uống hàng ngày, thấy vị ngọt, thanh nhiệt. Khi chè ngoài tự nhiên cạn kiệt, người dân đào cây con về trồng.
Ngày cuối tháng 4, xã Ba, huyện Đông Giang nắng nóng như đổ lửa nhưng các vườn chè dây vẫn xanh mơn mởn. Cành lá được thu hoạch làm thức uống ưa chuộng của nhiều người.
Người Cơ Tu gọi chè dây là Ra zéh, dùng chữa các loại bệnh liên quan tới dạ dày, đường ruột, giảm đau, giảm viêm. Cây được biết đến rộng rãi khi người miền Bắc vào làm ăn, hái chè dây về nấu nước uống hàng ngày, thấy vị ngọt, thanh nhiệt. Khi chè ngoài tự nhiên cạn kiệt, người dân đào cây con về trồng.
Chè dây ở vùng đất xã Ba dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Sau khi giâm cành, hoặc trồng từ cây con, người dân bắc giàn cho chúng leo và nửa năm sau có thể thu hoạch. Từ năm thứ hai trở đi, cây cho sản lượng nhiều và ổn định.
Chè dây ở vùng đất xã Ba dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Sau khi giâm cành, hoặc trồng từ cây con, người dân bắc giàn cho chúng leo và nửa năm sau có thể thu hoạch. Từ năm thứ hai trở đi, cây cho sản lượng nhiều và ổn định.
Ông Trần Minh Quang, 62 tuổi, đang tưới nước ba sào chè dây trồng trong vườn. Loại cây này không thể thiếu nước vào mùa nắng nên mỗi ngày ông tưới hai lần vào sáng sớm và chiều tối.
Hơn 5 năm trước, ông Quang vào rừng tìm kiếm cây con về trồng. "Chè dây có đặc điểm sau bốn năm cho năng suất thấp, vì thế phải đốn hết cành, chỉ để gốc thì chúng lại phát triển", ông nói. Một năm chè dây thu hoạch bốn đợt, mỗi đợt cách nhau hai tháng.
Ông Trần Minh Quang, 62 tuổi, đang tưới nước ba sào chè dây trồng trong vườn. Loại cây này không thể thiếu nước vào mùa nắng nên mỗi ngày ông tưới hai lần vào sáng sớm và chiều tối.
Hơn 5 năm trước, ông Quang vào rừng tìm kiếm cây con về trồng. "Chè dây có đặc điểm sau bốn năm cho năng suất thấp, vì thế phải đốn hết cành, chỉ để gốc thì chúng lại phát triển", ông nói. Một năm chè dây thu hoạch bốn đợt, mỗi đợt cách nhau hai tháng.
Bà Đậu Thị Tuyên, 56 tuổi, dùng liềm cắt cành lá chè dây. Năm 2017, bà chuyển đổi 3 sào đất trồng lúa sang trồng chè dây, bình quân mỗi năm thu khoảng một tấn chè khô, cho thu nhập 70-80 triệu đồng. So với trồng lúa, giá trị gấp 10 lần vì chỉ bón phân chuồng, không tốn tiền đầu tư.
Bà Đậu Thị Tuyên, 56 tuổi, dùng liềm cắt cành lá chè dây. Năm 2017, bà chuyển đổi 3 sào đất trồng lúa sang trồng chè dây, bình quân mỗi năm thu khoảng một tấn chè khô, cho thu nhập 70-80 triệu đồng. So với trồng lúa, giá trị gấp 10 lần vì chỉ bón phân chuồng, không tốn tiền đầu tư.
Cành lá chè dây được rửa sạch, để khô ráo rồi cho vào máy cắt thành đoạn 1-3 cm.
Chè cắt xong cho vào nồi sao khoảng 20 phút để tạo mùi thơm. Quá trình sao phải canh lửa, đảo đều, tránh làm chè cháy hay vón cục.
Chè cắt xong cho vào nồi sao khoảng 20 phút để tạo mùi thơm. Quá trình sao phải canh lửa, đảo đều, tránh làm chè cháy hay vón cục.
Thu hoạch và chế biến chè dây. Video: Đắc Thành
Chè sao xong cho vào bạt ủ 4-6 giờ, sau đó đem phơi khô ngoài nắng 2-3 ngày. Từ 3-4 kg chè tươi cho một kg khô, giá bán 90.000 đồng/kg.
Chè sao xong cho vào bạt ủ 4-6 giờ, sau đó đem phơi khô ngoài nắng 2-3 ngày. Từ 3-4 kg chè tươi cho một kg khô, giá bán 90.000 đồng/kg.
Chè phơi khô có màu trắng như nấm mốc do nhựa tiết ra. Người dân cho biết loại nào có nhiều mốc là chứa nhiều nhựa, giá trị càng cao.
Ông Phạm Kim Thông, Phó chủ tịch xã Ba, cho biết người dân trong xã trồng hơn 10 ha chè dây, cho thu nhập ổn định, giúp xóa đói giảm nghèo. "Từ loài cây vô danh mọc hoang trong rừng, nay chè dây Ra Zéh đã trở thành sản phẩm của địa phương", ông nói.
Chè phơi khô có màu trắng như nấm mốc do nhựa tiết ra. Người dân cho biết loại nào có nhiều mốc là chứa nhiều nhựa, giá trị càng cao.
Ông Phạm Kim Thông, Phó chủ tịch xã Ba, cho biết người dân trong xã trồng hơn 10 ha chè dây, cho thu nhập ổn định, giúp xóa đói giảm nghèo. "Từ loài cây vô danh mọc hoang trong rừng, nay chè dây Ra Zéh đã trở thành sản phẩm của địa phương", ông nói.
Đắc Thành