Thứ năm, 22/5/2025
Thứ hai, 12/5/2014, 16:27 (GMT+7)

Triển lãm giới thiệu hơn 70 tác phẩm của Lê Đình Quỳ

Không chỉ là nhà điêu khắc thực hiện nhiều tượng đài lớn của Việt Nam, Lê Đình Quỳ còn là một họa sĩ với số lượng tranh lớn.

Họa sĩ Lê Đình Quỳ (áo trắng) nhận bằng "Nhà điêu khắc có nhiều tượng đài về chủ đề chiến tranh cách mạng Việt Nam" do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận. 

Lễ trao bằng xác lập kỷ lục diễn ra tại Khai mạc triển lãm Hội họa chọn lọc Lê Đình Quỳ diễn ra cuối tuần qua tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội. Trong ảnh là tác phẩm Chân dung em Hà.

Triển lãm trưng bày 75 tác phẩm của Lê Đình Quỳ, được chọn lọc từ hàng nghìn tranh ông sáng tác từ năm 1969 tới nay. Trong ảnh là tác phẩm Vũ điệu Đông Sơn.

Triển lãm thể hiện đề tài, nội dung sáng tác phong phú, từ chiến tranh, đời sống nhân dân, cuộc sống, vẻ đẹp thiên nhiên, con người... Trong ảnh là tranh Cá đại dương.

Nhà nghiên cứu nghệ thuật Lê Thanh Đức nhận xét: Tranh Lê Đình Quỳ từ đường viền hiền dịu tả thiếu nữ Việt hay những mảng màu phảng phất tạo hình Nga đương đại, đến đường nét chi chít của nghệ thuật trang trí Đông Sơn... đều căng ứ ý tưởng, tứ đề. Trong ảnh là bức Điện Biên Phủ trên không.

Họa sĩ Thành Chương nhận xét: Lê Đình Quỳ là một nhà điêu khắc, hội họa là nghề tay trái; nhưng anh lại là họa sĩ tài năng, có mảng đề tài đa dạng, bút pháp phong phú. Trong ảnh là bức Chân dung thiếu nữ.

Lê Đình Quỳ vẽ theo nhiều phong cách, đi từ cổ điển, hiện thực, tới trừu tượng. Trong ảnh là bức Những cô gái Nam Ngạn, Hàm Rồng.

Lê Đình Quỳ sinh năm 1940 tại Thanh Hóa, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Kiev, Nga. Trong ảnh là bức Lập thể.

Nhiều tác phẩm tại triển lãm của Lê Đình Quỳ theo trường phái trừu tượng, phát triển từ quan điểm nghệ thuật phương Đông, với những mô - típ trống đồng Đông Sơn. Trong ảnh là bức Phong cách thời Đông Sơn.

Lão quân Hoằng Tướng - một tác phẩm được sáng tác năm 1969.

Cá đại dương.

Bão biển.

Địa linh nhân loại.

Tình chung thủy của cá ngựa.

Bí ẩn sự sống.

Tuổi mộng mơ.

Bên dòng sông.

Sự sống đại dương.

Trừu tượng.

Chim thiên đường.

Phong cách thời Đông Sơn.

Chân dung tự họa.

Tin, ảnh: Lam Thu