Triển lãm “Thương nhớ thời bao cấp” tại Hà Nội trưng bày gần 30 bức tranh minh họa của hai họa sĩ Thành Phong và Hữu Khoa, được trích ra từ cuốn sách cùng tên.
Triển lãm “Thương nhớ thời bao cấp” tại Hà Nội trưng bày gần 30 bức tranh minh họa của hai họa sĩ Thành Phong và Hữu Khoa, được trích ra từ cuốn sách cùng tên.
Người xem được quay trở lại những năm cuối thế kỷ 20, khi tư duy phân phối, bao cấp ăn sâu đến từng ngóc ngách nhỏ nhất của đời sống. Những người "Bụng to, trán hói hay nói ba hoa/Đi xe Volga ăn gà Tôn Đản" là hình ảnh mô tả về quan chức đương thời.
Người xem được quay trở lại những năm cuối thế kỷ 20, khi tư duy phân phối, bao cấp ăn sâu đến từng ngóc ngách nhỏ nhất của đời sống. Những người "Bụng to, trán hói hay nói ba hoa/Đi xe Volga ăn gà Tôn Đản" là hình ảnh mô tả về quan chức đương thời.
Đến xem triển lãm, vợ chồng ông Hồng ở phố cổ Hà Nội, chia sẻ rất xúc động, ký ức thời bao cấp lại hiện về. Thời đó nhiều người thường dùng câu vè, thành ngữ để châm biếm, cũng là cách giải tỏa bức xúc trước đời sống khó khăn.
Ngay như việc trồng cây, với tư duy chia theo đầu người, làm cho xong việc mà không dồn tâm sức khiến nhiều cây chết, xã hội xuất hiện ngay câu thơ đả kích: "Hoan hô các cụ trồng cây/ Mười cây chết chín, một cây gật gù".
Đến xem triển lãm, vợ chồng ông Hồng ở phố cổ Hà Nội, chia sẻ rất xúc động, ký ức thời bao cấp lại hiện về. Thời đó nhiều người thường dùng câu vè, thành ngữ để châm biếm, cũng là cách giải tỏa bức xúc trước đời sống khó khăn.
Ngay như việc trồng cây, với tư duy chia theo đầu người, làm cho xong việc mà không dồn tâm sức khiến nhiều cây chết, xã hội xuất hiện ngay câu thơ đả kích: "Hoan hô các cụ trồng cây/ Mười cây chết chín, một cây gật gù".
"Em thấy lạ lẫm và buồn cười khi đọc nhưng câu vè, thành ngữ trong tranh. Những gì em biết trước đây về thời bao cấp đều qua lời kể của bà và mẹ", Khuê, nữ sinh lớp 11 trường Trần Phú (Hà Nội) nói.
"Em thấy lạ lẫm và buồn cười khi đọc nhưng câu vè, thành ngữ trong tranh. Những gì em biết trước đây về thời bao cấp đều qua lời kể của bà và mẹ", Khuê, nữ sinh lớp 11 trường Trần Phú (Hà Nội) nói.
Cẩn thận xem từng bức tranh, ông Lâm nhà ở Phương Mai nói: "Ôi tôi nhớ thời ấy quá. Nghèo thật đấy, nhưng mọi người sống tình cảm với nhau lắm".
Cẩn thận xem từng bức tranh, ông Lâm nhà ở Phương Mai nói: "Ôi tôi nhớ thời ấy quá. Nghèo thật đấy, nhưng mọi người sống tình cảm với nhau lắm".
Với phong cách cổ động, gần giống tranh minh họa trong những cuốn sách ngày xưa, những bức tranh ở triển lãm sử dụng ít màu, gần như chỉ có hai màu trắng, đen và vàng đất.
Với phong cách cổ động, gần giống tranh minh họa trong những cuốn sách ngày xưa, những bức tranh ở triển lãm sử dụng ít màu, gần như chỉ có hai màu trắng, đen và vàng đất.
Thời bao cấp, tất cả người dân đều dùng tem phiếu, phân chia từ hạng A đến E. Cửa hàng trên phố Tôn Đản chuyên bán thịt cá, rau tươi cho cán bộ cấp cao phiếu A, B. Lấy được chồng có tem phiếu hạng A, B, chuyên bán ở phố Tôn Đản được xem là mục tiêu của nhiều cô gái thời đó.
Thời bao cấp, tất cả người dân đều dùng tem phiếu, phân chia từ hạng A đến E. Cửa hàng trên phố Tôn Đản chuyên bán thịt cá, rau tươi cho cán bộ cấp cao phiếu A, B. Lấy được chồng có tem phiếu hạng A, B, chuyên bán ở phố Tôn Đản được xem là mục tiêu của nhiều cô gái thời đó.
Ngoài cái ăn, cái mặc, nước sạch rất thiếu, nhất là ở thành phố. Dù làm việc gì, cán bộ, công chức luôn tranh thủ thời gian khi có nước máy thì phải hứng nhiều nhất có thể.
Ngoài cái ăn, cái mặc, nước sạch rất thiếu, nhất là ở thành phố. Dù làm việc gì, cán bộ, công chức luôn tranh thủ thời gian khi có nước máy thì phải hứng nhiều nhất có thể.
Lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm đều thiếu nên việc xếp hàng dài để mua đã trở thành nếp sống thời đó.
Chia sẻ của họa sĩ Thành Phong, ê-kíp gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức để hoàn thành dự án này. "Tôi và anh Hữu Khoa đã hoàn thiện các bản vẽ trong 2 năm, từ năm 2012 đến năm 2014. Tuy nhiên, việc sửa đổi bản thảo sau đó tốn nhiều thời gian. Đó là lý do sau 5 năm thực hiện, cuốn sách mới chính thức được xuất bản", họa sĩ Thành Phong cho hay.
Lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm đều thiếu nên việc xếp hàng dài để mua đã trở thành nếp sống thời đó.
Chia sẻ của họa sĩ Thành Phong, ê-kíp gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức để hoàn thành dự án này. "Tôi và anh Hữu Khoa đã hoàn thiện các bản vẽ trong 2 năm, từ năm 2012 đến năm 2014. Tuy nhiên, việc sửa đổi bản thảo sau đó tốn nhiều thời gian. Đó là lý do sau 5 năm thực hiện, cuốn sách mới chính thức được xuất bản", họa sĩ Thành Phong cho hay.
Nhiều bạn trẻ nước ngoài cũng đến xem triển lãm.
"Thương nhớ thời bao cấp" đang diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp (số 24 Tràng Tiền, Hà Nội) và kéo dài đến hết ngày 31/8.
Nhiều bạn trẻ nước ngoài cũng đến xem triển lãm.
"Thương nhớ thời bao cấp" đang diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp (số 24 Tràng Tiền, Hà Nội) và kéo dài đến hết ngày 31/8.
Giang Huy