Chơi quay
Đây không chỉ là trò truyền thống của Việt Nam mà còn cả ở Nhật Bản và Indonesia. Trò này cần hai vật dụng là dây thừng và con quay làm từ gỗ, có một đầu nhọn để đứng trên mặt đất.
Chơi quay
Đây không chỉ là trò truyền thống của Việt Nam mà còn cả ở Nhật Bản và Indonesia. Trò này cần hai vật dụng là dây thừng và con quay làm từ gỗ, có một đầu nhọn để đứng trên mặt đất.
Khi chơi, bạn sẽ cuốn dây thừng vào đầu lớn con quay, chừa lại một đoạn ngắn sau đó kéo mạnh, đồng thời đẩy quay xuống đất. Trong trò này, con quay của ai giữ thăng bằng và xoay lâu nhất sẽ thắng cuộc.
Khi chơi, bạn sẽ cuốn dây thừng vào đầu lớn con quay, chừa lại một đoạn ngắn sau đó kéo mạnh, đồng thời đẩy quay xuống đất. Trong trò này, con quay của ai giữ thăng bằng và xoay lâu nhất sẽ thắng cuộc.
Đi gáo dừa
Hai nửa gáo dừa được đục lỗ sau đó luồn dây vào và nối với một thanh gỗ nằm ngang. Khi chơi, mỗi người đặt chân lên gáo dừa và kẹp sợi dây thật chặt sau đó di chuyển. Đây là trò chơi truyền thống của ba nước Lào, Thái Lan và Indonesia.
Đi gáo dừa
Hai nửa gáo dừa được đục lỗ sau đó luồn dây vào và nối với một thanh gỗ nằm ngang. Khi chơi, mỗi người đặt chân lên gáo dừa và kẹp sợi dây thật chặt sau đó di chuyển. Đây là trò chơi truyền thống của ba nước Lào, Thái Lan và Indonesia.
Đi cà kheo
Trò này cần hai thanh tre buộc mảnh gỗ làm bàn đạp. Người chơi sẽ trèo lên bàn đạp và giữ thăng bằng để bước đi. Đây là trò phổ biến ở miền biển Việt Nam xưa. Do thời kỳ này, ghe, thuyền chưa có nên người dân sử dụng cà kheo để lội xuống nước bắt cá. Ngày nay, trò này được tổ chức nhiều vào các dịp lễ hội.
Đi cà kheo
Trò này cần hai thanh tre buộc mảnh gỗ làm bàn đạp. Người chơi sẽ trèo lên bàn đạp và giữ thăng bằng để bước đi. Đây là trò phổ biến ở miền biển Việt Nam xưa. Do thời kỳ này, ghe, thuyền chưa có nên người dân sử dụng cà kheo để lội xuống nước bắt cá. Ngày nay, trò này được tổ chức nhiều vào các dịp lễ hội.
Nhảy bao bố
Thái Lan và Việt Nam là hai nước có trò nhảy bao bố truyền thống. Mọi lứa tuổi khác nhau đều có thể tham gia. Trước khi chơi, quản trò sẽ phát cho mỗi người một chiếc bao bố. Từng thành viên sẽ bước vào trong đó. Khi có hiệu lệnh, tất cả phải giữ chặt miệng bao rồi nhảy nhanh về đích. Điều khó khăn là bạn phải giữ thăng bằng để không bị vấp ngã.
Nhảy bao bố
Thái Lan và Việt Nam là hai nước có trò nhảy bao bố truyền thống. Mọi lứa tuổi khác nhau đều có thể tham gia. Trước khi chơi, quản trò sẽ phát cho mỗi người một chiếc bao bố. Từng thành viên sẽ bước vào trong đó. Khi có hiệu lệnh, tất cả phải giữ chặt miệng bao rồi nhảy nhanh về đích. Điều khó khăn là bạn phải giữ thăng bằng để không bị vấp ngã.
Chạy đua kéo lá dừa
Thiếu nhi các nước Việt Nam, Malaysia, Lào và Campuchia thường tận dụng những tàu lá dừa khô làm trò chơi. Khi đó, một người ngồi vào phần bẹ, người còn lại nắm lấy tàu lá rồi kéo đi. Cứ như vậy, đội nào về đích trước và không bị rớt khỏi bẹ lá sẽ thắng cuộc.
Chạy đua kéo lá dừa
Thiếu nhi các nước Việt Nam, Malaysia, Lào và Campuchia thường tận dụng những tàu lá dừa khô làm trò chơi. Khi đó, một người ngồi vào phần bẹ, người còn lại nắm lấy tàu lá rồi kéo đi. Cứ như vậy, đội nào về đích trước và không bị rớt khỏi bẹ lá sẽ thắng cuộc.
Ô ăn quan
Trò dân gian này có mặt tại Việt Nam, Indonesia, Singapore, Philippines... Đây là trò chơi không tốn sức nhưng đòi hỏi tư duy về đường đi, nước bước. Quân sử dụng có hai loại là quan (đặt ở hai đầu ô hình bán nguyệt) và dân (xếp vào các ô hình chữ nhật với số quân bằng nhau).
Ô ăn quan
Trò dân gian này có mặt tại Việt Nam, Indonesia, Singapore, Philippines... Đây là trò chơi không tốn sức nhưng đòi hỏi tư duy về đường đi, nước bước. Quân sử dụng có hai loại là quan (đặt ở hai đầu ô hình bán nguyệt) và dân (xếp vào các ô hình chữ nhật với số quân bằng nhau).
Khi đến phiên, người chơi sẽ lấy toàn bộ dân ở một ô bất kỳ rồi rải lần lượt vào các ô, từ nơi gần nhất. Tùy các nước mà hướng đi có thể thuận hay ngược theo chiều kim đồng hồ. Nếu thả hết mà ô kế bên còn trống, bạn sẽ được ăn toàn bộ quân của ô sau đó. Cuộc chơi kết thúc khi toàn bộ quân và dân ở hai đầu ô được ăn hết. Trường hợp hai ô quan bị ăn hết mà còn dân thì bên nào nhiều quân hơn sẽ thắng cuộc.
Khi đến phiên, người chơi sẽ lấy toàn bộ dân ở một ô bất kỳ rồi rải lần lượt vào các ô, từ nơi gần nhất. Tùy các nước mà hướng đi có thể thuận hay ngược theo chiều kim đồng hồ. Nếu thả hết mà ô kế bên còn trống, bạn sẽ được ăn toàn bộ quân của ô sau đó. Cuộc chơi kết thúc khi toàn bộ quân và dân ở hai đầu ô được ăn hết. Trường hợp hai ô quan bị ăn hết mà còn dân thì bên nào nhiều quân hơn sẽ thắng cuộc.
Diệu Huyền