![]() |
Giáo sư Trần Kim Thạch. |
Khái niệm đất-sét-hóa-đá-cứng bắt đầu đến với ông từ buổi nói chuyện của GS Plattfort (Đại học Brussels - Bỉ) tại An Giang với đề tài polymer-hóa chất vô cơ: bỏ đất sét vào trong chậu, đổ nước quấy đều thành một chất lỏng sền sệt. Quấy trong khoảng nửa giờ, sau đó pha thêm một dung dịch vào, bắc lên bếp ga quậy tiếp cho chất sệt trộn đều với hóa chất rồi đổ vào khuôn. Đợi nó nguội đi và hóa cứng, có thể đúc thành tượng, làm chữ nổi... Dung dịch đó là gì? Đó là còn một bí mật.
Từ kinh nghiệm dân gian
"Năm 1994, tôi bắt đầu làm thí nghiệm ở nhà bếp của mình, mất hơn nửa năm mà chẳng đạt kết quả gì", GS Thạch kể.
![]() |
Một số mẫu đất sét hóa đá của Giáo sư Trần Kim Thạch. |
Thử thay vôi bằng magie oxit (MgO), kết quả thật bất ngờ: Hỗn hợp hóa cứng nhanh hơn và cho ra sản phẩm rất đẹp. Đã có thể làm được tượng nhỏ, tượng lớn, có hoặc không pha màu... Song có lẽ việc polymer hóa không tạo được sản phẩm song toàn như đá kết tinh từ đất nóng chảy: Nó chỉ bằng một thứ phiến đá cứng argillite (đá đất sét) của thiên nhiên. Mặt khác, nếu chỉ thành công trong phòng thí nghiệm thì đó là một trò xa xỉ. Vậy tôi làm đá này để làm gì và cho ai?"
Thành sản phẩm ứng dụng
Đầu năm 2000, ông đi thực địa lấy mẫu, lập bản đồ sử dụng đất để hóa đá: Đất TP Hồ Chí Minh có thể làm sân phơi, nền nhà... Đất sét ở bờ sông Đồng Nai để làm gạch tàu không nung và gạch trang trí vách. Đất đỏ của Dầu Giây, Long Khánh có thể làm đá cao su, dẻo, nhẹ... Rồi nhiều loại đất khác có thể làm đá như ở Trị An, Sông Bé, Tây Ninh, Phước Bình, đồng bằng sông Cửu Long... Thành công từ phòng thí nghiệm đã được kiểm chứng trên thực tế.
Chẳng hạn như loại gạch tàu không nung, làm theo kiểu polymer hóa: không những sắc nét, ấm mầu mà còn đạt được độ cứng như gạch bông, bóng loáng hơn, lại rút nước khô ráo luôn như gạch tàu! Từ loại gạch này, có thể nghĩ đến việc đến gạch lỗ cho vách, gạch trang trí, ống xối, mương nước ở nông thôn...
Ông Thạch tâm sự: "Ước mơ đầu tiên của tôi là đồng bào xa xôi ở đồng bằng sông Cửu Long có nền nhà tự tay làm lấy, bền mãi theo thời gian, ráo nước ngăn phèn, sạch sẽ quanh năm. Sau đó đến sân phơi nông sản như lúa, bắp, cà phê, tiêu... là những sân phơi không có xi măng làm hại mùi, rất cần thiết cho các vùng sâu. Nó có thể bị lũ ngập tràn mà không hỏng, chịu đựng được mưa nắng mà không rã. Giá thành không đáng là bao ngoài một chút phụ gia và công sức. Nếu giá một bao 50kg (kèm một gói phụ gia nhỏ) chỉ bằng phân nửa xi măng lại có kết quả tương đương với xi măng thì đường nhỏ ở mọi nơi của nông thôn sẽ được xử lý tốt, cùng lúc với phá bỏ cầu khỉ. Nhu cầu này lớn lắm.
Tôi từng thấy bà con nhập vải địa chất với giá 30.000 đồng/m2 để trải đáy ao nuôi tôm, mà cứ hai năm lại phải thay lưới một lần. Nếu lót đáy bằng đá cùng chất lượng mà giá thành thấp chỉ bằng phân nửa hay một phần ba thì lợi cho nhà sản xuất rất nhiều".
(Theo Tuổi Trẻ)