“Khởi đầu với những biểu hiện bất thường như thay đổi vị giác, no sớm, ăn không ngon, sợ thịt... đeo bám đa số bệnh nhân ung thư, càng ở giai đoạn muộn, chúng càng trầm trọng, người bệnh bị buồn nôn, nôn ói”, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hương, Phó khoa Tia xạ, Trưởng bộ phận dinh dưỡng, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết khi chia sẻ về vai trò của dinh dưỡng trong điều trị ung thư tại chương trình.
![]() |
Các bác sĩ tư vấn về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tại chương trình. |
Nhiều nguyên nhân gây nên chán ăn như do khối u gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tác dụng phụ của các phương pháp điều trị, do đau đớn, mệt mỏi, tinh thần sa sút. Đặc biệt, tình trạng khối u làm cơ thể liên tục phóng thích các yếu tố gây viêm (các cytokine) gây ức chế cảm giác thèm ăn là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này. Chán ăn khiến người bệnh giảm lượng thức ăn đưa vào, cơ thể rơi vào tình trạng sụt cân, suy mòn, dẫn đến giảm đáp ứng điều trị, làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh.
Bác Đỗ Huy Chiến, một bệnh nhân đang điều trị ung thư xương, đã tham gia tất cả các trò chơi chỉ bằng một cánh tay lành lặn và giành được quà tặng từ chương trình chia sẻ: “Tôi được các bác sĩ của chương trình tư vấn nếu không vận động khối cơ sẽ teo đi, cơ thể suy mòn không thể hồi phục được, vì vậy trò chơi nào tôi cũng tham gia. Bên cạnh vận động thì chế độ ăn cũng rất quan trọng. Từ ngày phát hiện bệnh, nhiều lúc tôi suy sụp, chán ăn, muốn bỏ cuộc nhưng nếu mình dừng lại thì chắc chắn sẽ đầu hàng bệnh. Hôm nay, tôi biết mình phải ăn từng ít một, đủ chất, uống nhiều nước để duy trì cân nặng khi xạ trị”.
![]() |
Bệnh nhân ung thư đang tham gia trò chơi chơi vận động tranh giải ProSure Cup. |
Nếu khắc phục được chứng chán ăn, người bệnh có nhiều cơ hội vượt qua hội chứng suy mòn do ung thư gây nên, từ đó có thể theo được phác đồ điều trị của bác sĩ và khả năng khỏi bệnh rất cao.
Cô Ngô Thanh Lan, bệnh nhân ung thư vòm họng đã khỏi hoàn toàn nhờ phát hiện và điều trị sớm chia sẻ, mỗi ngày cô ăn đầy đủ thịt, cá, rau, hoa quả, uống nước liên tục, thêm 2 ly sữa Prosure sáng, chiều để tăng cường lượng đạm, tăng thêm vi chất phòng chống ung thư nên người lúc nào cũng khỏe và yêu đời. 4,5 năm nay cô cứ giữ vững như thế thấy sức khỏe rất ổn.
“Bữa ăn hàng ngày cho bệnh nhân ung thư cần đảm bảo giàu năng lượng, nhiều EPA (axít Omega-3 có nhiều trong cá biển), giàu chất đạm, dễ ăn, dễ làm. Những món ăn thông thường trong gia đình cũng đáp ứng được những tiêu chuẩn này, vì thế chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư không phải quá cầu kì và khó khăn”, bác sĩ Minh Hương chia sẻ trong khi hướng dẫn bệnh nhân nấu món bún riêu cá và làm sữa chua ngay tại chương trình.
Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ, Tổng thư kí Hội Dinh dưỡng Việt Nam cũng nói thêm, “Cần đa dạng chế biến món ăn sao cho thật hợp khẩu vị người bệnh, giúp họ ăn được nhiều hơn. Nên dùng thức ăn dạng băm nhỏ, nấu mềm, lỏng, xay nhuyễn như súp, cháo, sinh tố, sữa, nước ép trái cây. Cố gắng ăn các món giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa và sử dụng các sản phẩm bổ sung nhỏ về lượng, giàu về chất, đặc biệt bổ sung EPA (eicosapentanoic acid) để duy trì và tăng cường thể trạng cho bệnh nhân". EPA giúp cơ thể giảm sản xuất các cytokine gây viêm, giảm hiện tượng giáng hóa protein trong cơ thể. Nhờ đó giúp người bệnh cải thiện sự ngon miệng, hạn chế được tình trạng mất năng lượng, tăng cân, tăng khối nạc cơ thể…
Những thông tin dinh dưỡng này bệnh nhân có thể thông qua tư vấn từ bác sĩ hoặc vào website http://www.prosure.com.vn để tìm hiểu thêm.
Prosure (Abbott, Mỹ) là một trong những sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh ung thư, được bổ sung hàm lượng EPA (Eicosapentaenoic acid) theo khuyến cáo của Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ (ASPEN), giàu protein, năng lượng cao, bổ sung chất xơ hòa tan FOS, đầy đủ các vitamin và khoáng chất. Sản phẩm này cũng đã được hơn 20 nghiên cứu y học trên thế giới chứng minh giúp bệnh nhân ung thư cải thiện sự ngon miệng, tăng thể trọng, tăng cường sức khỏe và hoạt động thể lực, nâng cao chất lượng cuộc sống. |
Mai Thương