

Quân đội Việt Nam kéo pháo vào trận địa Hàm Rồng đầu năm 1965 chuẩn bị đối phó với không quân Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc.
Theo tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ, ngay từ cuối năm 1961 quân đội nước này đã đề cập đến việc mở rộng ném bom miền Bắc Việt Nam, nơi họ cho là "nguồn gốc của mọi vấn đề". Mỹ muốn chặt đứt con đường huyết mạch chi viện cho miền Nam. Cầu Hàm Rồng là một trong 94 vị trí cần bị triệt phá do nằm ở vị trí trọng yếu.
Quân đội Việt Nam kéo pháo vào trận địa Hàm Rồng đầu năm 1965 chuẩn bị đối phó với không quân Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc.
Theo tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ, ngay từ cuối năm 1961 quân đội nước này đã đề cập đến việc mở rộng ném bom miền Bắc Việt Nam, nơi họ cho là "nguồn gốc của mọi vấn đề". Mỹ muốn chặt đứt con đường huyết mạch chi viện cho miền Nam. Cầu Hàm Rồng là một trong 94 vị trí cần bị triệt phá do nằm ở vị trí trọng yếu.


Sơ đồ tác chiến tại tọa độ lửa Hàm Rồng 60 năm trước. Lực lượng tham gia chiến đấu tại Hàm Rồng được tổ chức thành năm cụm hỏa lực. Mỗi cụm đều có khả năng chiến đấu độc lập trên từng hướng, đồng thời có thể phối hợp với đơn vị khác. Sở Chỉ huy cụm đặt tại núi Cuội, hai đài quan sát đặt ở núi Mật và cao điểm 134, cách chân cầu Hàm Rồng không xa.
Sơ đồ tác chiến tại tọa độ lửa Hàm Rồng 60 năm trước. Lực lượng tham gia chiến đấu tại Hàm Rồng được tổ chức thành năm cụm hỏa lực. Mỗi cụm đều có khả năng chiến đấu độc lập trên từng hướng, đồng thời có thể phối hợp với đơn vị khác. Sở Chỉ huy cụm đặt tại núi Cuội, hai đài quan sát đặt ở núi Mật và cao điểm 134, cách chân cầu Hàm Rồng không xa.

Trận địa pháo trên đồi C4 anh hùng.
Đồi C4 thuộc dãy núi Rồng (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa ngày nay) cách bờ sông Mã - nơi có cây cầu Hàm Rồng khoảng 500 m. Những năm chiến tranh chống Mỹ, C4 là điểm cao mà quân Mỹ bắn phá khốc liệt nhất và cũng là nơi chứng kiến những cuộc đụng độ ngoan cường cũng như sự hy sinh anh dũng của quân và dân xứ Thanh.
Trận địa pháo trên đồi C4 anh hùng.
Đồi C4 thuộc dãy núi Rồng (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa ngày nay) cách bờ sông Mã - nơi có cây cầu Hàm Rồng khoảng 500 m. Những năm chiến tranh chống Mỹ, C4 là điểm cao mà quân Mỹ bắn phá khốc liệt nhất và cũng là nơi chứng kiến những cuộc đụng độ ngoan cường cũng như sự hy sinh anh dũng của quân và dân xứ Thanh.

Các chiến sĩ tên lửa Tiểu đoàn 61, Trung đoàn 236 chuẩn bị khí tài tiếp tục chiến đấu sau khi bắn hạ "pháo đài bay" B-52 của không quân Mỹ.
Các chiến sĩ tên lửa Tiểu đoàn 61, Trung đoàn 236 chuẩn bị khí tài tiếp tục chiến đấu sau khi bắn hạ "pháo đài bay" B-52 của không quân Mỹ.


Nữ dân quân Ngô Thị Tuyển, người con gái làng Nam Ngạn chỉ nặng 44 kg nhưng vác trên vai hai hòm đạn tổng trọng lượng 98 kg tiếp tế cho đồng đội đánh Mỹ, giữ cầu Hàm Rồng.
Bà Tuyển là nữ dân quân đầu tiên ở miền Bắc được phong Anh hùng lực lượng vũ trang khi mới 19 tuổi, năm 1966.
Nữ dân quân Ngô Thị Tuyển, người con gái làng Nam Ngạn chỉ nặng 44 kg nhưng vác trên vai hai hòm đạn tổng trọng lượng 98 kg tiếp tế cho đồng đội đánh Mỹ, giữ cầu Hàm Rồng.
Bà Tuyển là nữ dân quân đầu tiên ở miền Bắc được phong Anh hùng lực lượng vũ trang khi mới 19 tuổi, năm 1966.
Dân quân xã Hoằng Anh luyện bắn máy bay Mỹ bằng các loại súng trường được trang bị.

Chusi - một trong số hàng chục phi công Mỹ bị bắt sống đang được hai nữ dân quân áp giải qua cầu Hàm Rồng.
Trung úy phi công Robecben, người lái chiếc F105 bị quân dân Hàm Rồng bắt sống mùa hè năm 1967, từng thú nhận khi được lệnh đi đánh cầu Hàm Rồng, "mọi người không ai vui vì đã thoát chết hoặc nhìn thấy đồng đội không về ăn cơm... Chúng tôi vào buồng lái trong tình trạng lo âu và cầu Chúa".
Tổng cộng trong hai ngày 3-4/4/1965, không quân Mỹ đã sử dụng hơn 450 lượt máy bay, ném xuống địa bàn Thanh Hóa gần 630 quả bom các loại. Riêng mặt trận Hàm Rồng bị bắn phá 80 lần, hứng chịu 350 quả bom và 149 quả rocket... Nhưng cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang vắt qua đôi bờ sông Mã.
Ngay trận đụng độ đầu tiên ở Hàm Rồng, quân đội Mỹ đã thất bại, bị quân dân Thanh Hóa bắn rơi 47 máy bay - kỷ lục trong một trận đánh mà sau này không ở đâu đạt được. Báo chí phương Tây khi đó phải thừa nhận, đây là "hai ngày đen tối" nhất của không lực Mỹ.
Chusi - một trong số hàng chục phi công Mỹ bị bắt sống đang được hai nữ dân quân áp giải qua cầu Hàm Rồng.
Trung úy phi công Robecben, người lái chiếc F105 bị quân dân Hàm Rồng bắt sống mùa hè năm 1967, từng thú nhận khi được lệnh đi đánh cầu Hàm Rồng, "mọi người không ai vui vì đã thoát chết hoặc nhìn thấy đồng đội không về ăn cơm... Chúng tôi vào buồng lái trong tình trạng lo âu và cầu Chúa".
Tổng cộng trong hai ngày 3-4/4/1965, không quân Mỹ đã sử dụng hơn 450 lượt máy bay, ném xuống địa bàn Thanh Hóa gần 630 quả bom các loại. Riêng mặt trận Hàm Rồng bị bắn phá 80 lần, hứng chịu 350 quả bom và 149 quả rocket... Nhưng cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang vắt qua đôi bờ sông Mã.
Ngay trận đụng độ đầu tiên ở Hàm Rồng, quân đội Mỹ đã thất bại, bị quân dân Thanh Hóa bắn rơi 47 máy bay - kỷ lục trong một trận đánh mà sau này không ở đâu đạt được. Báo chí phương Tây khi đó phải thừa nhận, đây là "hai ngày đen tối" nhất của không lực Mỹ.

Giành loạt thắng lợi vang dội, quân dân Hàm Rồng nhiều lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu bên trái) đến tận chiến hào thăm hỏi, động viên.
Tính tổng hơn 7 năm đánh Mỹ, quân và dân Hàm Rồng đã bắn rơi 117 máy bay Mỹ, bắt sống nhiều phi công.
Giành loạt thắng lợi vang dội, quân dân Hàm Rồng nhiều lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu bên trái) đến tận chiến hào thăm hỏi, động viên.
Tính tổng hơn 7 năm đánh Mỹ, quân và dân Hàm Rồng đã bắn rơi 117 máy bay Mỹ, bắt sống nhiều phi công.

Cầu Hàm Rồng đứng vững suốt hơn 7 năm mới bị đánh sập.
Ngày 6/10/1972, không quân Mỹ huy động hơn 30 chiếc máy bay A7 chở theo bom vô tuyến truyền hình (loại bom thông minh có thể tự tìm mục tiêu) tấn công Hàm Rồng. Một quả bom loại này đã rơi trúng đích, hất nhịp cầu phía nam Hàm Rồng về phía thượng nguồn.
Sau Hiệp định Paris, cuối năm 1973, cầu được khôi phục.
Cầu Hàm Rồng đứng vững suốt hơn 7 năm mới bị đánh sập.
Ngày 6/10/1972, không quân Mỹ huy động hơn 30 chiếc máy bay A7 chở theo bom vô tuyến truyền hình (loại bom thông minh có thể tự tìm mục tiêu) tấn công Hàm Rồng. Một quả bom loại này đã rơi trúng đích, hất nhịp cầu phía nam Hàm Rồng về phía thượng nguồn.
Sau Hiệp định Paris, cuối năm 1973, cầu được khôi phục.

Dấu tích trận địa pháo trên đồi C4 ngày nay. Video: Lê Hoàng