Để áp dụng triết lý giáo dục Reggio Emilia cho trẻ khối mầm non từ 18 tháng đến 4 tuổi, trường ISSP giảng dạy dựa trên bốn nền tảng: Inquiry based (Học theo cách truy vấn), Conceptual Framed (Học dựa vào khái niệm), Skills (Tập trung phát triển kỹ năng) và Student Agency (Trao quyền cho học sinh). "Tại ISSP, học sinh là trung tâm của quá trình dạy và học, thầy cô đóng vai trò hỗ trợ và đồng hành. Môi trường học tập chính là người thầy thứ ba giúp trẻ có thể sáng tạo không giới hạn và tự định hướng", thầy Lester Stephens, Hiệu Trưởng trường ISSP chia sẻ.
Triết lý giáo dục Reggio Emilia do nhà tâm lý học người Italia Loris Malaguzzi nghiên cứu và ứng dụng. Mục tiêu lớn nhất của triết lý Reggio Emilia là giáo dục toàn diện trẻ em về kỹ năng mềm, định hướng sự phát triển và sáng tạo ngay từ những năm đầu đời. Triết lý này hướng đến việc cho trẻ không gian để có thể tự do khám phá, tìm tòi và giải quyết vấn đề.
"Lấy cảm hứng từ triết lý giáo dục Reggio Emilia, các hoạt động và trò chơi tại trường quốc tế Sài Gòn Pearl được xây dựng theo quan điểm: tiếng nói của trẻ cần được lắng nghe và tôn trọng. Chúng tôi xây dựng chương trình học tạo ra những trải nghiệm đích thực cho trẻ, giúp các con phát triển toàn diện và trở thành công dân toàn cầu trong thời đại 4.0", bà Alpha Butil, trưởng khối Mầm Non trường quốc tế Sài Gòn Pearl chia sẻ.
Để giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về triết lý Reggio Emilia trong việc phát triển tư duy sáng tạo của trẻ, ISSP tổ chức lớp học miễn phí trải nghiệm "Little Planeteers" - Nhà bảo vệ môi trường nhí vào tháng 1. Phụ huynh được cùng con tham gia các hoạt động ngoài trời hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường như: gieo hạt trồng cây, chơi với bùn và nước, vẽ tranh thiên nhiên.
"Thông qua các hoạt động, trẻ sẽ sử dụng đồng thời các giác quan, cảm xúc và trí tưởng tượng, phát triển khả năng về toán học, khoa học và kỹ năng nói", bà Cara Giblin, giáo viên phụ trách lớp học sáng tạo cho biết.
Phụ huynh cũng có thể gặp gỡ và giao lưu cùng hiệu trưởng, tham quan cơ sở vật chất của trường cũng như hiểu rõ về chương trình giảng dạy cho trẻ mầm non thông qua lớp học trải nghiệm này.
Theo nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu trẻ em trường đại học Harvard, để trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo, cần đặt trẻ vào môi trường sáng tạo từ những năm đầu đời. Giai đoạn từ 6 tháng - 3 tuổi, trẻ em bắt đầu tò mò, quan sát và khám phá thế giới xung quanh. Đây cũng là giai đoạn khả năng sáng tạo được phát huy mạnh mẽ nhất.
Nguyễn Lê