Chính sử không coi nhà Mạc là vương triều chính thống, nhưng không phủ nhận kinh tế dưới thời nhà Mạc có một số thành quả nhất định, đặc biệt là triều vua Mạc Đăng Doanh (1530-1540).
Là người “tính tình khoan hậu, giản dị, giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo”, Mạc Đăng Doanh đã tạo nên một thời kỳ hoàng kim của vương triều Mạc, “bấy giờ được mùa, nhà no người đủ, trong nước gọi thời ấy là trị bình”.
Hình ảnh về một xã hội ổn định, thịnh trị của triều Mạc những năm đầu thập kỷ 30 của thế kỷ 16 được các sử thần triều Lê - Trịnh cũng như sử gia Lê Quý Đôn mô tả “mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều yên ổn”, hay “trúng mùa luôn, thóc rẻ gạo hơn, thuế nhẹ dịch ít, ai nấy đủ thư thái, lại thêm tư pháp nghiêm minh, quan lại thanh cần, trộm cướp mất tăm, đêm không nghe tiếng chó cắn, đi đường không ai thèm nhặt của rơi”.
Nhà Mạc có tư duy kinh tế cởi mở, sớm nhìn ra xu thế tiến bộ của thủ công nghiệp, thương nghiệp và kinh tế hàng hóa. Sách Lịch sử Việt Nam viết: “Tư tưởng trọng nông ức thương, bế quan tỏa cảng, sự phân biệt gữa tầng lớp nông dân và công, thương của triều Mạc không còn nặng nề và khắt khe như vương triều Lê trước đó”.
Tuy nhiên, khi hết thời Mạc Đăng Doanh, Nguyễn Kim nổi dậy, chiến tranh nổ ra, đất nước bị tàn phá, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến đời sống người dân trở nên đói nghèo.
Câu 4: Trong 65 tồn tại chính thức, nhà Mạc đã tổ chức bao nhiêu khoa thi?