Cho trẻ chơi đúng với độ tuổi của mình sẽ giúp trẻ phát triển nhân cách. Ảnh: Hoàng Hà. |
"Sau đó hai đứa vuốt má nhau, nói chuyện rù rì", cô giáo kể tiếp. Chị Hằng ngượng chín cả mặt. Thấy vậy cô giáo vội đế thêm "Chị về đừng cho Thu Minh xem nhiều phim tìm cảm, ảnh hưởng đến cháu".
Tình huống của bé Thu Minh không phải là xa lạ với nhiều ông bố bà mẹ. Đa phần các cháu "học" được những câu nói lãng mạn là trên phim ảnh, nhất là phim Hàn Quốc.
Tiến sĩ Trương Thị Bích Hà, chuyên gia tư vấn tâm lý, Đại học Sư phạm Hà Nội, cho biết, bắt đầu từ 3 đến 5 tuổi, tư duy của trẻ là tư duy bắt chước, nhìn thấy gì cũng học theo và học rất nhanh. Chính vì vậy, những hành động, hình ảnh của người lớn thế nào bọn trẻ sẽ bắt chước như vậy. Ti vi và những bộ phim là những hình ảnh linh hoạt mà trẻ dễ học theo.
Cũng theo bà Hà, giai đoạn mẫu giáo là giai đoạn nền móng cho trẻ phát triển nhân cách về sau. Lúc này các bé giống như tờ giấy trắng, người lớn có thể "phác họa" cho chúng những nét tính cách cơ bản. Đặc biệt sự tác động của môi trường tới chúng là không nhỏ. Chính vì thế cha mẹ phải hết sức chú ý để trẻ có môi trường "trong lành".
Đồng tình với nhận xét trên, chuyên gia tư vấn tâm lý Quách Thị Quế, thuộc Trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản phát triển cộng đồng (Hội Kế hoạch hóa gia đình VN) cho rằng những lời nói, hành động như vậy là biểu hiện vô thức của trẻ. Tuy nhiên, nó cũng là biểu hiện của sự tác động từ môi trường xung quanh. Cha mẹ nên chọn lọc, không để trẻ xem truyền hình quá nhiều. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên có những định hướng cho trẻ khi thấy có những hành động "người lớn" như vậy.
"Nếu không định hướng rõ ràng, những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ dễ nảy sinh những tình cảm khác giới rất sớm", bà Quế nói.
(Theo Khoa học và Đời sống)