Đọc bài "Hiểu đúng về động cơ hydrogen" tôi không biết nhóm tác giả đã tìm hiểu tới đâu về loại nhiên liệu này nhưng thực sự khiến thông tin rối hơn về loại nhiên liệu cũng như loại động cơ sử dụng nhiên liệu này.
Việc khẳng định ôtô dùng nhiên liệu hydrogen không đốt cháy và không có piston chạy trong cylinder để làm quay trục khuỷu là hoàn toàn phiến diện. Vì theo tính chất, hydrogen được dùng như một dạng nhiên liệu cho động cơ đốt trong là hoàn toàn có thể do nó có tính cháy cao, năng lượng sinh ra rất lớn, dễ bị kích nổ bằng nhiệt và tia lửa điện. Vì thế không có lý do gì nó không làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong cả (với khả năng nội tại của nó).
Điều làm động cơ này chưa thành hiện thực là nằm ngoài tính chất của hydrogen.
Bài viết có đề cập việc "Động cơ dùng nhiên liệu hydrogen không làm quay trục khuỷu" của tác giả Nguyễn Thanh Tuân chưa chính xác vì do tính chất của hydrogen nên nó là nhiên liệu cho hai loại động cơ:
Động cơ đốt trong - là môi chất cháy sinh công trong động cơ đốt trong như thông thường.
Pin nhiên liệu - dùng làm nhiên liệu trong một gói pin để tác dụng với chất oxy hóa để tạo nên dòng điện hóa học (như bài của nhóm tác già đưa ra) tiếng Anh còn gọi là Fuel Cell.
Bài viết có đoạn nói là "có thể" mà lại khẳng định động cơ hiện hữu của xe dùng nhiên liệu hydrogen đang hoạt động theo cách khác mà không hoạt động theo cách động cơ đốt trong
Theo tôi chính xác cụm từ: "Hydrogen Fuel Cell Cars" xin dịch là " Ôtô sử dụng pin nhiên liệu Hydro". Và về khái niệm chung thì đúng đây là xe điện mà thôi có gì khác đâu. Ôtô của Tesla thì dùng pin Li-ion phải nạp điện như các loại pin truyền thống. Còn dùng pin nhiên liệu thì nó là đổ hydro lỏng vào để tạo ra điện chạy xe.
Dẫn chứng là ôtô của Tesla chạy Fuel cell mà không biết rằng Tesla chưa bao giờ sản xuất xe chạy bằng Fuel cell. Còn nữa, hydrogen cell hay fuel cell tiếng Việt dịch ra là pin hydro hay pin nhiên liệu chứ không phải là động cơ. Nên tham khảo định nghĩa trong tiếng Việt, động cơ là cái biến đổi các năng lượng khác thành động năng, còn pin là biến đổi các năng lượng khác thành dòng điện.
Cái được gọi là tài liệu của các hãng BMW và Ford trong dẫn chứng thì chỉ là thiết kế double power supply (hai nguồn cung năng lượng). Pin Fuel hydro tạo ra năng lượng liên tục cho xe hoạt động. Ngoài ra năng lượng dư thừa và năng lượng thu hồi từ lực phanh (cái này ở trên xe hibrid cũng có) sẽ được thu hồi và nạp vào cho ắc-quy (pin) truyền thống để dùng ở dạng năng lượng dự trữ. Như mô tả trong thì hoàn toàn có thể vứt bỏ bộ ắc-quy đi chỉ chạy bằng Fuel cell thôi cũng chả sao.
Nhưng có các yếu tố hoàn toàn sai như việc đâm va hoàn toàn.... thật sự là do chế tạo và ai cũng thấy được độ nguy hiểm của loại nhiên liệu này đặc biệt là các tính chất sau:
Hydro có thể làm giòn các loại kim loại khác do tính chất lạnh của hydro lỏng và nó tác dụng với Cácbon trong kim loại.
Để chứa được Hydro lỏng thì bình chứa phải là bình chịu áp cao, chế tạo khó.
Hydro lỏng hóa hơi rất nguy hiểm do nó có thể tự cháy khi chiếm 4% thể tích không khí. Nhiệt lượng phát ra cực cao.
Việc kiểm soát bộ phận xúc tác và đốt hydro đòi hỏi công nghệ cao và chính xác, không dễ gì kiểm soát được nhé.
Tất cả các cơ chế hoạt động của loại nhiên liệu này đòi hỏi phải kiểm soát chặt trẽ và cần công nghệ cao (bình chứa, ống dẫn .... không thể làm từ loại thép thường được mà phải dùng loại chuyên dụng và đắt tiền....).
Nếu tìm hiểu về pin nhiên liệu thì loại pin này dùng trên điện thoại của Samsung hay LG, họ đổ nước cất vào là có thể dùng cả ngày. Cũng nên tìm hiểu thêm các định nghĩa về năng lượng, về khái niệm xe điện và về động cơ.
Cuối cùng, theo tôi bài viết sai mục đích, sai khái niệm, còn thiếu nhiều về kiến thức tổng quát, làm người đọc hiểu sai và nhầm tưởng.
Độc giả Cường Phạm