Bình thường, trong ruột chúng ta có một hệ vi khuẩn (có khoảng 100 tỷ con) gồm nhiều loại khác nhau gọi là vi khuẩn chí. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng, nhằm tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột…
Theo quy luật cạnh tranh, sinh tồn, hệ vi khuẩn ruột giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hoặc ức chế sự phát triển của chúng, giữ ở mức độ không gây bệnh. Khi dùng kháng sinh, chúng không chỉ diệt vi khuẩn gây bệnh mà diệt luôn vi khuẩn có lợi thường xuyên có mặt trong ruột, đồng thời làm xuất hiện những chủng vi khuẩn gây bệnh độc hại và nhờn với nhiều loại kháng sinh.
![]() |
Bình thường, những vi khuẩn này không có hoặc có rất ít trong ruột. Khi không còn sự cạnh tranh sinh tồn của các vi khuẩn có lợi nữa nên chúng tự do phát triển và gây hại. Hiện tượng này gọi là loạn khuẩn ruột.
Tiêu chảy do loạn khuẩn ruột thường xuất hiện trong và sau khi dùng kháng sinh để điều trị các bệnh khác, hoặc chính trong đợt dùng kháng sinh để chữa tiêu chảy. Đặc điểm của loạn khuẩn ruột là tiêu chảy nhiều lần trong ngày, thậm chí còn nhiều hơn cả lúc mới bị bệnh chưa uống kháng sinh (có bé đi ngoài 15 – 20 lần một ngày). Tiêu chảy trong loạn khuẩn ruột gây phân lỏng lẫn nhầy mũi, hoặc phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối hoặc phân sống, có lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi lẫn máu. Khi đó, mỗi lần đại tiện, trẻ phải rặn, do tính chất axit của phân, vùng hậu môn của trẻ bị hăm đỏ.
Tình trạng tiêu chảy do loạn khuẩn kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn hấp thụ và chuyển hóa. Trẻ bị mất nước kèm theo rối loạn điện giải, dẫn đến suy dinh dưỡng, gầy sút nhanh chóng.
Về lâm sàng, loạn khuẩn ruột gây tiêu chảy có 3 thể chính
- Thể nhẹ: Trẻ bị tiêu chảy đơn thuần, chưa có rối loạn rõ rệt về vi khuẩn chí đường ruột. Bệnh dễ khỏi sau khi ngừng kháng sinh.
- Thể nặng: Trẻ bị viêm tiểu kết tràng và có tổn thương thực thể ở ruột kết. Bệnh biểu hiện chủ yếu như một hội chứng lỵ, mỗi lần đi ngoài trẻ rặn nhiều, phân có nhầy mũi hoặc máu mũi.
- Thể hội chứng tả: Thể này ít gặp nhưng nặng, do tụ cầu gây ra.
Cách phòng và điều trị loạn khuẩn ruột gây tiêu chảy do dùng kháng sinh
Về điều trị tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột là tái lập lại vi khuẩn chí bình thường, khôi phục quá trình tiêu hoá và hấp thụ, tùy theo tình hình từng bệnh nhân. Với các trường hợp nhẹ, khi ngừng dùng kháng sinh, triệu chứng sẽ thuyên giảm rõ rệt hoặc có thể khỏi hẳn. Trong trường hợp loạn khuẩn mà vẫn phải dùng kháng sinh hoặc bị nặng thì phải điều trị hỗ trợ thêm các men vi sinh chứa các loại vi khuẩn có lợi (có tác dụng cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột).
Hiện nay, men vi sinh Golden LAB được các bác sĩ sử dụng rất rộng rãi để phòng và điều trị tiêu chảy do uống kháng sinh, bởi hiệu quả nhanh, an toàn và rất dễ sử dụng. Men vi sinh Golden LAB được phân lập từ kim chi Hàn Quốc, bào chế theo công nghệ hiện đại nhất nên cơ thể hấp thu được hoàn toàn.
Trong thành phần chính của Golden LAB, ngoài việc chứa một lượng lớn các vi khuẩn có ích để thiết lập cân bằng đường ruột còn chứa một thành phần rất độc đáo là Prebiotic. Prebiotic giúp vi khuẩn có ích khi vào cơ thể phát triển một cách nhanh chóng, như vậy giúp bé nhanh chóng cầm tiêu chảy và hồi phục sức khỏe.
Báo điện tử VnExpress phối hợp cùng nhãn hàng Golden Lab (Dược phẩm Vinh Gia) tổ chức chuyên mục "Bí quyết giúp bé hay ăn chóng lớn". Tại đây, độc giả có thể chia sẻ kinh nghiệm hay băn khoăn của mình về các bí quyết chăm sóc con. Độc giả cũng có thể gửi chia sẻ hoặc câu hỏi dành cho bác sĩ chuyên môn tới địa chỉ email suckhoe@vnexpress.net. Hoặc gọi số (04) 39 959 969 - (04) 39 960 886 để được tư vấn, giải đáp miễn phí những vấn đề liên quan đến bệnh tiêu hóa ở trẻ em. Thông tin chi tiết tại: http://www.duocphamvinhgia.vn/ |
Dược sĩ Lê Phương