Sáng tạo trong phim ảnh
Ở giai đoạn đầu, trí tuệ nhân tạo hiện lên là những người máy (robot). Robot này được các nhà làm phim khoác lên vẻ ngoài nhân bản thân hình của con người nhưng với chất liệu là kim loại. Các bộ phim "Robocop", "Terminator", "Star Wars", "Metropolis"... Đặc điểm chung của những robot này vẫn còn thiên về phần máy hơn là phần người, cử động còn rất hạn chế.
Giai đoạn tiếp theo, khi công nghệ phát triển, trí tưởng tượng cũng nương theo đó mà hình thành nên các AI tồn tại ở dạng thức phần mềm. Lúc này, trí tuệ nhân tạo là não bộ trung tâm, điều khiển một hay nhiều robot phi nhân tính khác. Chẳng hạn như Skynet trong "Terminator", HAL 9000 trong "2001: A Space Odyssey" và quen thuộc với khán giả dòng phim siêu anh hùng là J.A.R.V.I.S - sản phẩm trong "Iron Man".
Tiếp đến, các nhà làm phim bắt đầu đưa phần mềm vào phần cứng để AI phát triển lên một tầm cao, vừa có chất thông minh mà lại rất cảm xúc, gần hơn với con người và dễ dàng ghi dấu trong lòng khán giả hơn. Điển hình như người máy Wall-E với đầy đủ xúc cảm trong phim cùng tên, hay như Chappie với hành trình trưởng thành trong tâm lý như một đứa trẻ.
Những bộ phim gần đây, các người máy đã hoàn thiện cả về thể xác lẫn tinh thần, trở nên ngày một phức tạp hơn. Chẳng hạn như Vision hay Ultron của "Avengers", Viki trong "I, Robot"... Càng giống con người, các người máy thời đại mới bắt đầu lộ ra những góc khuất trong tâm lý mà ngay cả loài người cũng đang băn khoăn, như "Ex Machina" với cô gái Ava hay "Promethemus" giới thiệu gã đầy tớ David...
Các nhà làm bắt đầu cài cắm vào người máy những yếu tố đan xen, đầy mâu thuẫn. Những câu hỏi mà cả con người vẫn không thể trả lời được. "Westworld" vẽ ra những trí tuệ nhân tạo (host) khao khát tự do. "Blade Runner" tạo ra hẳn một giống loài mới với khả năng sinh sản vô tính. "Avengers" thì đẻ ra Ultron muốn thôn tính ngoài người.
AI trong thực tế
Không chỉ gây sốt trên màn ảnh rộng, AI cũng tạo ra trào lưu và đang trở thành xu hướng không thể từ chối trong cuộc sống trên khắp thế giới.
Dịch vụ đầu tiên là giao hàng. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm trong cuộc sống bận rộn, các công ty đều mở dịch vụ giao nhận hay thậm chí là các bên thứ ba cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi. Tuy nhiên, việc này vẫn còn thực hiện do hệ thống con người. Trong thời gian tới, áp dụng công nghệ và AI, các khách hàng có thể nhận được món đồ bằng drone (máy bay không người lái) hoặc robot. Còn các doanh nghiệp có thể tính toán đươc số lượng, thời gian, địa điểm và giải quyết bài toán giao hàng trong điều kiện không tốt như thời tiết xấu, kẹt xe, người mua không cố định một chỗ.
Amazon đã sử dụng AI trong phần mềm, giúp người dùng định giá sản phẩm mà họ muốn bán thông qua ảnh chụp, ảnh scan và barcode. Nhờ tính năng này, người mua lẫn người bán có độ tin cậy cao hơn bởi trí tuệ của AI được nuôi dưỡng bởi chính kho dữ liệu khổng lồ của trang web thương mại trực tuyến này.
Một trí tuệ nhân tạo mà chúng ta đã và đang được trải nghiệm là trợ lý ảo cá nhân. Chỉ với một khẩu lệnh kiểu như Hey Siri, OK Google, Hi Bixby, Alexa là người dùng đã có thể triệu tập người trợ lý trong tích tắc để ra lệnh hoặc hỏi thông tin. Trợ lý ảo hiện phổ biến nhất trên thiết bị di động như smartphone, loa thông minh, đồng hồ thông minh.
AI còn hoạt động mạnh mẽ trong một tính năng mà người dùng sử dụng thường xuyên là chụp ảnh. Không cần dùng ứng dụng bên ngoài để làm đẹp hay hậu kỳ, AI với khả năng học hỏi và lưu trữ dữ liệu, đã giúp giải quyết hai bài toán: làm đẹp và ghi nhận chỉnh sửa để mỗi bức ảnh đều là khoảnh khắc ưng ý của chủ nhân.
Một trong những nhà sản xuất tiên phong mang AI ứng dụng vào sản phẩm, là Oppo với các thế hệ sản phẩm có AI từ cuối năm ngoái đến nay, như F5, F7 và F9. Sản phẩm mới lên kệ Oppo F9 có lượng đặt hàng cao. Đây là smartphone trang bị chip Helio P60 có AI, cũng như AI camera với AI beauty 2.1, tính năng AI album quản lý ảnh thông minh hay AI Scene với khả năng nhận ra 16 chủ thể khác nhau để áp chế độ chụp thích hợp.
Bảo An