Tác phẩm "Thổ, Nùng, Mán, Kinh đoàn kết đuổi giặc Pháp" của Trần Văn Cẩn, giai đoạn 1947-1954.
Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam (1943-2023), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm "Nghệ sĩ là chiến sĩ", dự kiến từ ngày 24/2 đến 5/3, giới thiệu 80 tác phẩm trong giai đoạn 1945-1954 của 30 tác giả thuộc các thế hệ đầu tiên của nền mỹ thuật Việt Nam. Trong kháng chiến, họa sĩ trở thành chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Họ vẽ tranh, tổ chức triển lãm, làm báo, truyên truyền hay tham gia chiến đấu. Họ lấy nhiệm vụ phụng sự đất nước, hạnh phúc của nhân dân làm cảm hứng, đề tài sáng tác.
Tác phẩm "Thổ, Nùng, Mán, Kinh đoàn kết đuổi giặc Pháp" của Trần Văn Cẩn, giai đoạn 1947-1954.
Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam (1943-2023), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm "Nghệ sĩ là chiến sĩ", dự kiến từ ngày 24/2 đến 5/3, giới thiệu 80 tác phẩm trong giai đoạn 1945-1954 của 30 tác giả thuộc các thế hệ đầu tiên của nền mỹ thuật Việt Nam. Trong kháng chiến, họa sĩ trở thành chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Họ vẽ tranh, tổ chức triển lãm, làm báo, truyên truyền hay tham gia chiến đấu. Họ lấy nhiệm vụ phụng sự đất nước, hạnh phúc của nhân dân làm cảm hứng, đề tài sáng tác.
"Hà Nội kháng chiến", chất liệu bột màu trên giấy của họa sĩ Văn Giáo, sáng tác năm 1947. Bức tranh cổ động được chia làm bốn phần, khắc họa bốn sự kiện nổi bật bấy giờ: Quân ta bắn hạ máy bay Pháp tại ngoại ô Hà Nội, quân địch giơ tay hàng, các thiếu niên nhi đồng băng ruộng tiếp tế bộ đội đánh du kích. Theo tư liệu, họa sĩ Văn Giáo sáng tác tranh dựa theo bản tin của các báo.
"Hà Nội kháng chiến", chất liệu bột màu trên giấy của họa sĩ Văn Giáo, sáng tác năm 1947. Bức tranh cổ động được chia làm bốn phần, khắc họa bốn sự kiện nổi bật bấy giờ: Quân ta bắn hạ máy bay Pháp tại ngoại ô Hà Nội, quân địch giơ tay hàng, các thiếu niên nhi đồng băng ruộng tiếp tế bộ đội đánh du kích. Theo tư liệu, họa sĩ Văn Giáo sáng tác tranh dựa theo bản tin của các báo.
"Dao găm rèn cho du kích" của họa sĩ Nguyễn Hiêm năm 1945. Khi đó, súng ống không có nhiều, đội du kích phải dùng dao găm rèn từ những mảnh vỏ bom để làm vũ khí chiến đấu.
"Dao găm rèn cho du kích" của họa sĩ Nguyễn Hiêm năm 1945. Khi đó, súng ống không có nhiều, đội du kích phải dùng dao găm rèn từ những mảnh vỏ bom để làm vũ khí chiến đấu.
"Làm kíp lựu đạn" của Nguyễn Đỗ Cung, ra đời năm 1947, mô tả bốn người quân giới đang lắp kíp lựu đạn bên một chiếc bàn to, phía xa là hai người đang quay máy.
Khi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Đỗ Cung tình nguyện tham gia đoàn quân Nam Tiến. Ông hoạt động văn hóa nghệ thuật ở khu V, sáng tác nhiều tác phẩm, tranh cổ động, mẫu tín phiếu và giấy bạc... Ngoài ra, ông mở lớp dạy vẽ, đào tạo nhiều họa sĩ. Năm 1949, Đỗ Cung chuyển ra miền Bắc công tác ở Tiểu ban Văn nghệ trung ương. Họa sĩ được ghi nhận là "Chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa".
"Làm kíp lựu đạn" của Nguyễn Đỗ Cung, ra đời năm 1947, mô tả bốn người quân giới đang lắp kíp lựu đạn bên một chiếc bàn to, phía xa là hai người đang quay máy.
Khi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Đỗ Cung tình nguyện tham gia đoàn quân Nam Tiến. Ông hoạt động văn hóa nghệ thuật ở khu V, sáng tác nhiều tác phẩm, tranh cổ động, mẫu tín phiếu và giấy bạc... Ngoài ra, ông mở lớp dạy vẽ, đào tạo nhiều họa sĩ. Năm 1949, Đỗ Cung chuyển ra miền Bắc công tác ở Tiểu ban Văn nghệ trung ương. Họa sĩ được ghi nhận là "Chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa".
"Lớp học bổ túc ở Quảng Nam" của họa sĩ Văn Giáo, vẽ năm 1948. Tác phẩm thể hiện sự hưởng ứng phong trào bình dân học vụ. Trước đó, tháng 9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thiết lập Nha Bình dân học vụ, hạn trong sáu tháng các làng và thị trấn đều phải có ít nhất một lớp bình dân, cưỡng bách học chữ quốc ngữ trên toàn quốc.
"Lớp học bổ túc ở Quảng Nam" của họa sĩ Văn Giáo, vẽ năm 1948. Tác phẩm thể hiện sự hưởng ứng phong trào bình dân học vụ. Trước đó, tháng 9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thiết lập Nha Bình dân học vụ, hạn trong sáu tháng các làng và thị trấn đều phải có ít nhất một lớp bình dân, cưỡng bách học chữ quốc ngữ trên toàn quốc.
Tác phẩm "Dân công kháng chiến", năm 1948, tác giả Lê Quốc Lộc, mô tả cảnh các cô gái, chàng trai mang theo quang gánh vận chuyển gạo cho bộ đội nơi tiền tuyến.
Tác phẩm "Dân công kháng chiến", năm 1948, tác giả Lê Quốc Lộc, mô tả cảnh các cô gái, chàng trai mang theo quang gánh vận chuyển gạo cho bộ đội nơi tiền tuyến.
"Truyền đạt kế hoạch diệt cứ điểm trước sa bàn", chất liệu mực trên giấy, ra đời năm 1949 của họa sĩ Nguyễn Đức Nùng. Họa sĩ tham gia cách mạng từ ngày đầu, từng giữ các chức vụ: Trưởng ban hội họa Đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên Huế, biên tập báo Chống giặc của Hội Liên Việt Khu IV, vào bộ đội làm báo Vệ quốc quân của Đại đoàn 304...
"Truyền đạt kế hoạch diệt cứ điểm trước sa bàn", chất liệu mực trên giấy, ra đời năm 1949 của họa sĩ Nguyễn Đức Nùng. Họa sĩ tham gia cách mạng từ ngày đầu, từng giữ các chức vụ: Trưởng ban hội họa Đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên Huế, biên tập báo Chống giặc của Hội Liên Việt Khu IV, vào bộ đội làm báo Vệ quốc quân của Đại đoàn 304...
Bức màu nước trên giấy "Tổ săn máy bay" vẽ năm 1950 của Huỳnh Văn Thuận. Trong suốt thời kỳ kháng chiến, họa sĩ sáng tác nhiều tranh cổ động. Năm 1950, ông công tác tại Trung ương Đoàn Thanh niên Việt Bắc, phục vụ chiến dịch giải phóng biên giới.
Bức màu nước trên giấy "Tổ săn máy bay" vẽ năm 1950 của Huỳnh Văn Thuận. Trong suốt thời kỳ kháng chiến, họa sĩ sáng tác nhiều tranh cổ động. Năm 1950, ông công tác tại Trung ương Đoàn Thanh niên Việt Bắc, phục vụ chiến dịch giải phóng biên giới.
"Sinh hoạt tổ sau trận thắng", chất liệu màu nước trên giấy, ra đời năm 1950 của Huỳnh Văn Thuận. Ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - cho biết những tác phẩm giúp công chúng cảm nhận rõ nét hơn về một giai đoạn lịch sử của dân tộc và hiệu quả của đề cương về văn hóa. "Đề cương tác động tích cực, thức tỉnh đội ngũ văn nghệ sĩ, trong đó có nhiều họa sĩ đã rũ bỏ tâm thế 'Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây', để lại sau lưng những hào nhoáng chốn phồn hoa đô thị, khoác ba lô và đi theo những đoàn quân suốt dặm trường kháng chiến", ông nói.
"Sinh hoạt tổ sau trận thắng", chất liệu màu nước trên giấy, ra đời năm 1950 của Huỳnh Văn Thuận. Ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - cho biết những tác phẩm giúp công chúng cảm nhận rõ nét hơn về một giai đoạn lịch sử của dân tộc và hiệu quả của đề cương về văn hóa. "Đề cương tác động tích cực, thức tỉnh đội ngũ văn nghệ sĩ, trong đó có nhiều họa sĩ đã rũ bỏ tâm thế 'Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây', để lại sau lưng những hào nhoáng chốn phồn hoa đô thị, khoác ba lô và đi theo những đoàn quân suốt dặm trường kháng chiến", ông nói.
"Xưởng rèn trong chiến khu" do Trần Văn Cẩn vẽ năm 1950. Theo ông Anh Minh, sự kiện tri ân những họa sĩ đã tiên phong trong triển khai đường lối văn hóa của Đảng, thực hiện đề cương, trở thành những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa 80 năm về trước.
"Xưởng rèn trong chiến khu" do Trần Văn Cẩn vẽ năm 1950. Theo ông Anh Minh, sự kiện tri ân những họa sĩ đã tiên phong trong triển khai đường lối văn hóa của Đảng, thực hiện đề cương, trở thành những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa 80 năm về trước.
Tác phẩm "Đồng chí cố ăn một chút" của Văn Giáo, mô tả khoảnh khắc các y, bác sĩ, người dân chăm sóc chiến sĩ bị thương.
Tác phẩm "Đồng chí cố ăn một chút" của Văn Giáo, mô tả khoảnh khắc các y, bác sĩ, người dân chăm sóc chiến sĩ bị thương.
Tác phẩm "Hưởng ứng chiến thắng Điện Biên Phủ" của Nguyễn Sáng, ra đời năm 1954. Nguyễn Sáng là một trong những họa sĩ đầu tiên tham gia cách mạng. Ông có nhiệm vụ vẽ tranh tuyên truyền, cổ động, thiết kế tem và tiền giấy Việt Nam. Bức sơn mài "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ" của ông được công nhận là bảo vật quốc gia.
Tác phẩm "Hưởng ứng chiến thắng Điện Biên Phủ" của Nguyễn Sáng, ra đời năm 1954. Nguyễn Sáng là một trong những họa sĩ đầu tiên tham gia cách mạng. Ông có nhiệm vụ vẽ tranh tuyên truyền, cổ động, thiết kế tem và tiền giấy Việt Nam. Bức sơn mài "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ" của ông được công nhận là bảo vật quốc gia.
Hiểu Nhân (ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)