Sự kiện trưng bày 34 tác phẩm màu nước trên lụa từ ngày 16 đến 22/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật, 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Tranh không đặt tên, chỉ đánh số thứ tự vì chung một chủ đề.
Thanh Lưu cho biết xuất thân dân văn chương khiến cô có niềm say mê đặc biệt với sách, sáng tác văn học và thơ ca. Họa sĩ mê vẻ đẹp của người đọc và coi đó là một nguồn cảm hứng trong cuộc sống. "Tôi luôn bị hấp dẫn bởi những người đọc sách. Cách đây hơn hai năm, dịch bệnh, mọi người phải hạn chế ra ngoài. Tôi muốn qua tranh ảnh chia sẻ, gợi ý việc đọc sách để mọi người bình yên, tĩnh tâm hơn trước những tin tức dịch bệnh gây hoang mang", cô nói.
Sự kiện trưng bày 34 tác phẩm màu nước trên lụa từ ngày 16 đến 22/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật, 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Tranh không đặt tên, chỉ đánh số thứ tự vì chung một chủ đề.
Thanh Lưu cho biết xuất thân dân văn chương khiến cô có niềm say mê đặc biệt với sách, sáng tác văn học và thơ ca. Họa sĩ mê vẻ đẹp của người đọc và coi đó là một nguồn cảm hứng trong cuộc sống. "Tôi luôn bị hấp dẫn bởi những người đọc sách. Cách đây hơn hai năm, dịch bệnh, mọi người phải hạn chế ra ngoài. Tôi muốn qua tranh ảnh chia sẻ, gợi ý việc đọc sách để mọi người bình yên, tĩnh tâm hơn trước những tin tức dịch bệnh gây hoang mang", cô nói.
Họa sĩ cho biết nhân vật trong tranh ở nhiều độ tuổi, tư thế, không gian khác nhau nhưng đều toát lên sự tập trung, thư thái khi đọc sách.
Thanh Lưu quê ở thành phố Vinh, Nghệ An, hiện sống tại Hà Nội. Cô tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Cô trở thành tiến sĩ văn học từ năm 2012, khi mới 29 tuổi, từng công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Thanh Lưu từng xuất bản cuốn tự truyện "Làm dâu nước Mỹ" (2014), truyện thiếu nhi "Nhật ký Cà Kiu" (2015) và tập thơ "Anh chỉ là sực nghĩ của em thôi" (2019)...
Tình yêu với mỹ thuật bắt đầu từ năm 2016, khi Thanh Lưu tham gia workshop dạy vẽ ở Hawaii. Về nước, cô tìm lớp học để nghiên cứu chuyên sâu. Họa sĩ theo đuổi trường phái cổ điển, sử dụng chất liệu màu nước trên lụa mang tới vẻ đẹp trong trẻo, tĩnh lặng và sâu lắng. Đến nay, cô sáng tác khoảng hơn 100 bức tranh, trong đó gần 70 tranh lụa. Họa sĩ từng góp mặt trong nhiều triển lãm ở Việt Nam, Mỹ cùng hội họa sĩ Berkshire, Hội Mỹ thuật TP HCM và Hội Mỹ thuật Hà Nội...
Họa sĩ cho biết nhân vật trong tranh ở nhiều độ tuổi, tư thế, không gian khác nhau nhưng đều toát lên sự tập trung, thư thái khi đọc sách.
Thanh Lưu quê ở thành phố Vinh, Nghệ An, hiện sống tại Hà Nội. Cô tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Cô trở thành tiến sĩ văn học từ năm 2012, khi mới 29 tuổi, từng công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Thanh Lưu từng xuất bản cuốn tự truyện "Làm dâu nước Mỹ" (2014), truyện thiếu nhi "Nhật ký Cà Kiu" (2015) và tập thơ "Anh chỉ là sực nghĩ của em thôi" (2019)...
Tình yêu với mỹ thuật bắt đầu từ năm 2016, khi Thanh Lưu tham gia workshop dạy vẽ ở Hawaii. Về nước, cô tìm lớp học để nghiên cứu chuyên sâu. Họa sĩ theo đuổi trường phái cổ điển, sử dụng chất liệu màu nước trên lụa mang tới vẻ đẹp trong trẻo, tĩnh lặng và sâu lắng. Đến nay, cô sáng tác khoảng hơn 100 bức tranh, trong đó gần 70 tranh lụa. Họa sĩ từng góp mặt trong nhiều triển lãm ở Việt Nam, Mỹ cùng hội họa sĩ Berkshire, Hội Mỹ thuật TP HCM và Hội Mỹ thuật Hà Nội...
Khoảnh khắc Jason - chồng họa sĩ - đọc sách bên con trai Gabirel, 10 tuổi được Thanh Lưu vẽ lại. Cô cho biết gia đình duy trì thói quen bố mẹ đọc sách cho con vào mỗi buổi tối từ khi các bé mới lọt lòng.
Khoảnh khắc Jason - chồng họa sĩ - đọc sách bên con trai Gabirel, 10 tuổi được Thanh Lưu vẽ lại. Cô cho biết gia đình duy trì thói quen bố mẹ đọc sách cho con vào mỗi buổi tối từ khi các bé mới lọt lòng.
Họa sĩ thể hiện hình ảnh con gái Sophia đọc sách trên băng ghế ở sân bay trong lúc chờ khởi hành. "Vợ chồng tôi mua rất nhiều sách, khuyến khích các con đọc nhằm rèn thói quen và nuôi dưỡng tình yêu của chúng với con chữ", cô nói.
Họa sĩ thể hiện hình ảnh con gái Sophia đọc sách trên băng ghế ở sân bay trong lúc chờ khởi hành. "Vợ chồng tôi mua rất nhiều sách, khuyến khích các con đọc nhằm rèn thói quen và nuôi dưỡng tình yêu của chúng với con chữ", cô nói.
Gabirel đọc truyện tranh ở nơi công cộng. Theo họa sĩ, nhân vật trong tranh thường là chồng, các con hoặc bạn bè thân thiết. "Vì gần gũi nên tôi có thể dễ dàng bắt được cái thần, cái hồn của họ. Và tôi biết họ là những người đọc thật sự ngoài đời chứ không phải là diễn", Thanh Lưu nói.
Gabirel đọc truyện tranh ở nơi công cộng. Theo họa sĩ, nhân vật trong tranh thường là chồng, các con hoặc bạn bè thân thiết. "Vì gần gũi nên tôi có thể dễ dàng bắt được cái thần, cái hồn của họ. Và tôi biết họ là những người đọc thật sự ngoài đời chứ không phải là diễn", Thanh Lưu nói.
Họa sĩ sử dụng các gam màu nóng như đỏ, vàng làm chủ đạo, phù hợp chất liệu lụa, nhấn nhá tông màu lạnh để tạo sự cân bằng.
Họa sĩ sử dụng các gam màu nóng như đỏ, vàng làm chủ đạo, phù hợp chất liệu lụa, nhấn nhá tông màu lạnh để tạo sự cân bằng.
Khoảnh khắc con một người bạn cũ của họa sĩ đọc sách bên chú gấu bông.
Trẻ em là nhân vật được họa sĩ yêu thích và đưa vào trong nhiều tác phẩm. Thanh Lưu nói: "Tôi thân thiết với các con và bạn bè của nó nên những cảm xúc đời thường đi vào tranh một cách rất tự nhiên. Sau khi làm mẹ, tôi cũng thấy mình thay đổi, học được nhiều từ trẻ con".
Trẻ em là nhân vật được họa sĩ yêu thích và đưa vào trong nhiều tác phẩm. Thanh Lưu nói: "Tôi thân thiết với các con và bạn bè của nó nên những cảm xúc đời thường đi vào tranh một cách rất tự nhiên. Sau khi làm mẹ, tôi cũng thấy mình thay đổi, học được nhiều từ trẻ con".
Hình ảnh em bé chăm chú đọc sách bên cạnh mọi người đang trò chuyện. Họa sĩ cho biết tác phẩm lấy cảm hứng từ chuyến ghé thăm nhà dân ở bản người Mông trong chuyến du lịch Mộc Châu hồi Tết Nguyên đán. Cô muốn thể hiện nhiều đối tượng đọc sách trong tranh.
Hình ảnh em bé chăm chú đọc sách bên cạnh mọi người đang trò chuyện. Họa sĩ cho biết tác phẩm lấy cảm hứng từ chuyến ghé thăm nhà dân ở bản người Mông trong chuyến du lịch Mộc Châu hồi Tết Nguyên đán. Cô muốn thể hiện nhiều đối tượng đọc sách trong tranh.
Hiểu Nhân (ảnh: Giang Huy)