Trang phục của Danh Chiếu Linh (Việt Nam) lấy cảm hứng từ truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên", do Lê Thanh Hòa thiết kế. Các chi tiết rồng được làm thủ công, sau khi in 3D tạo phom, nghệ nhân xử lý đính kết tỉ mỉ. Phần đầu rồng đính chạm hàng trăm viên đá, pha lê. Trang phục sử dụng kỹ thuật xếp vải draping trên nền chất liệu ánh kim tạo hiệu ứng khi trình diễn trên sân khấu.
Anh sinh năm 1996, cao 1,85 m, nặng 83 kg, số đo ba vòng lần lượt là 107-79-100 cm. Chiếu Linh từng vào top 30 Mister Việt Nam 2019, được Leading Media - đơn vị nắm bản quyền - cử đi thi quốc tế.
Trang phục của Danh Chiếu Linh (Việt Nam) lấy cảm hứng từ truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên", do Lê Thanh Hòa thiết kế. Các chi tiết rồng được làm thủ công, sau khi in 3D tạo phom, nghệ nhân xử lý đính kết tỉ mỉ. Phần đầu rồng đính chạm hàng trăm viên đá, pha lê. Trang phục sử dụng kỹ thuật xếp vải draping trên nền chất liệu ánh kim tạo hiệu ứng khi trình diễn trên sân khấu.
Anh sinh năm 1996, cao 1,85 m, nặng 83 kg, số đo ba vòng lần lượt là 107-79-100 cm. Chiếu Linh từng vào top 30 Mister Việt Nam 2019, được Leading Media - đơn vị nắm bản quyền - cử đi thi quốc tế.
Thí sinh Philippines - Mico Angelo Teng - mặc thiết kế lấy cảm hứng từ Lapu-Lapu - anh hùng dân tộc đầu tiên của đất nước. Ông là người dân tộc bản địa đầu tiên chống lại thực dân Tây Ban Nha, với chiến thắng trước nhà thám hiểm Ferdinand Magellan.
Thí sinh Philippines - Mico Angelo Teng - mặc thiết kế lấy cảm hứng từ Lapu-Lapu - anh hùng dân tộc đầu tiên của đất nước. Ông là người dân tộc bản địa đầu tiên chống lại thực dân Tây Ban Nha, với chiến thắng trước nhà thám hiểm Ferdinand Magellan.
Đại diện Thái Lan, Thiraphat Sittichai, tái hiện hình ảnh loài rồng trong truyền thuyết ở vùng Klong Naka.
Đại diện Thái Lan, Thiraphat Sittichai, tái hiện hình ảnh loài rồng trong truyền thuyết ở vùng Klong Naka.
Bagus Ajidani mặc thiết kế mô phỏng loài hổ Sumatra ở quê hương anh - Indonesia.
Emmanuel Somto, người Nigeria, mặc trang phục lấy cảm hứng từ chim đại bàng.
Juan Carlos da Silva, thí sinh Venezuela, tái hiện hình ảnh quốc kỳ nước anh.
Trang phục nhiều màu sắc, chi tiết của Fabricio Caicedo - người Ecuador.
Kiichiro Sakamoto, người Nhật Bản, mặc áo choàng, đi guốc gỗ, lấy cảm hứng từ văn hóa xông hơi của quê nhà.
Kiichiro Sakamoto, người Nhật Bản, mặc áo choàng, đi guốc gỗ, lấy cảm hứng từ văn hóa xông hơi của quê nhà.
Shin Dongwoo, người Hàn Quốc, mặc bộ hanbok truyền thống.
Yaniel Julien Ogando, thí sinh Cuba, mặc đơn giản với mũ phớt, sơ mi.
Mister Global là sự kiện dành cho nam giới được tổ chức thường niên tại Thái Lan với sự tham gia của thí sinh từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuộc thi tôn vinh những người đàn ông có ngoại hình cuốn hút, thái độ sống tích cực, thông minh và tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Năm 2020, 2021, Mister Global hủy do Covid-19. Trước đó, năm 2015, đại diện Việt Nam Nguyễn Văn Sơn đoạt quán quân. Hữu Vi đoạt Á vương ba năm 2014, Thuận Nguyễn là Á vương bốn năm 2017. Năm nay, chương trình thu hút 38 thí sinh.
Yaniel Julien Ogando, thí sinh Cuba, mặc đơn giản với mũ phớt, sơ mi.
Mister Global là sự kiện dành cho nam giới được tổ chức thường niên tại Thái Lan với sự tham gia của thí sinh từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuộc thi tôn vinh những người đàn ông có ngoại hình cuốn hút, thái độ sống tích cực, thông minh và tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Năm 2020, 2021, Mister Global hủy do Covid-19. Trước đó, năm 2015, đại diện Việt Nam Nguyễn Văn Sơn đoạt quán quân. Hữu Vi đoạt Á vương ba năm 2014, Thuận Nguyễn là Á vương bốn năm 2017. Năm nay, chương trình thu hút 38 thí sinh.
Thanh Thanh (ảnh: Mister Global)