Họa sĩ Lê Sa Long sáng tác 10 bức tranh cho triển lãm "Biển nhớ" - tưởng niệm hai thập kỷ Trịnh Công Sơn qua đời (1/4/2001 - 1/4/2021). Một trong những tác phẩm anh tâm đắc là "Yêu dấu tan theo", khắc họa chân dung Trịnh Công Sơn trầm tư bên Khánh Ly. Họa sĩ lấy cảm hứng từ nhạc phẩm cùng tên - được cho là ca khúc cố nhạc sĩ viết về Khánh Ly.
Danh ca từng cho biết năm 1972, bà mở một phòng trà trên đường Tự Do (cũ) ở Sài Gòn, kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình. Biết được, cố nhạc sĩ giận lắm, cho rằng bà chạy theo đồng tiền. Ông viết bài hát với ca từ như: "Em theo đời cơm áo, Mai ra cùng phố xôn xao". Sau này, Khánh Ly nhận ra nhạc sĩ trách đúng, vì với bà, nghệ sĩ bị vật chất chi phối thì khó lòng nuôi cảm xúc để hát hay.
Họa sĩ Lê Sa Long sáng tác 10 bức tranh cho triển lãm "Biển nhớ" - tưởng niệm hai thập kỷ Trịnh Công Sơn qua đời (1/4/2001 - 1/4/2021). Một trong những tác phẩm anh tâm đắc là "Yêu dấu tan theo", khắc họa chân dung Trịnh Công Sơn trầm tư bên Khánh Ly. Họa sĩ lấy cảm hứng từ nhạc phẩm cùng tên - được cho là ca khúc cố nhạc sĩ viết về Khánh Ly.
Danh ca từng cho biết năm 1972, bà mở một phòng trà trên đường Tự Do (cũ) ở Sài Gòn, kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình. Biết được, cố nhạc sĩ giận lắm, cho rằng bà chạy theo đồng tiền. Ông viết bài hát với ca từ như: "Em theo đời cơm áo, Mai ra cùng phố xôn xao". Sau này, Khánh Ly nhận ra nhạc sĩ trách đúng, vì với bà, nghệ sĩ bị vật chất chi phối thì khó lòng nuôi cảm xúc để hát hay.
Khánh Ly hát "Yêu dấu tan theo" (bản thu trước năm 1975). Audio tư liệu.
Bức "Biển nhớ" được lấy cảm hứng từ giai đoạn Trịnh Công Sơn về Bình Định, theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em năm 1962-1964 tại trường Sư phạm Quy Nhơn. Nơi đây, ông viết nên loạt tình khúc bất hủ: Biển nhớ, Diễm xưa, Nắng thủy tinh, Cát bụi, Dã tràng ca...
Bức "Biển nhớ" được lấy cảm hứng từ giai đoạn Trịnh Công Sơn về Bình Định, theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em năm 1962-1964 tại trường Sư phạm Quy Nhơn. Nơi đây, ông viết nên loạt tình khúc bất hủ: Biển nhớ, Diễm xưa, Nắng thủy tinh, Cát bụi, Dã tràng ca...
Họa sĩ lấy ý tưởng vẽ bức "Từ khi trăng là nguyệt" trong ca khúc "Nguyệt ca". Anh vẽ theo phong cách siêu thực, hình ảnh Trịnh Công Sơn nhìn trăng như hướng về cái đẹp vĩnh hằng. Bên dưới là hoa hồng trên nền tờ giấy viết nhạc, phía xa là con đường mờ dần, tượng trưng cho "đường xa vạn dặm" mà đời người trải qua.
Họa sĩ lấy ý tưởng vẽ bức "Từ khi trăng là nguyệt" trong ca khúc "Nguyệt ca". Anh vẽ theo phong cách siêu thực, hình ảnh Trịnh Công Sơn nhìn trăng như hướng về cái đẹp vĩnh hằng. Bên dưới là hoa hồng trên nền tờ giấy viết nhạc, phía xa là con đường mờ dần, tượng trưng cho "đường xa vạn dặm" mà đời người trải qua.
Họa sĩ tưởng tượng cảnh cố nhạc sĩ vẽ tranh trong bức "Tôi đang lắng nghe", với cảm xúc đến từ nhạc phẩm cùng tên: "Tôi đang lắng nghe im lặng cuộc tình/ Sau một cuộc tình tôi đang lắng nghe/ Khi hoa héo khô im lặng nụ tàn".
Họa sĩ tưởng tượng cảnh cố nhạc sĩ vẽ tranh trong bức "Tôi đang lắng nghe", với cảm xúc đến từ nhạc phẩm cùng tên: "Tôi đang lắng nghe im lặng cuộc tình/ Sau một cuộc tình tôi đang lắng nghe/ Khi hoa héo khô im lặng nụ tàn".
Bức "Trời cao đất rộng, một mình tôi đi" (bài "Lặng lẽ nơi này").
Trong loạt tranh, họa sĩ sử dụng nhiều chất liệu như sơn dầu, acrylic, pastel, màu nước... vẽ trên giấy canvas.
Bức "Trời cao đất rộng, một mình tôi đi" (bài "Lặng lẽ nơi này").
Trong loạt tranh, họa sĩ sử dụng nhiều chất liệu như sơn dầu, acrylic, pastel, màu nước... vẽ trên giấy canvas.
"Ru tình" là cảm hứng của họa sĩ từ nhạc phẩm cùng tên: "Ru em ngồi yên đấy/ Tôi tìm cuộc tình cho...".
"Ru tình" là cảm hứng của họa sĩ từ nhạc phẩm cùng tên: "Ru em ngồi yên đấy/ Tôi tìm cuộc tình cho...".
"Như cánh vạc bay" - tác phẩm sơn dầu lấy ý tưởng từ ca khúc cùng tên. Ca sĩ Hồng Nhung từng nói chị được cố nhạc sĩ cho xem ảnh người con gái trong "Như cánh vạc bay" - một thiếu nữ tóc dài, mắt to, da trắng, vóc dáng mảnh mai, đúng như ca từ: "Vai em gầy guộc nhỏ/ Như cánh vạc về chốn xa xôi".
"Như cánh vạc bay" - tác phẩm sơn dầu lấy ý tưởng từ ca khúc cùng tên. Ca sĩ Hồng Nhung từng nói chị được cố nhạc sĩ cho xem ảnh người con gái trong "Như cánh vạc bay" - một thiếu nữ tóc dài, mắt to, da trắng, vóc dáng mảnh mai, đúng như ca từ: "Vai em gầy guộc nhỏ/ Như cánh vạc về chốn xa xôi".
Khánh Ly hát "Như cánh vạc bay" (năm 2016). Video: Minh Nhật.
Bức "Đóa hoa vô thường" là tranh tĩnh vật. Trịnh Công Sơn sáng tác Đóa hoa vô thường vào năm 1972. Trường ca bao gồm nhiều đoản khúc, kể về từng giai đoạn con người đi tìm bản ngã, chấp nhận những được - mất của cuộc đời, đến lúc hiểu thấu bản thân cũng tới khi xa lìa trần gian.
Bức "Đóa hoa vô thường" là tranh tĩnh vật. Trịnh Công Sơn sáng tác Đóa hoa vô thường vào năm 1972. Trường ca bao gồm nhiều đoản khúc, kể về từng giai đoạn con người đi tìm bản ngã, chấp nhận những được - mất của cuộc đời, đến lúc hiểu thấu bản thân cũng tới khi xa lìa trần gian.
Bức "Biển nghìn thu ở lại" khắc họa tượng Trịnh Công Sơn trong ánh bình minh bên biển Quy Nhơn. Tượng khánh thành năm 2020, cao 2,4 m bằng đá granite xám trắng, được đặt trong công viên bên bờ biển, gần Đại học Quy Nhơn. Cố nhạc sĩ mặc áo sơ mi dài tay, ngồi chéo chân, cầm đàn guitar bên cạnh mặt đá khắc ký âm của bài hát Biển nhớ.
Bức "Biển nghìn thu ở lại" khắc họa tượng Trịnh Công Sơn trong ánh bình minh bên biển Quy Nhơn. Tượng khánh thành năm 2020, cao 2,4 m bằng đá granite xám trắng, được đặt trong công viên bên bờ biển, gần Đại học Quy Nhơn. Cố nhạc sĩ mặc áo sơ mi dài tay, ngồi chéo chân, cầm đàn guitar bên cạnh mặt đá khắc ký âm của bài hát Biển nhớ.
"Một cõi đi về" là cuộc hội ngộ trong tưởng tượng của họa sĩ với ba tên tuổi lớn bậc nhất tân nhạc: Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn. Họa sĩ nói: "Tôi hình dung ba nhạc sĩ ngồi cùng nhau trên con tàu âm nhạc khi rời cõi tạm, phía sau là tấm màn sân khấu loang vệt màu dần khép".
"Một cõi đi về" là cuộc hội ngộ trong tưởng tượng của họa sĩ với ba tên tuổi lớn bậc nhất tân nhạc: Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn. Họa sĩ nói: "Tôi hình dung ba nhạc sĩ ngồi cùng nhau trên con tàu âm nhạc khi rời cõi tạm, phía sau là tấm màn sân khấu loang vệt màu dần khép".
Mai Nhật (ảnh: Lê Sa Long)