Họa sĩ giới thiệu gần 60 tác phẩm trong triển lãm "Phạm Luận - Chân dung'' tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 28/2 đến hết ngày 5/3. Trong các bức họa, hình ảnh những chính khách, họa sĩ, nhà báo hay thành viên gia đình ông hiện lên sống động. Tác giả cũng trưng bày một số bức tự họa, được ông vẽ theo ảnh chụp.
Trong xưởng vẽ là hình ảnh của Phạm Luận được ông thực hiện bằng chất liệu sơn dầu trên vải.
Họa sĩ giới thiệu gần 60 tác phẩm trong triển lãm "Phạm Luận - Chân dung'' tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 28/2 đến hết ngày 5/3. Trong các bức họa, hình ảnh những chính khách, họa sĩ, nhà báo hay thành viên gia đình ông hiện lên sống động. Tác giả cũng trưng bày một số bức tự họa, được ông vẽ theo ảnh chụp.
Trong xưởng vẽ là hình ảnh của Phạm Luận được ông thực hiện bằng chất liệu sơn dầu trên vải.
Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn qua nét vẽ của Phạm Luận.
Trong lời ngỏ, ông Lương Xuân Đoàn viết: "Tự đặt những thách thức mới mà kẻ sáng tạo nào cũng ước ao, ông vẽ chân dung vợ con trong nếp nhà khó cũ với ngọn lửa ấm của tình yêu, tình thương. Ông vẽ chân dung đồng nghiệp là các họa sĩ, nhà báo, nhà thơ và cũng tình cờ được duyên ghi giữ dung nhan những người mang trọng trách đứng đầu Đảng và Nhà nước. Phạm Luận là vậy. Bình dị sống và vẽ, ấm áp và thân gần với bất kỳ ai...".
Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn qua nét vẽ của Phạm Luận.
Trong lời ngỏ, ông Lương Xuân Đoàn viết: "Tự đặt những thách thức mới mà kẻ sáng tạo nào cũng ước ao, ông vẽ chân dung vợ con trong nếp nhà khó cũ với ngọn lửa ấm của tình yêu, tình thương. Ông vẽ chân dung đồng nghiệp là các họa sĩ, nhà báo, nhà thơ và cũng tình cờ được duyên ghi giữ dung nhan những người mang trọng trách đứng đầu Đảng và Nhà nước. Phạm Luận là vậy. Bình dị sống và vẽ, ấm áp và thân gần với bất kỳ ai...".
Chân dung họa sĩ Lê Thiết Cương.
Lê Thiết Cương dành nhiều thời gian ngắm các bức họa của Phạm Luận ở nơi trưng bày. Theo ông, trong nghệ thuật, đề tài phải xuất phát từ những gì họa sĩ hiểu, yêu nhất. Và Phạm Luận đã làm được điều này khi chọn vẽ lại hình ảnh người thân, bạn bè, đồng nghiệp.
"Tranh chân dung đối với Phạm Luận là cuộc đối thoại của họa sĩ với nhân vật. Ông trò chuyện với họ qua ngôn ngữ hội họa, bằng cọ vẽ, màu sắc. Qua triển lãm này, người xem cũng thấy được chân dung của ông'', Lê Thiết Cương nói.
Chân dung họa sĩ Lê Thiết Cương.
Lê Thiết Cương dành nhiều thời gian ngắm các bức họa của Phạm Luận ở nơi trưng bày. Theo ông, trong nghệ thuật, đề tài phải xuất phát từ những gì họa sĩ hiểu, yêu nhất. Và Phạm Luận đã làm được điều này khi chọn vẽ lại hình ảnh người thân, bạn bè, đồng nghiệp.
"Tranh chân dung đối với Phạm Luận là cuộc đối thoại của họa sĩ với nhân vật. Ông trò chuyện với họ qua ngôn ngữ hội họa, bằng cọ vẽ, màu sắc. Qua triển lãm này, người xem cũng thấy được chân dung của ông'', Lê Thiết Cương nói.
Chân dung Cục trưởng Điện ảnh Vi Kiến Thành.
Phạm Luận bắt đầu vẽ chân dung từ năm 2011, song hai năm gần đây mới tập trung để hoàn thành số lượng lớn tác phẩm. Tác giả thường mất vài ngày hoặc cả tháng cho một bức tranh. Khi vẽ, ông dựa vào các ảnh chụp để diễn tả thần thái nhân vật.
Chân dung Cục trưởng Điện ảnh Vi Kiến Thành.
Phạm Luận bắt đầu vẽ chân dung từ năm 2011, song hai năm gần đây mới tập trung để hoàn thành số lượng lớn tác phẩm. Tác giả thường mất vài ngày hoặc cả tháng cho một bức tranh. Khi vẽ, ông dựa vào các ảnh chụp để diễn tả thần thái nhân vật.
Tại triển lãm, tác giả cho biết tâm đắc bức Chân dung tự họa V, kích thước 95x100 cm, sử dụng chất liệu sơn dầu trên vải. Phạm Luận kể trong một buổi sáng khi mở cửa xưởng vẽ, ánh nắng chiếu vào tác phẩm khiến ông nhận ra tranh đang thiếu điều gì đó. Ông quyết định dùng màu trắng phía trên đầu, tạo hiệu ứng đặc biệt.
Tác giả sử dụng gam màu lạ, tương phản, làm nên các phần của khuôn mặt cùng làn da mang dấu vết thời gian.
Tại triển lãm, tác giả cho biết tâm đắc bức Chân dung tự họa V, kích thước 95x100 cm, sử dụng chất liệu sơn dầu trên vải. Phạm Luận kể trong một buổi sáng khi mở cửa xưởng vẽ, ánh nắng chiếu vào tác phẩm khiến ông nhận ra tranh đang thiếu điều gì đó. Ông quyết định dùng màu trắng phía trên đầu, tạo hiệu ứng đặc biệt.
Tác giả sử dụng gam màu lạ, tương phản, làm nên các phần của khuôn mặt cùng làn da mang dấu vết thời gian.
Chân dung vợ họa sĩ. Ông còn nhiều bức họa về con gái và thành viên khác trong gia đình.
Ngoài khắc họa cá nhân, ông thực hiện các bức chân dung nhóm, có kích thước lớn. Trong ảnh là một số tên tuổi thuộc giới hội họa. Thứ hai từ trái qua là ông Lương Xuân Đoàn, thứ hai từ phải qua là họa sĩ Lê Thiết Cương.
Tác giả dùng nét bút nhanh, những mảng miếng tạo nên đường nét trên gương mặt, ánh mắt, sống mũi, khóe miệng. Ông thường vẽ theo bố cục đơn giản để tập trung thể hiện nội tâm và vẻ ngoài của nhân vật.
Ngoài khắc họa cá nhân, ông thực hiện các bức chân dung nhóm, có kích thước lớn. Trong ảnh là một số tên tuổi thuộc giới hội họa. Thứ hai từ trái qua là ông Lương Xuân Đoàn, thứ hai từ phải qua là họa sĩ Lê Thiết Cương.
Tác giả dùng nét bút nhanh, những mảng miếng tạo nên đường nét trên gương mặt, ánh mắt, sống mũi, khóe miệng. Ông thường vẽ theo bố cục đơn giản để tập trung thể hiện nội tâm và vẻ ngoài của nhân vật.
Bên cạnh đó, họa sĩ trưng bày một số tranh phong cảnh mang màu sắc tươi sáng, trong đó con người chỉ điểm xuyết. Bức ''Cô gái bên khung cửa'' thể hiện sở trường vẽ thiên nhiên, phong cảnh của Phạm Luận.
Bên cạnh đó, họa sĩ trưng bày một số tranh phong cảnh mang màu sắc tươi sáng, trong đó con người chỉ điểm xuyết. Bức ''Cô gái bên khung cửa'' thể hiện sở trường vẽ thiên nhiên, phong cảnh của Phạm Luận.
Khán giả thưởng thức các bức họa tại triển lãm.
Họa sĩ 70 tuổi, thành danh ở thể loại tranh phong cảnh theo trường phái ấn tượng. Trong 52 năm sự nghiệp, ông đã tổ chức 23 triển lãm cá nhân, gần nhất là Tíc tắc Sài Gòn năm 2022, tái hiện sự hồi sinh của TP HCM sau dịch. Sáng tác của ông cũng có mặt tại nhiều bảo tàng và những bộ sưu tập nổi tiếng trong nước, quốc tế.
Khán giả thưởng thức các bức họa tại triển lãm.
Họa sĩ 70 tuổi, thành danh ở thể loại tranh phong cảnh theo trường phái ấn tượng. Trong 52 năm sự nghiệp, ông đã tổ chức 23 triển lãm cá nhân, gần nhất là Tíc tắc Sài Gòn năm 2022, tái hiện sự hồi sinh của TP HCM sau dịch. Sáng tác của ông cũng có mặt tại nhiều bảo tàng và những bộ sưu tập nổi tiếng trong nước, quốc tế.
Phương Linh
Ảnh: Nhân vật cung cấp