Mọi người cứ nói game làm cho con trẻ trở nên hư hỏng, rồi gây án, nhưng điều đó không hẳn là đúng. Tôi đồng ý game có những mặt xấu như bài “Bé trai 14 tuổi bị cha xích chân, trị nghiện game” và mọi người nói.
Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, thử nghĩ xem, việc một đứa trẻ có bị nghiện game hay không, là do tự bản thân chúng ý thức, cộng với sự quản lý chặt chẽ của gia đình và các chủ tiệm net....
Những trường hợp như cháu bé trên đây cũng vì ý thức chưa tốt, và môi trường xung quanh không có biện pháp quản lý chặt chẽ nên mới thành ra như vậy. Mọi người đừng chỉ nhìn vào một cá nhân mất kiểm soát, rồi đánh đồng cả một tập thể.
Con tôi cũng chơi game, nhưng tôi chỉ bảo cháu là: Con chơi gì thì chơi, phải đảm bảo việc học hành. Cháu nó chơi một thời gian, tôi liên tục theo dõi và thấy kết quả học tập của con vẫn tốt, sau giờ học vẫn về đúng giờ, và tiền bạc trong nhà chưa bao giờ mất cả.
Con tôi đã tự ý thức được việc cân bằng giữa chơi và học, nên tôi chưa bao giờ phải cấm đoán con chơi game. Thậm chí, trong thời gian theo dõi con, tôi nhận thấy là game không phải xấu xa như mọi người nghĩ.
(Xem thêm: Bị thôi học vì nghiện game, tôi phải nói sao với gia đình?)
Ở những nước như Hàn Quốc hay Mỹ, họ có cái nhìn rất tích cực về game thủ. Họ coi chơi game là một môn thể thao lành mạnh, thậm chí game thủ còn được các tổ chức lớn trong nhiều lĩnh vực tài trợ, quản lí chặt chẽ các giải đấu với cả núi tiền thưởng...
Có những game thủ nước ngoài lương tháng gấp mấy lần tôi đi làm công sở. Họ vẫn giao lưu bình thường với cuộc sống, được xã hội coi trọng, thậm chí tung hô như siêu sao điện ảnh vậy.
Nói chung, những hiện tượng xấu xuất phát từ game, nguyên nhân không phải do trò chơi, mà là do ý thức của người chơi và cách quản lý của gia đình và xã hội.
>> Xem thêm: Tài xế buýt chơi game khi đang lái xe
Mê game, nam thanh niên đánh mẹ khi bị gọi về Hành động của nam thanh niên ở Vinh (Nghệ An) đang gây phẫn nộ cộng đồng. |
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.